Tắt điện Giờ Trái đất nhớ thời bao cấp
Vào lúc 20 giờ 30 phút, ngày 31-3-2012, toàn thành phố Hà Nội và nhiều thành phố khác trong cả nước đều tắt điện để hưởng ứng Giờ Trái đất. Tâm điểm của hoạt động này là tại Quảng trường Cách mạng Tháng tám, trước cửa Nhà Hát lớn Hà Nội.
Tại đây chúng tôi thấy có hàng nghìn bạn trẻ mặc áo phông cổ vũ cho Giờ Trái đất. Mỗi bạn cầm trên tay ngọn nến hoặc vật phát sáng với nhiều mầu sắc khác nhau. Có nhiều em nhỏ cũng đến đây hưởng ứng hoạt động có ý nghĩa nói trên. Trước đó khoảng năm giờ, hàng trăm bạn trẻ đã đi xe đạp chung quanh hồ Hoàn Kiếm, và trên các phố của thủ đô để cổ động mọi người cùng hưởng ứng Giờ Trái đất.
Chung quanh hồ Hoàn Kiếm đèn đã được tắt trong khoảng một giờ. Các nhà hàng, cửa hàng chung quanh hồ, các phố đều tắt đèn. Thay vào đó nhiều nhà hàng đã dùng nến đặt trên bàn, dọc lối đi. Cảnh tượng đó làm chúng tôi nhớ đến thời bao cấp.
Hưởng ứng Giờ Trái đất, chúng ta tắt bớt các ngọn đèn, thiết bị điện không cần thiết để tiết kiệm điện, chứ không phải thiếu điện. Thời bao cấp, vào mùa khô hạn, trong mỗi nhà đều tối om om không phải là tắt đèn mà không có điện để bật.
Ngày đó điện vừa thiếu vừa yếu. Nhà nào có sút-vôn-tơ khỏe thì hút hết điện của nhà khác. Dẫn đến tình trạng có nhà đèn sáng chưng, có nhà đèn điện đỏ quành quạch, lờ mờ.
Kể cũng lạ, học sinh học trong điều kiện thiếu ánh sáng, nhưng ít người bị cận thị như bây giờ. Ngày đó, học sinh cuối cấp vào mùa thi thường rủ nhau ra ngoài đường, ngồi dưới cột đèn công cộng để học suốt đêm, vừa có ánh sáng, vừa tĩnh mịch lại không ảnh hưởng tới giấc ngủ của mọi người trong gia đình.
Đi qua phố Hàng Ngang, Hàng Đào, nhìn thấy nhiều nhà tắt đèn chúng tôi lại nhớ đến câu chuyện mà GS Hà Minh Đức kể về thời kỳ Hà Nội thiếu điện khi ông và gia đình sống ở số nhà 31 Hàng Ngang.
GS Hà Minh Đức và GS Bùi Văn Nguyên ở cùng với nhau trên tầng ba. Bạn bè đến chơi phải đi qua những đoạn quanh co tối tăm. Để làm việc có hiệu quả, hai giáo sư đã nghĩ ra cách là ngủ thật sớm để nửa đêm thức dậy làm việc. Lúc đó vừa yên tĩnh, đèn điện lại sáng hơn do ít người sử dụng.
Trong một lần, GS Hà Minh Đức gặp một người học trò làm ở nhà máy điện. Biết tình cảnh của thầy làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, trò mách nước cho thầy là hai giáo sư Trường đại học Sư phạm cùng làm đơn xin mắc điện riêng. Kéo dây từ nguồn điện ưu tiên đến nhà hai thầy thì không những tốn kém mà phải xin phép nhiều cấp. May quá giữa phố Hàng Ngang lại có xưởng làm bánh kẹo, thường xuyên có điện ưu tiên. Lãnh đạo đơn vị này đồng ý cấp điện cho hai giáo sư làm việc. Mỗi giáo sư được mắc một ngọn đèn công suất 60 W. Nhờ thế mà không phải ngủ sớm dậy khuya để làm việc như trước.
Niềm vui đến chưa được bao lâu hai giáo sư lại gặp phiền toái. Chuyện là thế này, vào giờ sinh hoạt cao điểm, điện nhà nào nhà ấy đều yếu, bóng điện sáng tù mù, riêng có hai nhà của hai giáo sư bóng điện lại sáng choang, kể cả khi cả khu phố mất điện. Vì thế hai giáo sư liện tục phải tiếp, phải giải trình nhiều đoàn thanh tra với cùng một câu hỏi : “ Câu điện ở đâu ? “. Sau khi trình các loại giấy tờ có dấu xác nhận, các đoàn thanh tra thưa vắng dần và không thấy đến hỏi nữa.
Chuyện cũ ôn lại, chúng tôi mới thấy sung sướng khi được dùng điện cho sinh hoạt như hiện nay. Thử hỏi một ngày nếu mất điện như thời bao cấp thì một núi công việc sẽ dồn ứ như thế nào. Chúng tôi và các bạn cùng tắt đi những ngọn đèn, thiết bị điện, khi không sử dụng để cho nhiều người khác có điện dùng trong học tập và sinh hoạt nhất là ở những vùng sâu vùng xa, không chỉ trong một tiếng để hưởng ứng Giờ Trái đất mà hãy là nhiều giờ trong năm.
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=489
Tại đây chúng tôi thấy có hàng nghìn bạn trẻ mặc áo phông cổ vũ cho Giờ Trái đất. Mỗi bạn cầm trên tay ngọn nến hoặc vật phát sáng với nhiều mầu sắc khác nhau. Có nhiều em nhỏ cũng đến đây hưởng ứng hoạt động có ý nghĩa nói trên. Trước đó khoảng năm giờ, hàng trăm bạn trẻ đã đi xe đạp chung quanh hồ Hoàn Kiếm, và trên các phố của thủ đô để cổ động mọi người cùng hưởng ứng Giờ Trái đất.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=490
Chung quanh hồ Hoàn Kiếm đèn đã được tắt trong khoảng một giờ. Các nhà hàng, cửa hàng chung quanh hồ, các phố đều tắt đèn. Thay vào đó nhiều nhà hàng đã dùng nến đặt trên bàn, dọc lối đi. Cảnh tượng đó làm chúng tôi nhớ đến thời bao cấp.
Hưởng ứng Giờ Trái đất, chúng ta tắt bớt các ngọn đèn, thiết bị điện không cần thiết để tiết kiệm điện, chứ không phải thiếu điện. Thời bao cấp, vào mùa khô hạn, trong mỗi nhà đều tối om om không phải là tắt đèn mà không có điện để bật.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=491
Ngày đó điện vừa thiếu vừa yếu. Nhà nào có sút-vôn-tơ khỏe thì hút hết điện của nhà khác. Dẫn đến tình trạng có nhà đèn sáng chưng, có nhà đèn điện đỏ quành quạch, lờ mờ.
Kể cũng lạ, học sinh học trong điều kiện thiếu ánh sáng, nhưng ít người bị cận thị như bây giờ. Ngày đó, học sinh cuối cấp vào mùa thi thường rủ nhau ra ngoài đường, ngồi dưới cột đèn công cộng để học suốt đêm, vừa có ánh sáng, vừa tĩnh mịch lại không ảnh hưởng tới giấc ngủ của mọi người trong gia đình.
Đi qua phố Hàng Ngang, Hàng Đào, nhìn thấy nhiều nhà tắt đèn chúng tôi lại nhớ đến câu chuyện mà GS Hà Minh Đức kể về thời kỳ Hà Nội thiếu điện khi ông và gia đình sống ở số nhà 31 Hàng Ngang.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=492
GS Hà Minh Đức và GS Bùi Văn Nguyên ở cùng với nhau trên tầng ba. Bạn bè đến chơi phải đi qua những đoạn quanh co tối tăm. Để làm việc có hiệu quả, hai giáo sư đã nghĩ ra cách là ngủ thật sớm để nửa đêm thức dậy làm việc. Lúc đó vừa yên tĩnh, đèn điện lại sáng hơn do ít người sử dụng.
Trong một lần, GS Hà Minh Đức gặp một người học trò làm ở nhà máy điện. Biết tình cảnh của thầy làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, trò mách nước cho thầy là hai giáo sư Trường đại học Sư phạm cùng làm đơn xin mắc điện riêng. Kéo dây từ nguồn điện ưu tiên đến nhà hai thầy thì không những tốn kém mà phải xin phép nhiều cấp. May quá giữa phố Hàng Ngang lại có xưởng làm bánh kẹo, thường xuyên có điện ưu tiên. Lãnh đạo đơn vị này đồng ý cấp điện cho hai giáo sư làm việc. Mỗi giáo sư được mắc một ngọn đèn công suất 60 W. Nhờ thế mà không phải ngủ sớm dậy khuya để làm việc như trước.
Niềm vui đến chưa được bao lâu hai giáo sư lại gặp phiền toái. Chuyện là thế này, vào giờ sinh hoạt cao điểm, điện nhà nào nhà ấy đều yếu, bóng điện sáng tù mù, riêng có hai nhà của hai giáo sư bóng điện lại sáng choang, kể cả khi cả khu phố mất điện. Vì thế hai giáo sư liện tục phải tiếp, phải giải trình nhiều đoàn thanh tra với cùng một câu hỏi : “ Câu điện ở đâu ? “. Sau khi trình các loại giấy tờ có dấu xác nhận, các đoàn thanh tra thưa vắng dần và không thấy đến hỏi nữa.
Chuyện cũ ôn lại, chúng tôi mới thấy sung sướng khi được dùng điện cho sinh hoạt như hiện nay. Thử hỏi một ngày nếu mất điện như thời bao cấp thì một núi công việc sẽ dồn ứ như thế nào. Chúng tôi và các bạn cùng tắt đi những ngọn đèn, thiết bị điện, khi không sử dụng để cho nhiều người khác có điện dùng trong học tập và sinh hoạt nhất là ở những vùng sâu vùng xa, không chỉ trong một tiếng để hưởng ứng Giờ Trái đất mà hãy là nhiều giờ trong năm.
Hà Hồng