Giải pháp hữu hiệu chống "tiểu đường"
Đi trên các đường phố ở Hà Nội các bạn sẽ thấy một tình trạng kéo dài trong nhiều năm chưa giải quyết được đó là cảnh “ Tiểu đường”.
Trên phố Hoả Lò cạnh chỗ cột điện, nhiều người ngang nhiên, bậy ra đó mà không bị ai nhắc nhở. Vào thứ bảy, chủ nhật, Công ty Môi trường đô thị (URENCO) lại cho xe đến rửa. Việc ai người ấy làm, chẳng ai liên quan đến nhau ( ? ): người gây bẩn cứ gây, người dọn cứ dọn.
Thời trước ở Hà Nội cũng có tình trạng như vậy. Nhà văn Nguyên Công Hoan kể rằng: “Ở Hà Nội, các ngõ hẻm là những chỗ bẩn nhất. Ngõ Sầm Công, ngõ Hàng Hành, ngõ Phất Lộc v.v... khai thối những mùi nước cống và nước đái.
Ngõ Tô Tịch phía bên Hàng Gai rất hẹp. Đất thì nhầy nhụa những nước đái. Nước giải chảy ra cả hè phố, đi qua đấy, ghê cả chân. Nhà ông Ký Dương ở ngay cạnh ngõ, khổ vì phải ngửi nước đái. Ông này mới nghĩ ra một kế, làm không ai dám đái bậy ở đầu ngõ nữa. Ông ta đóng cái miếu thờ bằng cái chuồng chim treo ở đấy, ngày nào cũng thắp hương.
Chẳng cần phải yết thị “ cấm đái ”, chẳng cần phải đút tiền thuê người bắt đái. Đầu ngõ Tô Tịch trở lại sạch sẽ như đường phố “ (Nguyễn Công Hoan, Nhớ và Ghi, NXB Tác phẩm mới, 1978, trang 104).
Học tập kinh nghiệm của ông Ký Dương ở đầu thế kỷ trước, bà con ở phố Bảo Khánh cũng làm một cái bàn thờ, thắp hương, đèn dầu, đặt ngay tại chỗ mọi người hay đi bậy cạnh bốt điện. Cả tuần nay, chỗ này luôn sạch, không thấy người đến đây bậy nữa.
Mấy anh lái xe ôm ở gần đó nói với chúng tôi: Có lẽ các cấp quản lý ở quận, huyện nên nhân rộng mô hình này ở những nơi mọi người hay “ tiểu đường”./.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b211208x/tieuduong1.jpg
Trên phố Hoả Lò cạnh chỗ cột điện, nhiều người ngang nhiên, bậy ra đó mà không bị ai nhắc nhở. Vào thứ bảy, chủ nhật, Công ty Môi trường đô thị (URENCO) lại cho xe đến rửa. Việc ai người ấy làm, chẳng ai liên quan đến nhau ( ? ): người gây bẩn cứ gây, người dọn cứ dọn.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b211208x/tieuduong2.jpg
Thời trước ở Hà Nội cũng có tình trạng như vậy. Nhà văn Nguyên Công Hoan kể rằng: “Ở Hà Nội, các ngõ hẻm là những chỗ bẩn nhất. Ngõ Sầm Công, ngõ Hàng Hành, ngõ Phất Lộc v.v... khai thối những mùi nước cống và nước đái.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b211208x/tieuduong3.jpg
Ngõ Tô Tịch phía bên Hàng Gai rất hẹp. Đất thì nhầy nhụa những nước đái. Nước giải chảy ra cả hè phố, đi qua đấy, ghê cả chân. Nhà ông Ký Dương ở ngay cạnh ngõ, khổ vì phải ngửi nước đái. Ông này mới nghĩ ra một kế, làm không ai dám đái bậy ở đầu ngõ nữa. Ông ta đóng cái miếu thờ bằng cái chuồng chim treo ở đấy, ngày nào cũng thắp hương.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b211208x/tieuduong4.jpg
Chẳng cần phải yết thị “ cấm đái ”, chẳng cần phải đút tiền thuê người bắt đái. Đầu ngõ Tô Tịch trở lại sạch sẽ như đường phố “ (Nguyễn Công Hoan, Nhớ và Ghi, NXB Tác phẩm mới, 1978, trang 104).
Học tập kinh nghiệm của ông Ký Dương ở đầu thế kỷ trước, bà con ở phố Bảo Khánh cũng làm một cái bàn thờ, thắp hương, đèn dầu, đặt ngay tại chỗ mọi người hay đi bậy cạnh bốt điện. Cả tuần nay, chỗ này luôn sạch, không thấy người đến đây bậy nữa.
Mấy anh lái xe ôm ở gần đó nói với chúng tôi: Có lẽ các cấp quản lý ở quận, huyện nên nhân rộng mô hình này ở những nơi mọi người hay “ tiểu đường”./.