Lòng hồ sâu nhất phía đường Lê Thái Tổ
Ngày 18-11-2008, chúng tôi có dịp cùng với cán bộ của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đi lấy mẫu bùn tại hồ Hoàn Kiếm. Hoạt động nói trên nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức về khoa học và công nghệ.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b111208x/laymaubun1.jpg


Địa điểm nơi lấy mẫu bùn ở giữa hồ, cách tháp Rùa khoảng 50 mét. Nhóm lấy mẫu bùn gồm ba bạn trẻ, với các phương tiện: ống lưu bùn, thiết bị đo độ sâu, gầu lấy mẫu.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b111208x/laymaubun2.jpg


Qua thông số báo từ máy đo cho thấy mực nước hồ tại chỗ chúng tôi lấy mẫu bùn sâu nhất là 1,2 mét. Dưới đó là lớp bùn sâu khoảng một mét.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b111208x/laymaubun3.jpg


Qua ống lưu bùn bằng nhựa trong, chúng tôi dễ dàng nhận thấy lớp bùn phía trên có mầu đen, phía dưới cùng có mầu giống với đất phù xa sông hồng.

Do lớp bùn phía dưới cứng và có độ mút chặt, cho nên khi cắm ống xuống rất khó rút lên. Một ống bị tụt lại trong bùn. Chúng tôi nói đùa: thế hệ sau, khi khảo sát lòng hồ, thấy ồng nhựa, khéo lại nghĩ anh em mình yểm bùa gì đó.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b111208x/laymaubun4.jpg


Ngày đi lấy mẫu bùn, Hà Nội trở rét, gió mạnh, do vậy chúng tôi không có cơ hội nhìn thấy Cụ Rùa. Vì Cụ thường chỉ nổi vào những hôm trở trời và lặng gió.

Theo kết quả khảo sát độ sâu hồ bằng kỹ thuật Sonar của Công ty Địa chất thuỷ văn HGN- CHLB Đức, lòng hồ Hoàn Kiếm sâu nhất khoảng 1,46 mét. Khu vực lòng hồ sâu nhất là dọc theo đường Lê Thái Tổ, cách bờ khoảng 5 đến 10 mét. Lòng hồ phía đường Đinh Tiên Hoàng lòng hồ nông hơn chỉ khoảng 1 mét./.
Khach | Dang nhap