Trẻ em thời chiến
Đó là chủ đề triển lãm ảnh tại Nhà triển lãm trên phố Đinh Tiên Hoàng, từ 7-9-2012. Thông tấn xã Việt Nam, Nhà Xuất bản Kim Đồng, và Công ty Truyền thông Tầm nhìn Á châu tổ chức cuộc triển lãm nói trên.
Triển lãm giới thiệu hơn 70 bức ảnh mầu và đen trắng về cuộc sống, học tập, lao động của trẻ em trong thời gian tám năm đế quốc Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc ( 5/1964- 12/1972 ). Trong đó, thời điểm cao trào là năm 1972. Tác giả của những bức ảnh đó là phóng viên của TTXVN, và Hãng tin Truyền hình Nihon Denpa News ( Nhật Bản ) và Báo Thiêu niênTiền Phong.
Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Tổng giám đốc TTXVN, Nguyễn Đức Lợi cho biết: Triển lãm “ Trẻ em thời chiến “ là dịp để người Việt Nam và nhất là các em học sinh lớn lên trong thời bình nhìn lại việc học tập, lao động của trẻ em nước ta hơn 40 năm trở về trước, trong điều kiện chiến tranh khốc liệt. Các em học sinh thời đó đã góp phần nhỏ bé của mình vào chiến thắng oanh liệt của dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Triển lãm là tiếng nói góp phần khẳng định sức sống mãnh liệt , bản lĩnh, ý chí và khí phách của dân tộc Việt Nam, điều đó được thể hiện ở ngay hành động, việc làm của những đứa trẻ đang ở lứa tuổi “ biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan..."
Vào những năm đó, chúng tôi trên dưới 10 tuổi, cho nên còn nhớ nhiều cảnh đã được thể hiện trong các bức ảnh như: Đội mũ rơm, khoác túi cứu thương đến trường; chạy ra giao thông hào vào hầm trú ẩn hình chữ A, khi có máy bay Mỹ đến. Đêm đêm ra đầu làng nhìn theo hướng có vầng sáng cuối chân trời, đó là Hà Nội. Chiều thứ bẩy mong ngóng bố, mẹ vào thăm.
Nhà chúng tôi đông anh em, cho nên bố mẹ đã ra “ nghị quyết”: cả nhà không đi sơ tán cùng một địa điểm. Bố mẹ làm việc ở Hà Nội, ba anh em chúng tôi đi sơ tán ở trại trẻ Báo Nhân Dân. Khi bom Mỹ thả vào ngõ Lý thường Kiệt (đúng ngày chúng ném bom vào ga Hàng Cỏ - ga Hà Nội). Nhà chúng tôi không bị sập nhưng bị hư hại nặng. Lúc đó anh thứ hai chúng tôi ở nhà. Anh tôi không làm sao nhưng được phen nhớ đời vì vào thời khắc đó anh ngồi xem máy bay thả bom (sau đó anh vào nam làm cán bộ của TTX Giải phóng). Anh thứ nhất đang chiến đấu ở miền nam...
Những kỷ niệm thời sơ tán cứ từ từ hiện về khi chúng tôi xem những bức ảnh trong phòng triển lãm. Chiếc mũ rơm, đèn pin, hòm đựng quần áo bằng xác máy bay....đã gây được sự chú ý của những người đến xem triển lãm.
Đối với các bạn trẻ, đến xem triển lãm những vật dụng, bức ảnh cho họ cảm nhận về những câu chuyện lạ và thú vị. Còn đối với chúng tôi, đó là những kỷ niệm không thể quên về thời niên thiếu của mình.
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=642
Triển lãm giới thiệu hơn 70 bức ảnh mầu và đen trắng về cuộc sống, học tập, lao động của trẻ em trong thời gian tám năm đế quốc Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc ( 5/1964- 12/1972 ). Trong đó, thời điểm cao trào là năm 1972. Tác giả của những bức ảnh đó là phóng viên của TTXVN, và Hãng tin Truyền hình Nihon Denpa News ( Nhật Bản ) và Báo Thiêu niênTiền Phong.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=643
Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Tổng giám đốc TTXVN, Nguyễn Đức Lợi cho biết: Triển lãm “ Trẻ em thời chiến “ là dịp để người Việt Nam và nhất là các em học sinh lớn lên trong thời bình nhìn lại việc học tập, lao động của trẻ em nước ta hơn 40 năm trở về trước, trong điều kiện chiến tranh khốc liệt. Các em học sinh thời đó đã góp phần nhỏ bé của mình vào chiến thắng oanh liệt của dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Triển lãm là tiếng nói góp phần khẳng định sức sống mãnh liệt , bản lĩnh, ý chí và khí phách của dân tộc Việt Nam, điều đó được thể hiện ở ngay hành động, việc làm của những đứa trẻ đang ở lứa tuổi “ biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan..."
Vào những năm đó, chúng tôi trên dưới 10 tuổi, cho nên còn nhớ nhiều cảnh đã được thể hiện trong các bức ảnh như: Đội mũ rơm, khoác túi cứu thương đến trường; chạy ra giao thông hào vào hầm trú ẩn hình chữ A, khi có máy bay Mỹ đến. Đêm đêm ra đầu làng nhìn theo hướng có vầng sáng cuối chân trời, đó là Hà Nội. Chiều thứ bẩy mong ngóng bố, mẹ vào thăm.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=644
Nhà chúng tôi đông anh em, cho nên bố mẹ đã ra “ nghị quyết”: cả nhà không đi sơ tán cùng một địa điểm. Bố mẹ làm việc ở Hà Nội, ba anh em chúng tôi đi sơ tán ở trại trẻ Báo Nhân Dân. Khi bom Mỹ thả vào ngõ Lý thường Kiệt (đúng ngày chúng ném bom vào ga Hàng Cỏ - ga Hà Nội). Nhà chúng tôi không bị sập nhưng bị hư hại nặng. Lúc đó anh thứ hai chúng tôi ở nhà. Anh tôi không làm sao nhưng được phen nhớ đời vì vào thời khắc đó anh ngồi xem máy bay thả bom (sau đó anh vào nam làm cán bộ của TTX Giải phóng). Anh thứ nhất đang chiến đấu ở miền nam...
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=645
Những kỷ niệm thời sơ tán cứ từ từ hiện về khi chúng tôi xem những bức ảnh trong phòng triển lãm. Chiếc mũ rơm, đèn pin, hòm đựng quần áo bằng xác máy bay....đã gây được sự chú ý của những người đến xem triển lãm.
Đối với các bạn trẻ, đến xem triển lãm những vật dụng, bức ảnh cho họ cảm nhận về những câu chuyện lạ và thú vị. Còn đối với chúng tôi, đó là những kỷ niệm không thể quên về thời niên thiếu của mình.
Hà Hồng