Cầu Gỗ nằm ở vị trí nào ?
Như các bạn của “ hohoankiem.org ” đã biết, sở dĩ phố Cầu Gỗ có tên như vậy là do trước đây có một chiếc cầu gỗ bắc qua một con rạch. Con rạch này nối hồ Hoàn Kiếm với hồ Hàng Đào, hoặc hồ Thái Cực lại nối với các hồ khác thông ra hồ Trúc Bạch.
Theo ông Nguyễn Văn Uẩn: “ Phố Cầu Gỗ một đường phố có sẵn từ lâu, nối đoạn con đê cũ Hàng Đào với con đê đắp sau ở đoạn gọi là phố Bè Thượng (nay là phố Nguyễn Hữu Huân ), đường Cầu Gỗ theo dọc bờ bắc của hồ Gươm.
Cho mãi đến đầu thế kỷ 20, khoảng phía trong giữa Hàng Đào và Hàng Bè vẫn tồn tại một dải hồ lớn gọi là hồ Thái Cực, tên gọi thông thường là hồ Hàng Đào. Hai hồ Thái Cực và hồ Gươm thông với nhau có một con lạch nhỏ, đường phố này đi qua con lạch đó, trên có bắc một chiếc cầu gỗ, do đó mà có tên phố Cầu Gỗ. Chỗ con lạch này là cái ngách có tên phố Hoàn Kiếm” ( Nguyễn Văn Uẩn, Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, NXB Hà Nội, trang 476).
Trước năm 1884 Khi Thực dân pháp chưa mở đường chung quanh hồ thì các nhà có mặt chính quay ra phố Cầu Gỗ, phía sau là khu phụ chạy ra tận bờ hồ bây giờ. Khi có con đường, nhiều, hộ đã quay mặt nhà ra phía hồ.
Hiện tại không còn di tích nào để minh chứng vị trí cây cầu gỗ trước kia. Đứng từ phía bờ hồ đối diện với phố Hồ Hoàn Kiếm, chúng ta có thể nhìn thấy một miệng cống thoát nước từ hồ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Phải chăng đó là “ di tích” về một con rạch trước đó nối với hồ Gia Ngư, chảy qua phố Hồ Hoàn Kiếm ? Như vậy vị trí chiếc cầu gỗ là ở chỗ phố Hồ Hoàn Kiếm cắt phố Cầu Gỗ ?
Khi được tiếp cận với bản đồ cổ do Phạm Đình Bách, nhà hoạ đồ của Sở Địa lý vẽ năm 1873, tỷ lệ 1/25000, chúng tôi đã xác định rõ vị trí của cây cầu gỗ đó là đoạn giữa phố Cầu Gỗ ngày nay./.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b031208x/caugox1.jpg
Theo ông Nguyễn Văn Uẩn: “ Phố Cầu Gỗ một đường phố có sẵn từ lâu, nối đoạn con đê cũ Hàng Đào với con đê đắp sau ở đoạn gọi là phố Bè Thượng (nay là phố Nguyễn Hữu Huân ), đường Cầu Gỗ theo dọc bờ bắc của hồ Gươm.
Cho mãi đến đầu thế kỷ 20, khoảng phía trong giữa Hàng Đào và Hàng Bè vẫn tồn tại một dải hồ lớn gọi là hồ Thái Cực, tên gọi thông thường là hồ Hàng Đào. Hai hồ Thái Cực và hồ Gươm thông với nhau có một con lạch nhỏ, đường phố này đi qua con lạch đó, trên có bắc một chiếc cầu gỗ, do đó mà có tên phố Cầu Gỗ. Chỗ con lạch này là cái ngách có tên phố Hoàn Kiếm” ( Nguyễn Văn Uẩn, Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, NXB Hà Nội, trang 476).
Trước năm 1884 Khi Thực dân pháp chưa mở đường chung quanh hồ thì các nhà có mặt chính quay ra phố Cầu Gỗ, phía sau là khu phụ chạy ra tận bờ hồ bây giờ. Khi có con đường, nhiều, hộ đã quay mặt nhà ra phía hồ.
Hiện tại không còn di tích nào để minh chứng vị trí cây cầu gỗ trước kia. Đứng từ phía bờ hồ đối diện với phố Hồ Hoàn Kiếm, chúng ta có thể nhìn thấy một miệng cống thoát nước từ hồ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Phải chăng đó là “ di tích” về một con rạch trước đó nối với hồ Gia Ngư, chảy qua phố Hồ Hoàn Kiếm ? Như vậy vị trí chiếc cầu gỗ là ở chỗ phố Hồ Hoàn Kiếm cắt phố Cầu Gỗ ?
Khi được tiếp cận với bản đồ cổ do Phạm Đình Bách, nhà hoạ đồ của Sở Địa lý vẽ năm 1873, tỷ lệ 1/25000, chúng tôi đã xác định rõ vị trí của cây cầu gỗ đó là đoạn giữa phố Cầu Gỗ ngày nay./.