Bí mật tam giác với ba đỉnh Tháp Bút, Đài Nghiên, đình Trấn Ba
Nhiều chuyên gia cho rằng những câu đối, bài viết chữ hán khắc trên Tháp Bút và các công trình kiến trúc khu vực đền Ngọc Sơn của Nguyễn Văn Siêu và nhiều học giả khác, như một áng văn viết giữa trời cho thế hệ mai sau.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b141208x/bianxx1.jpg


Đã từ lâu chúng tôi muốn tìm hiểu tỷ lệ giữa ba cạnh của tam giác nối ba đỉnh : Tháp Bút, Đài Nghiên, đình Trấn Ba có hàm ý gì ?

Cơ may đã đến khi chúng tôi có được bản vẽ kiến trúc khu vực đền Ngọc Sơn. Bản vẽ này in tại Nhà in hải ngoại Pháp tại Sài Gòn rút từ tạp chí Dân Việt Nam số 2/1948, khổ 40cm X25 cm. Chúng tôi dùng bút nối ba điểm nói trên thành một tam giác. Ba cạnh của tam giác có tỷ lệ : 4,3 cm : 8,1 cm: 12 cm ( tất nhiên tổng hai cạnh một tam giác bao giờ cũng lớn hơn một cạnh) . Tỷ lệ này xấp sỉ với tỷ lệ : 4: 8: 12. Tức là: 1: 2: 3. Vậy tỷ lệ 1/2 ( khoảng cách từ Tháp Bút đến Đài Nghiên / khoảng cách từ Đài Nghiên đến Đình Trấn Ba. Tỷ lệ 1/3 ( khoảng cách từ Tháp Bút đến Đài Nghiên / khoảng cách từ Tháp bút đến Đình Trấn Ba). Tỷ lệ 2/3 ( khoảng cách từ Đài Nghiên đến Đình Trấn Ba/ khoảng cách từ Tháp Bút đến Đình Trấn Ba) cụ Nguyễn Văn Siêu muốn gửi gắm điều gì cho thế hệ sau qua các tỷ lệ nói trên ?


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b141208x/bianxx2.jpg


Nghiên cứu một số đình cổ còn lại ở nước ta nhất là đình Văn Xá ở Hà Nam chúng tôi thấy có một số thông tin sau.

Đình Văn Xá thuộc thôn Văn Xá, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, một ngôi đình có niên đại sớm nhất ở Hà Nam còn lại đến nay và cũng được xếp hạng sớm nhất từ năm 1962. Đình quay hướng chính Nam đúng trục của trời đất (Bắc - Nam, Đông - Tây), toạ lạc trên một khu đất cao ở giữa làng, không gian thoáng đãng.

Hãy hình dung mấy trăm năm trước đồng nước mênh mông thì đình Văn Xá lật ngược lại giống như một con thuyền to lớn vững chãi uy nghi và rất đẹp, bồng bềnh, vừa thách thức lại vừa bay bổng. Ngôi nhà có tỷ lệ vàng giữa chiều cao nhà và mái là 2/3, giữa chiều cao nhà với chân là 1/3, giữa chân và mái là 1/2. Tỷ lệ 2/3 là tỷ lệ của người Việt cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Hiện nay trên cả nước rất ít những ngôi đình cùng niên đại còn giữ được tỷ lệ này như đình Văn Xá.

Chúng tôi đưa ra giả thuyết ban đầu: Phải chăng cụ Nguyễn Siêu bố trí ba công trình kiến trúc nói trên cách nhau với tỷ lệ 1: 2: 3 muốn nói đền tỷ lệ ngôi đình truyền thống giữa chân, mái và chiều cao hay tỷ lệ của người Việt ở cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII ?

Còn các bạn. Các bạn cho chúng tôi biết giả thuyết của mình về tỷ lệ ba cạnh của tam giác với ba đỉnh: Tháp bút, Đài Nghiên, Đình Trấn Ba ?
Khach | Dang nhap