Trở thành người Hà Nội có văn hóa
Vào chiều chủ nhật hằng tuần, chúng tôi thường thấy từng tốp bạn trẻ lặng lẽ đi nhặt rác chung quanh hồ. Họ nhặt túi ni-lông, vỏ chai nhựa, que kem, cho vào túi lớn. Thấy họ nhặt nhiều khách nước ngoài cũng làm theo; nhiều người lặng lẽ mang túi ni-lông, que kem... ra vứt vào thùng rác chứ không vứt xuống đất nữa.
Chúng tôi đang làm việc với anh Hùng đội trưởng Đội An ninh trật tự hồ Hoàn Kiếm tại trụ sở của đội, thấy các bạn trẻ nhặt rác đi qua. Chúng tôi mời một bạn vào để hỏi chuyện. Bạn gái đó là sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Qua cuộc nói chuyện, chúng tôi được biết các bạn trẻ đi nhặt rác chung quanh hồ Hoàn Kiếm là thành viên Hội Nhặt rác hồ Gươm. Hội ra đời tháng 3-2011.
Chủ tịch hội là Mai Thị Thủy, sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Mục đích ban đầu của các thành viên trong hội là nhặt rác chung quanh hồ Hoàn Kiếm để làm cho hồ ngày càng sạch, đồng thời cũng là hành động cụ thể vận động mọi người làm theo và không vứt rác ra hồ.
Lúc đầu, rác nhặt được, mọi người đem ra đổ ở thùng rác. Sau này thấy rác phần nhiều là kem que, các hội viên đã nảy ra ý tưởng là làm sạch những que kem đó rồi làm đồ dùng học tập, đồ vật dùng trong sinh hoạt hằng ngày, sau đó bán lấy tiền làm từ thiện. Tác phẩm mô hình chùa một cột bằng que kem bán đầu giá 700 nghìn đồng đã được đưa vào quỹ giúp người nghèo.
Ngọc Mai, một hội viên của nhóm tâm sự: “ Một người nhặt rác có thể là lạ nhưng trăm người, nghìn người cùng nhặt rác thì sẽ khác”.
Bây giờ, mỗi khi chúng tôi có dịp nói chuyện về văn hóa người Hà Nội, nhiều người nói ngay rằng: Còn người Hà Nội đâu mà nói chuyện văn hóa. Chúng tôi không nghĩ như vậy, việc làm của các bạn sinh viên đi nhặt rác chung quanh hồ, có ý nghĩa rất thiết thực.
Họ đang dần trở thành người người Hà Nội có văn hóa, từ những việc làm nhỏ đó.
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=581
Chúng tôi đang làm việc với anh Hùng đội trưởng Đội An ninh trật tự hồ Hoàn Kiếm tại trụ sở của đội, thấy các bạn trẻ nhặt rác đi qua. Chúng tôi mời một bạn vào để hỏi chuyện. Bạn gái đó là sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Qua cuộc nói chuyện, chúng tôi được biết các bạn trẻ đi nhặt rác chung quanh hồ Hoàn Kiếm là thành viên Hội Nhặt rác hồ Gươm. Hội ra đời tháng 3-2011.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=582
Chủ tịch hội là Mai Thị Thủy, sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Mục đích ban đầu của các thành viên trong hội là nhặt rác chung quanh hồ Hoàn Kiếm để làm cho hồ ngày càng sạch, đồng thời cũng là hành động cụ thể vận động mọi người làm theo và không vứt rác ra hồ.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=583
Lúc đầu, rác nhặt được, mọi người đem ra đổ ở thùng rác. Sau này thấy rác phần nhiều là kem que, các hội viên đã nảy ra ý tưởng là làm sạch những que kem đó rồi làm đồ dùng học tập, đồ vật dùng trong sinh hoạt hằng ngày, sau đó bán lấy tiền làm từ thiện. Tác phẩm mô hình chùa một cột bằng que kem bán đầu giá 700 nghìn đồng đã được đưa vào quỹ giúp người nghèo.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=584
Ngọc Mai, một hội viên của nhóm tâm sự: “ Một người nhặt rác có thể là lạ nhưng trăm người, nghìn người cùng nhặt rác thì sẽ khác”.
Bây giờ, mỗi khi chúng tôi có dịp nói chuyện về văn hóa người Hà Nội, nhiều người nói ngay rằng: Còn người Hà Nội đâu mà nói chuyện văn hóa. Chúng tôi không nghĩ như vậy, việc làm của các bạn sinh viên đi nhặt rác chung quanh hồ, có ý nghĩa rất thiết thực.
Họ đang dần trở thành người người Hà Nội có văn hóa, từ những việc làm nhỏ đó.
Hà Hồng