Chợ Đồng Xuân - in dấu lịch sử
Nằm trong khu phố cổ Hà Nội, có lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của đất Thăng Long xưa, chợ Đồng Xuân không chỉ đơn thuần là điểm giao thương, mà còn có giá trị văn hóa, tinh thần, phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa và nay...
Nói lịch sử của chợ Đồng Xuân, ông Đỗ Xuân Thuỷ - Tổng Giám đốc Cty cổ phần Đồng Xuân - cho biết: Chợ này hình thành năm 1889 do người Pháp lập nên sau khi bồi lấp dòng chảy của sông Tô Lịch và sông Hồng. Nằm trong tổng Đồng Xuân nên chợ có tên là Đồng Xuân. Một bên chợ là chùa Huyền Thuyên (phố Hàng Khoai) và một bên là đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm). Người dân trước đây tụ họp hai bên sông, trên bến dưới thuyền, hoạt động, buôn bán bằng đường thuỷ là chính.
Theo dòng chảy của thời gian, sông Tô Lịch được phù sa bồi đắp, hình thành một bãi bồi và người Pháp dồn dân về buôn bán tại đây, thế là nơi đây trở thành chợ. Từ khi mới hình thành, chợ Đồng Xuân hoạt động giao thương rất thuận lợi, đặc biệt khi người Pháp xây dựng cầu Long Biên thì buôn bán của các thương nhân ngày càng phát triển do vị trí đắc địa về cả đường bộ, đường thuỷ và đường sắt.
Chợ Đồng Xuân những năm đầu được xây dựng trên diện tích khoảng 20.000m2, có mái tôn với 5 cầu chợ để người bán, người mua không phải chịu mưa, nắng. Tên gọi chợ Đồng Xuân - Bắc Qua có nguồn gốc bắt nguồn từ một đường ngang chạy giữa chợ cùng một cái cống xả nước rất to. Khu vực Bắc Qua là điểm trao đổi mua bán sản vật tự sản, tự tiêu (cây con, vật nuôi) để người dân vùng ven Hà Nội, khu vực Đồng Xuân bán đồ ăn thức uống. Cả hai khu vực tạo thành chợ Đồng Xuân - Bắc Qua nổi tiếng là nhiều hàng hoá, mùa nào sản vật ấy. Chợ Đồng Xuân - Bắc Qua dần trở thành điểm thăm thú của người dân Hà thành và người khác đến Hà Nội. Để nói về các sản vật vùng miền đều tập trung về chợ Đồng Xuân, sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX có viết: “Hà Nội nằm giữa Đồng bằng Bắc Bộ mà còn có cả tôm he, cá thu miền biển, rươi tỉnh Đông, có măng, nấm, thịt hươu nai miền núi; Hà Nội có xoài, măng cụt Nam Bộ; chè, càphê Tây Nguyên...”.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu I và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Các trận chiến giữa Vệ quốc quân chống lại lính lê dương của Pháp cũng đã diễn ra ở đây. 60 ngày đêm khói lửa, từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947, nhân dân khu vực Đồng Xuân đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Sự kiện sáng ngày 18.12.1946 đã đi vào lịch sử. Lính Pháp tấn công trụ sở tự vệ Hàng Lược. Ngay sau đó, chợ Đồng Xuân lập tức đóng cửa, một chiến luỹ bằng bàn ghế, sạp gỗ được lập để cản đường xe địch. Hình tượng bức phù điêu Hà Nội mùa đông năm 1946 ngay cạnh cổng chợ Đồng Xuân nhằm tưởng nhớ những người đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ thủ đô đã được dựng lên năm 2005 - dịp Hà Nội kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội.
Định hướng phát triển chợ Đồng Xuân, ông Đỗ Xuân Thuỷ khẳng định: “Cty sẽ tiếp tục xây dựng chợ Đồng Xuân thành chợ truyền thống mang đậm nét chợ Việt Nam, tiếp tục khôi phục lại những giá trị văn hoá truyền thống, lịch sử”. Trong quá trình phát triển của mình, năm 2003, chợ đêm Đồng Xuân đã ra đời với mục đích đa dạng hoá loại hình kinh doanh tại chợ, đồng thời phục vụ khách du lịch tham quan, mua sắm. Nối kết tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân tạo thành chuỗi chợ đêm kéo dài từ Bờ Hồ đến chợ Đồng Xuân. Không chỉ có hoạt động mua bán, hoạt động văn hoá đã được khôi phục như hát xẩm, hát chèo, quan họ Bắc Ninh...
Tháng 7.2010, xuất phát từ chợ Đồng Xuân, xe du lịch thân thiện môi trường đã chính thức được khai trương. Loại hình du lịch này đã nhận được sự hưởng ứng của khách du lịch các tỉnh và nhân dân thủ đô. Ông Thuỷ còn cho biết sẽ dự kiến mỗi năm tổ chức phiên chợ Đồng Xuân một lần vào mùa thu. Phiên chợ đó người bán hàng trong chợ sẽ mặc áo dài, ứng xử thanh lịch.
Xuân Long
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=514
Chợ Đồng Xuân cổ với 5 cầu chợ đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệu
Nói lịch sử của chợ Đồng Xuân, ông Đỗ Xuân Thuỷ - Tổng Giám đốc Cty cổ phần Đồng Xuân - cho biết: Chợ này hình thành năm 1889 do người Pháp lập nên sau khi bồi lấp dòng chảy của sông Tô Lịch và sông Hồng. Nằm trong tổng Đồng Xuân nên chợ có tên là Đồng Xuân. Một bên chợ là chùa Huyền Thuyên (phố Hàng Khoai) và một bên là đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm). Người dân trước đây tụ họp hai bên sông, trên bến dưới thuyền, hoạt động, buôn bán bằng đường thuỷ là chính.
Theo dòng chảy của thời gian, sông Tô Lịch được phù sa bồi đắp, hình thành một bãi bồi và người Pháp dồn dân về buôn bán tại đây, thế là nơi đây trở thành chợ. Từ khi mới hình thành, chợ Đồng Xuân hoạt động giao thương rất thuận lợi, đặc biệt khi người Pháp xây dựng cầu Long Biên thì buôn bán của các thương nhân ngày càng phát triển do vị trí đắc địa về cả đường bộ, đường thuỷ và đường sắt.
Chợ Đồng Xuân những năm đầu được xây dựng trên diện tích khoảng 20.000m2, có mái tôn với 5 cầu chợ để người bán, người mua không phải chịu mưa, nắng. Tên gọi chợ Đồng Xuân - Bắc Qua có nguồn gốc bắt nguồn từ một đường ngang chạy giữa chợ cùng một cái cống xả nước rất to. Khu vực Bắc Qua là điểm trao đổi mua bán sản vật tự sản, tự tiêu (cây con, vật nuôi) để người dân vùng ven Hà Nội, khu vực Đồng Xuân bán đồ ăn thức uống. Cả hai khu vực tạo thành chợ Đồng Xuân - Bắc Qua nổi tiếng là nhiều hàng hoá, mùa nào sản vật ấy. Chợ Đồng Xuân - Bắc Qua dần trở thành điểm thăm thú của người dân Hà thành và người khác đến Hà Nội. Để nói về các sản vật vùng miền đều tập trung về chợ Đồng Xuân, sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX có viết: “Hà Nội nằm giữa Đồng bằng Bắc Bộ mà còn có cả tôm he, cá thu miền biển, rươi tỉnh Đông, có măng, nấm, thịt hươu nai miền núi; Hà Nội có xoài, măng cụt Nam Bộ; chè, càphê Tây Nguyên...”.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu I và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Các trận chiến giữa Vệ quốc quân chống lại lính lê dương của Pháp cũng đã diễn ra ở đây. 60 ngày đêm khói lửa, từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947, nhân dân khu vực Đồng Xuân đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Sự kiện sáng ngày 18.12.1946 đã đi vào lịch sử. Lính Pháp tấn công trụ sở tự vệ Hàng Lược. Ngay sau đó, chợ Đồng Xuân lập tức đóng cửa, một chiến luỹ bằng bàn ghế, sạp gỗ được lập để cản đường xe địch. Hình tượng bức phù điêu Hà Nội mùa đông năm 1946 ngay cạnh cổng chợ Đồng Xuân nhằm tưởng nhớ những người đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ thủ đô đã được dựng lên năm 2005 - dịp Hà Nội kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội.
Định hướng phát triển chợ Đồng Xuân, ông Đỗ Xuân Thuỷ khẳng định: “Cty sẽ tiếp tục xây dựng chợ Đồng Xuân thành chợ truyền thống mang đậm nét chợ Việt Nam, tiếp tục khôi phục lại những giá trị văn hoá truyền thống, lịch sử”. Trong quá trình phát triển của mình, năm 2003, chợ đêm Đồng Xuân đã ra đời với mục đích đa dạng hoá loại hình kinh doanh tại chợ, đồng thời phục vụ khách du lịch tham quan, mua sắm. Nối kết tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân tạo thành chuỗi chợ đêm kéo dài từ Bờ Hồ đến chợ Đồng Xuân. Không chỉ có hoạt động mua bán, hoạt động văn hoá đã được khôi phục như hát xẩm, hát chèo, quan họ Bắc Ninh...
Tháng 7.2010, xuất phát từ chợ Đồng Xuân, xe du lịch thân thiện môi trường đã chính thức được khai trương. Loại hình du lịch này đã nhận được sự hưởng ứng của khách du lịch các tỉnh và nhân dân thủ đô. Ông Thuỷ còn cho biết sẽ dự kiến mỗi năm tổ chức phiên chợ Đồng Xuân một lần vào mùa thu. Phiên chợ đó người bán hàng trong chợ sẽ mặc áo dài, ứng xử thanh lịch.
Xuân Long