Chân dung nhà báo "cứu sống" hồ Gươm
(VietQ.vn) - 25 năm lăn lộn cùng nghề báo, gặp nhiều chuyện buồn, vui, tuy nhiên hình ảnh chiếc cọc cuối cùng dùng để quây bạt, khoanh vùng nạo vét hồ đã được rút lên khỏi hồ Hoàn Kiếm(còn gọi là hồ Gươm) ắt hẳn là một dấu mốc khó quên của nhà báo Hà Hồng (báo Nhân Dân).
Khi hồ Gươm có nguy cơ bị “bức tử”
Năm 2011, như nhiều phóng viên khác, nhà báo Hà Hồng tham gia đưa tin bài, ảnh về diễn biến quá trình chữa vết thương cho Rùa hồ Hoàn Kiếm trong 100 ngày, trên nhiều cơ quan truyền thông đại chúng. Trên trang thông tin điện tử của nhà báo Hà Hồng ( hohoankiem.org) đã đăng hàng chục tin, bài, ảnh về lĩnh vực nói trên.
Nhà báo Hà Hồng. Ảnh: Thế Thảo Tuấn |
Vào thời điểm cuối tháng 4/2011, vết thương viêm loét ngoài da mãn tính của Rùa đã được chữa khỏi cơ bản. Vấn đề đặt ra là phải khẩn trương làm sạch nước hồ, để “linh vật” này được trở về môi trường sạch, tránh bệnh tái phát.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp để cải tạo môi trường hồ. Giải pháp trước mắt là dọn dẹp các tấm bê- tông, gạch trong lòng hồ; đưa nước thường xuyên để “pha loãng” ô nhiễm nước hồ; bổ cập cá vừa tạo nguồn thức ăn cho Rùa, vừa làm sạch hồ.
Giải pháp cơ bản lâu dài là hút bùn hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ của CHLB Đức đã thử nghiệm thành công ở hồ năm 2009. Nhưng không hiểu sao, UBND TP Hà Nội lại chọn cách dùng gầu máy xúc bùn để làm sạch lòng hồ?
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp để cải tạo môi trường hồ. Giải pháp trước mắt là dọn dẹp các tấm bê- tông, gạch trong lòng hồ; đưa nước thường xuyên để “pha loãng” ô nhiễm nước hồ; bổ cập cá vừa tạo nguồn thức ăn cho Rùa, vừa làm sạch hồ.
Giải pháp cơ bản lâu dài là hút bùn hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ của CHLB Đức đã thử nghiệm thành công ở hồ năm 2009. Nhưng không hiểu sao, UBND TP Hà Nội lại chọn cách dùng gầu máy xúc bùn để làm sạch lòng hồ?
Theo các nhà khoa học, nạo vét bùn bằng gầu máy hay biện pháp thủ công khác sẽ hủy hoại hệ sinh thái bùn hồ Hoàn Kiếm, dẫn đến nguy cơ làm mất màu xanh đặc thủ của hồ Lục Thủy ( tên gọi trước đây của hồ Hoàn Kiếm ) và nước sẽ có mùi thối.
“Bác ơi họ làm thế đúng hay sai?” – Hà Hồng hỏi một chuyên gia về rùa và môi trường. “Họ làm sai rồi. Nhưng thôi, cứ để cho họ làm” – nhà khoa học này đáp lại trong sự ngỡ ngàng của nhà báo đã dành 25 năm viết về khoa học.
Hà Hồng gọi điện cho một nhà khoa học khác đã từng nghiên cứu về hồ. Nhà khoa học này cũng khẳng định việc làm nói trên của UBND TP Hà Nội là sai, nhưng đề nghị : “Đừng ghi tên anh, vì anh còn nhiều mối quan hệ với thành phố”(?) .
Còn một lãnh đạo UBND TP Hà Nội lại nói với nhà báo Hà Hồng: “Tôi khẳng định việc nạo vét bùn bằng gầu máy như vậy là đúng!”.
Hà Hồng gọi điện cho một nhà khoa học khác đã từng nghiên cứu về hồ. Nhà khoa học này cũng khẳng định việc làm nói trên của UBND TP Hà Nội là sai, nhưng đề nghị : “Đừng ghi tên anh, vì anh còn nhiều mối quan hệ với thành phố”(?) .
Còn một lãnh đạo UBND TP Hà Nội lại nói với nhà báo Hà Hồng: “Tôi khẳng định việc nạo vét bùn bằng gầu máy như vậy là đúng!”.
“Chiến đấu” vì tình yêu Hà Nội
Đứng trước câu trả lời của lãnh đạo TP và hai nhà khoa học, Hà Hồng đưa ra hai phương án. Thứ nhất: cứ để họ hủy hoại môi trường hồ Hoàn Kiếm sau đó viết bài phê bình. Thứ hai “chiến đấu” đến cùng để bảo vệ “trái tim Hà Nội”.
Và cuối cùng, với tình yêu Hà Nội, trách nhiệm với nghề đã khiến Hà Hồng chọn con đường “chiến đấu”.
Thế là anh hằng ngày đi chung quanh hồ để chụp ảnh, quay video clip cảnh dùng gầu máy nạo vét bùn và thu thập tài liệu, điều tra. Bài báo “Cần thận trọng khi dùng gầu máy để múc bùn hồ Hoàn Kiếm” đăng trên Báo Nhân Dân, ngày 24/3/2011 đã phân tích những tác hại về môi trường khi dùng phương án nạo vét bùn bằng gầu máy.
Và cuối cùng, với tình yêu Hà Nội, trách nhiệm với nghề đã khiến Hà Hồng chọn con đường “chiến đấu”.
Thế là anh hằng ngày đi chung quanh hồ để chụp ảnh, quay video clip cảnh dùng gầu máy nạo vét bùn và thu thập tài liệu, điều tra. Bài báo “Cần thận trọng khi dùng gầu máy để múc bùn hồ Hoàn Kiếm” đăng trên Báo Nhân Dân, ngày 24/3/2011 đã phân tích những tác hại về môi trường khi dùng phương án nạo vét bùn bằng gầu máy.
Làm báo để làm giàu là sai lầm Nhà báo Hà Hồng là kỹ sư xây dựng, tốt nghiệp ĐH Xây dựng Hà Nội. Nhưng đam mê nghề báo đã khiến anh "rẽ ngang". Anh tâm niệm: làm báo để làm giàu là sai lầm. Nhưng nếu làm báo say mê, tận tụy, người làm báo sẽ giàu tình cảm, giàu bạn bè, giàu tri thức… |
Sau khi bài viết này được đăng, Hà Hồng đã được sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà báo chuyên viết lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đó là Thanh Trầm báo điện tử Dân Trí, Mỹ Hằng báo Tiền Phong, Đăng Bền VTV2.
Các đồng nghiệp nói trên đã có những bài viết liên quan việc làm sai trái dùng gầu máy để nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm. Dư luận đã đồng tình với cách lập luận, dẫn chứng mà các báo đưa ra.
“Ngày 29/4/2011, chiếc cọc cuối cùng dùng để quây bạt, khoanh vùng nạo vét hồ đã được rút lên”. Chấm dứt việc làm thô bạo với môi trường hồ Hoàn Kiếm – Hà Hồng nhớ lại thời khắc vui sướng ấy.
Các đồng nghiệp nói trên đã có những bài viết liên quan việc làm sai trái dùng gầu máy để nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm. Dư luận đã đồng tình với cách lập luận, dẫn chứng mà các báo đưa ra.
“Ngày 29/4/2011, chiếc cọc cuối cùng dùng để quây bạt, khoanh vùng nạo vét hồ đã được rút lên”. Chấm dứt việc làm thô bạo với môi trường hồ Hoàn Kiếm – Hà Hồng nhớ lại thời khắc vui sướng ấy.
Niềm vui thêm nhân đôi khi mà ngày 5/6/2011, nhà báo Hà Hồng vinh dự được nhận Giải thưởng môi trường Việt Nam năm 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng.
Không sợ khó, khô, khổ
"Viết lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường thường thấy: Khó - Khô - Khổ" - Nhà báo Hà Hồng đúc rút như vậy về nghề của mình.
Vì công việc này phải tiếp xúc với nhiều ngành khoa học, tiếp cận những tri thức mới, học thuật khó và phải tìm cách diễn đạt những khái niệm phức tạp thành điều dễ hiểu, gần gũi với người đọc...“Nhưng khi anh có lòng nhiệt tình, niềm đam mê với công việc thì anh sẽ vượt qua được” – Hà Hồng tâm sự.
Thế nên, lúc TP Hà Nội khen thưởng cho những người có công cứu “Cụ Rùa” và bảo vệ môi trường hồ Gươm, dù không có nhà báo nào được nhận phần thưởng, nhưng anh rất vui vì anh và các bạn đồng nghiệp làm được việc có ích cho Hà Nội, cho hồ Hoàn Kiếm.
Vì công việc này phải tiếp xúc với nhiều ngành khoa học, tiếp cận những tri thức mới, học thuật khó và phải tìm cách diễn đạt những khái niệm phức tạp thành điều dễ hiểu, gần gũi với người đọc...“Nhưng khi anh có lòng nhiệt tình, niềm đam mê với công việc thì anh sẽ vượt qua được” – Hà Hồng tâm sự.
Thế nên, lúc TP Hà Nội khen thưởng cho những người có công cứu “Cụ Rùa” và bảo vệ môi trường hồ Gươm, dù không có nhà báo nào được nhận phần thưởng, nhưng anh rất vui vì anh và các bạn đồng nghiệp làm được việc có ích cho Hà Nội, cho hồ Hoàn Kiếm.
“Báo chí là lực lượng có công rất lớn trong việc cứu chữa Rùa hồ Hoàn Kiếm. Vì họ đã tạo ra dư luận khiến các nhà quản lý phải hành động. Mà thực chất là báo chí đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân” – Hà Hồng phân tích.
Nhưng với những người như anh, điều vui nhất là vẫn được ngắm mặt hồ Gươm trong xanh, với “Cụ Rùa” khỏe mạnh, với những tán cây tỏa bóng mát rượi chung quanh, đã khiến anh sáng tác biết bao tấm ảnh pa- nô-ra –ma tuyệt đẹp về “trái tim Hà Nội”.
Thế nên, trong phòng làm việc nhà báo Hà Hồng như một triển lãm ảnh thu nhỏ với chủ đề hồ Gươm. Anh dự định sẽ làm một bảo tàng kỷ vật của những nhân vật trong các câu chuyện anh viết về văn hóa người Hà Nội ở hồ Hoàn Kiếm.
Hoàng Lan