Nguồn năng lượng để cho nghệ thuật hát ca trù trường tồn
Phải khó khăn lắm tôi mới chen được vào sát sân khấu ca trù đặt trên vỉa hè ngã ba phố Đinh Tiên Hoàng vàTrần Nguyên Hãn. Đó là ngày 1-1-2012, một trong những ngày diễn ra Chương trình Hà Nội điểm hẹn phố và hoa.
Trước mỗi bài hát, Nghệ sĩ Bạch Vân, Chủ nhiệm CLB Ca trù Hà Nội kể lại cho mọi người nghe lịch sử từng bài và quá trình hình thành và phát triển ca trù.
Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, với những đặc trưng về loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hoà cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu… ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại.
Ngày 1-10-2009, nghệ thuật Ca trù đã trở thành di sản văn hóa thứ tư trong tổng số 10 di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận. Ca trù được xếp vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Theo nghệ sỹ Bạch Vân hát ca trù (hay hát “ả đào”, hát “cô đầu”) là bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở khu vực này từ thế kỷ 15.
Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phách và trống chầu. Về mặt văn học, ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói.
Đứng cạnh sân khấu ngoài trời, tôi đã tận mắt nhìn thấy các nghệ sĩ tài ba hát ca trù. Có lẽ nghệ sỹ Bạch Vân là nhiều tuổi nhất, các “ ả đào “ khác còn trẻ lắm, mới đôi mươi. Người được chú ý nhiều nhất đó là cụ Vũ Văn Hồng nghệ nhân đàn đáy. Cụ mặc áo đỏ đội khăn xếp đỏ. Cụ năm nay tròn 93 tuổi. Bên cạnh là cụ Nguyễn Văn Chi , 82 tuổi, người đánh trống chầu.
Đi ra phía sau sân khấu, tôi có dịp nhìn rõ hơn khán giả. Có rất nhiều cô bác lớn tuổi không ngại trời rét buốt, đứng hàng giờ để nghe hát ca trù. Có cả những vị khách du lịch nước ngoài, chẳng hiểu nghĩa của lời hát, nhưng đã bị giai điệu của lời ca, tiếng trống, tiếng phách, đàn đáy mê hoặc mà không muốn về. Điều ấn tượng nhất là có nhều em nhỏ hiếu động là vậy nhưng cũng đứng im nghe hát ca trù.
Đó là nguồn năng lượng để cho nghệ thuật hát ca trù trường tồn !
Hà Hồng
Xem Video:
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=432
Trước mỗi bài hát, Nghệ sĩ Bạch Vân, Chủ nhiệm CLB Ca trù Hà Nội kể lại cho mọi người nghe lịch sử từng bài và quá trình hình thành và phát triển ca trù.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=433
Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, với những đặc trưng về loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hoà cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu… ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại.
Ngày 1-10-2009, nghệ thuật Ca trù đã trở thành di sản văn hóa thứ tư trong tổng số 10 di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận. Ca trù được xếp vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=434
Theo nghệ sỹ Bạch Vân hát ca trù (hay hát “ả đào”, hát “cô đầu”) là bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở khu vực này từ thế kỷ 15.
Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phách và trống chầu. Về mặt văn học, ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=435
Đứng cạnh sân khấu ngoài trời, tôi đã tận mắt nhìn thấy các nghệ sĩ tài ba hát ca trù. Có lẽ nghệ sỹ Bạch Vân là nhiều tuổi nhất, các “ ả đào “ khác còn trẻ lắm, mới đôi mươi. Người được chú ý nhiều nhất đó là cụ Vũ Văn Hồng nghệ nhân đàn đáy. Cụ mặc áo đỏ đội khăn xếp đỏ. Cụ năm nay tròn 93 tuổi. Bên cạnh là cụ Nguyễn Văn Chi , 82 tuổi, người đánh trống chầu.
Đi ra phía sau sân khấu, tôi có dịp nhìn rõ hơn khán giả. Có rất nhiều cô bác lớn tuổi không ngại trời rét buốt, đứng hàng giờ để nghe hát ca trù. Có cả những vị khách du lịch nước ngoài, chẳng hiểu nghĩa của lời hát, nhưng đã bị giai điệu của lời ca, tiếng trống, tiếng phách, đàn đáy mê hoặc mà không muốn về. Điều ấn tượng nhất là có nhều em nhỏ hiếu động là vậy nhưng cũng đứng im nghe hát ca trù.
Đó là nguồn năng lượng để cho nghệ thuật hát ca trù trường tồn !
Hà Hồng
Xem Video:
Ca Trù bên hồ Hoàn Kiếm trong lễ hội hoa 2012