Người lưu giữ những khoảnh khắc vô giá Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10-1954
Đã lâu không gặp ông Phan Xuân Thuý, nguyên chủ Hiệu ảnh Quốc Tế ở 11 Hàng Khay, đi dọc các phố chung quanh hồ Hoàn Kiếm, chúng tôi thấy lo lo. Người già như ngọn đèn trước gió mà ! Không biết sức khoẻ của ông thế nào ?
Chúng tôi gọi điện thoại mấy lần không có người nhấc máy. Sau lần gọi thứ năm mới có người nhấc máy. Chúng tôi nhận ra ngay đó là giọng ông Thuý. Giọng ông nghe còn yếu lắm. Ông mời chúng tôi đến nhà chơi.
Nhà ông Phan Xuân Thuý ở trên tầng hai của Hiệu ảnh Quốc Tế. Các con ông ở bên cạnh và phần sân sau của toà nhà.
Chúng tôi biết ông Thuý từ năm 2004, khi ông cùng các nhà nhiếp ảnh lão thành, tổ chức Triển lãm ảnh Ngày giải phóng Thủ đô 10-1954 tại Nhà Thông tin của thành phố với sự bảo trợ của Hội Sử học Việt nam vào ngày 10-10- 2004.
Từ đó đến nay, chúng tôi thỉnh thoảng gặp ông đi bộ quanh hồ. Dáng ông gầy, lưng còng, nhưng đi nhanh nhẹn lắm. Có lần chúng tôi gặp ông đang đi dạo quanh hồ với người bạn Việt kiều ở Mỹ về.
Có lúc chúng tôi nhìn thấy ông chụp hộ ảnh cho mấy vị khách du lịch ở Thuỷ Toạ. Đôi khi chúng tôi gặp ông đang ngồi ăn bán cuốn ở phố Bảo Khách, ăn xôi ở cửa hàng của cô Thanh, trước cổng Chùa Bà Đá, hay uống nước chè chén ở ngã ba Quang Trung- Nhà Chung.
Buồng của ông ở trên tầng hai của Hiệu ảnh Quốc Tế. Vợ ông mất sớm, cho nên ông ở một mình trong buồng rộng chừng 20 m2.
-Sao dạo này chúng cháu không thấy ông đi bộ quanh hồ ?
-Tôi vừa qua trận ốm nặng, tưởng “đi ”. Nay sức khoẻ đã khá nhưng chưa đi bộ quanh hồ được.
Lần dở những bức ảnh cũ trong cuốn sổ ảnh, ông kể cho chúng tôi nghe cuộc đời làm ảnh của mình.
Trước năm 1945, bố của ông Phan Xuân Thuý là cụ Phan Xuân Trang mở của hàng nhiếp ảnh ở 18 phố Hàng Bài. Sau Ngày Toàn quốc khác chiến, gia đình ông đã chuyển lên Thái Nguyên, mở hiệu ảnh ở Đại Từ.
Ông Thuý cho chúng tôi xem những bức ảnh chụp cảnh luyện tập của bộ đội. Tuy không phải là quân nhân nhưng ông được mời đến chụp ảnh ở Trường sĩ quan Lục quân. Thủ trưởng đơn vị là những người thường đến nhà ông chụp ảnh vào năm 1945 ở 18 phố Hàng Bài.
Do ở Đại Từ không có điện, cho nên việc in ảnh không dùng máy phóng mà úp phim trực tiếp lên giấy và cho hiện nhanh bằng ánh sáng mặt trời. Thuốc hiện phim, hãm phim, ông nhờ người về Hà Nội mua rồi mang lên Thái Nguyên. Máy ông Thuý chụp hiệu ROLLEFLEX loại phim cỡ 6X6 cm.
Năm 1951, mẹ ông ốm nặng, vợ mới sinh con gái đầu lòng, cho nên ông phải đưa cả gia đình trở lại Hà Nội và mua số nhà ở 26 phố Bà Triệu để mở hiệu ảnh. Năm 1954, ông Thúy góp chung tiền với ông anh vợ mua số nhà số 11 Hàng Khay, mở hiệu ảnh Quốc tế.
Với giọng xúc động, ông vừa đưa chúng tôi xem bức ảnh chụp hiệu ảnh quốc tế trang hoàng lộng lẫy đêm 9-10-1954, vừa kể về những kỷ niệm không bao giơ quên ngày 10-10-1954. Từ sáng sớm ngày 10-10-1954, ông đã xách máy ảnh đi khắp các phố phường Hà Nội, nhất là khu vực chung quanh hồ Hoàn Kiếm để chụp ảnh đại quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô.
Kỷ niệm lớn nhất trong cuộc đời cầm máy của ông, đó là vào dịp tết âm lịch năm 1946, ông cùng cụ thân sinh được mời vào Phủ Chủ tịch ăn cơm với Bác Hồ. Không phải là một bữa tiệc sang trọng, mà là bữa tiệc giản đơn nhưng ấm cúng. Lần đầu ông được nhìn vị Chủ tịch nước nói chuyện thân mật với những người đến dự. Cơm được đặt trong rá. Khi Bác Hồ ngồi cạnh cụ thân sinh ra mình, ông đã kịp lưu lại khoảnh khắc đó trong chiếc máy ảnh.
Ngay sau những ngày hoà bình mới lập lại, ông đã nhờ người nhà ở bên Pháp mua giúp bộ máy ảnh, đồ nghề phòng chụp: phông, hệ thống đèn chiếu.... Nhờ vậy mà hiệu ảnh quốc tế của ông có máy ảnh hiện đại và có chất lượng ảnh tốt nhất thời bấy giờ.
Chúng tôi, thấy thật hạnh phúc khi được ngồi trên ban công tầng hai, trong tiết trời mùa thu mát mẻ, nghe ông chủ Hiệu ảnh Quốc tế, Phan Xuân Thuý, đã hơn 90 tuổi kể những câu chuyện Ngày giải phóng Thủ đô, 54 năm về trước, qua những bức ảnh vô giá./.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b121008x/ongthuy1.jpg
Chúng tôi gọi điện thoại mấy lần không có người nhấc máy. Sau lần gọi thứ năm mới có người nhấc máy. Chúng tôi nhận ra ngay đó là giọng ông Thuý. Giọng ông nghe còn yếu lắm. Ông mời chúng tôi đến nhà chơi.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b121008x/ongthuy2.jpg
Nhà ông Phan Xuân Thuý ở trên tầng hai của Hiệu ảnh Quốc Tế. Các con ông ở bên cạnh và phần sân sau của toà nhà.
Chúng tôi biết ông Thuý từ năm 2004, khi ông cùng các nhà nhiếp ảnh lão thành, tổ chức Triển lãm ảnh Ngày giải phóng Thủ đô 10-1954 tại Nhà Thông tin của thành phố với sự bảo trợ của Hội Sử học Việt nam vào ngày 10-10- 2004.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b121008x/ongthuy3.jpg
Từ đó đến nay, chúng tôi thỉnh thoảng gặp ông đi bộ quanh hồ. Dáng ông gầy, lưng còng, nhưng đi nhanh nhẹn lắm. Có lần chúng tôi gặp ông đang đi dạo quanh hồ với người bạn Việt kiều ở Mỹ về.
Có lúc chúng tôi nhìn thấy ông chụp hộ ảnh cho mấy vị khách du lịch ở Thuỷ Toạ. Đôi khi chúng tôi gặp ông đang ngồi ăn bán cuốn ở phố Bảo Khách, ăn xôi ở cửa hàng của cô Thanh, trước cổng Chùa Bà Đá, hay uống nước chè chén ở ngã ba Quang Trung- Nhà Chung.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b121008x/ongthuy4.jpg
Buồng của ông ở trên tầng hai của Hiệu ảnh Quốc Tế. Vợ ông mất sớm, cho nên ông ở một mình trong buồng rộng chừng 20 m2.
-Sao dạo này chúng cháu không thấy ông đi bộ quanh hồ ?
-Tôi vừa qua trận ốm nặng, tưởng “đi ”. Nay sức khoẻ đã khá nhưng chưa đi bộ quanh hồ được.
Lần dở những bức ảnh cũ trong cuốn sổ ảnh, ông kể cho chúng tôi nghe cuộc đời làm ảnh của mình.
Trước năm 1945, bố của ông Phan Xuân Thuý là cụ Phan Xuân Trang mở của hàng nhiếp ảnh ở 18 phố Hàng Bài. Sau Ngày Toàn quốc khác chiến, gia đình ông đã chuyển lên Thái Nguyên, mở hiệu ảnh ở Đại Từ.
Ông Thuý cho chúng tôi xem những bức ảnh chụp cảnh luyện tập của bộ đội. Tuy không phải là quân nhân nhưng ông được mời đến chụp ảnh ở Trường sĩ quan Lục quân. Thủ trưởng đơn vị là những người thường đến nhà ông chụp ảnh vào năm 1945 ở 18 phố Hàng Bài.
Do ở Đại Từ không có điện, cho nên việc in ảnh không dùng máy phóng mà úp phim trực tiếp lên giấy và cho hiện nhanh bằng ánh sáng mặt trời. Thuốc hiện phim, hãm phim, ông nhờ người về Hà Nội mua rồi mang lên Thái Nguyên. Máy ông Thuý chụp hiệu ROLLEFLEX loại phim cỡ 6X6 cm.
Năm 1951, mẹ ông ốm nặng, vợ mới sinh con gái đầu lòng, cho nên ông phải đưa cả gia đình trở lại Hà Nội và mua số nhà ở 26 phố Bà Triệu để mở hiệu ảnh. Năm 1954, ông Thúy góp chung tiền với ông anh vợ mua số nhà số 11 Hàng Khay, mở hiệu ảnh Quốc tế.
Với giọng xúc động, ông vừa đưa chúng tôi xem bức ảnh chụp hiệu ảnh quốc tế trang hoàng lộng lẫy đêm 9-10-1954, vừa kể về những kỷ niệm không bao giơ quên ngày 10-10-1954. Từ sáng sớm ngày 10-10-1954, ông đã xách máy ảnh đi khắp các phố phường Hà Nội, nhất là khu vực chung quanh hồ Hoàn Kiếm để chụp ảnh đại quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô.
Kỷ niệm lớn nhất trong cuộc đời cầm máy của ông, đó là vào dịp tết âm lịch năm 1946, ông cùng cụ thân sinh được mời vào Phủ Chủ tịch ăn cơm với Bác Hồ. Không phải là một bữa tiệc sang trọng, mà là bữa tiệc giản đơn nhưng ấm cúng. Lần đầu ông được nhìn vị Chủ tịch nước nói chuyện thân mật với những người đến dự. Cơm được đặt trong rá. Khi Bác Hồ ngồi cạnh cụ thân sinh ra mình, ông đã kịp lưu lại khoảnh khắc đó trong chiếc máy ảnh.
Ngay sau những ngày hoà bình mới lập lại, ông đã nhờ người nhà ở bên Pháp mua giúp bộ máy ảnh, đồ nghề phòng chụp: phông, hệ thống đèn chiếu.... Nhờ vậy mà hiệu ảnh quốc tế của ông có máy ảnh hiện đại và có chất lượng ảnh tốt nhất thời bấy giờ.
Chúng tôi, thấy thật hạnh phúc khi được ngồi trên ban công tầng hai, trong tiết trời mùa thu mát mẻ, nghe ông chủ Hiệu ảnh Quốc tế, Phan Xuân Thuý, đã hơn 90 tuổi kể những câu chuyện Ngày giải phóng Thủ đô, 54 năm về trước, qua những bức ảnh vô giá./.