Chùa Báo Ân
Chùa Báo Ân ( vị trí Bưu điện Hà Nội ngày nay ), được xây dựng năm 1846, do Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai đứng ra chủ trì. Chỉ sau một năm tập trung công sức và tiền của, chùa Báo Ân đã được khánh thành vào năm Thiệu Trị thứ 7 (năm 1847).
Chùa Báo Ân còn có các tên là chùa Liên Trì Hải Hội ( gọi tắt là chùa Liên Trì), chùa Đại sứ quán Hà Nội (Hà Nội Đại sứ quán tự), chùa Sùng Hưng, chùa Quan Thượng (gọi theo phẩm hàm của quan Thượng thư Nguyễn Đăng Giai), Chùa Liên Hoa, chùa Cửu tỉnh. Người Pháp thì gọi là chùa Thụ Hình vì dựa trên cảnh xử tội trong tranh Thập điện Diêm vương treo trên tường Phật điện.
Chùa được đặt tên Liên Trì với dụng ý được chiết xuất từ bài kệ trong kinh A Di Đà: “Liên Trì Hải Hội, Di Đà Như Lai, Quan Âm, Thế Chí tọa liên đài, Tiếp dẫn thượng kim giai, đại thệ hoằng khai, phổ nguyện ly trần ai, Nam Mô liên trì hội thượng, Phật Bồ Tát Ma Ha tát”. Một cõi Niết bàn ngay chốn trần gian, thể hiện toàn bộ ngôi chùa là một đoá sen lớn, ý nghĩa tầng thế giới siêu thoát trên đài sen tụ hội với đủ các chư vị Bồ tát và Phật Di lặc.
Chùa được đặt tên là chùa Báo Ân hàm chứa nhiều nội hàm sâu xa trong Phật pháp. Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm (Trụ trì chùa Bằng, ngôi chùa có tháp Báo Ân được xếp kỷ lục Tháp Phật giáo cao nhất Việt Nam) cho hay, từ Báo Ân trong ý nghĩa nhà Phật có hàm ý nhắc nhở mọi người sống trên đời phải nhớ đến tứ trọng ân gồm: ân tổ quốc, ân cha mẹ, ân tam bảo, ân chúng sinh.
Báo đáp Tứ trọng ân là bốn ân lớn nhất, trọng đại nhất của đời người mà bất cứ ai cũng không thể nguôi quên, có lẽ là ý nghĩa sâu xa của vị quan Tổng đốc xưa khi quyết tâm đi ngược dòng thịnh hành của Nho gia thời bấy giờ mà xây dựng nên ngôi chùa Báo Ân bề thế giữa lòng Hà Nội.
Hai chữ Báo Ân, tên của chùa có ý nói về thuyết nhân quả báo ứng của đạo Phật. Những người làm việc thiện, nhân nghĩa có ân đức thì được trở về dương thế thác sinh làm người. Còn những kẻ sống gây nhiều tội ác thì bị trừng phạt, có các quỉ sứ đem đi để trị tội.
Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “ Chùa Liên Trì ở thôn Cựu Lâu là chỗ cũ của lầu Ngũ Long thời Lê. Đầu đời Thiệu Trị, Hà Ninh Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai dựng chùa. Chức tổng đốc cùng một phẩm trật với chức thượng thư cho nên dân chúng gọi là quan thượng. Như vậy chùa được lập vào những năm 1840- 1842 ( đầu đời thiệu trị ). Đây nguyên là đất làng Cựu Lâu ( do ba làng Cựu kho súng, Hậu Lâu, Hậu Bi nhập lại khoảng cuối đời Minh Mạng) vốn dĩ là phạm vi của khu vực lầu Ngũ Long do chúa Trinh Doanh ( 1740-1767 ) cho dựng để làm nơi hóng mát ngày hè. Sau này để xóa dấu vết họ Trịnh, năm 1787, Lê Chiêu thống đã ra lệnh đốt phủ chúa và những gì có liên quan. Trên phạm vi đất đai phụ thuộc vào lầu Ngũ Long đã hình thành ba làng nêu trên để rồi đến đời Tự Đức thì nhập lại thành một làng Cựu Lâu”.
Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai- người có công xây dựng ngôi chùa lớn bậc nhất thời bấy giờ vốn là người làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông xuất thân trong một danh gia vọng tộc, ông nội là tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, cha ông là Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Đăng Tuân (là thầy dạy học của Vua Thiệu Trị).
Thuở nhỏ, Nguyễn Đăng Giai theo học với cha, năm Minh Mạng thứ nhất (1820), ông đỗ hương tiến (cử nhân) rồi lần lượt được bổ nhiệm các chức quan quan trọng trong triều Nguyễn. Ông là vị danh thần có nhiều công lao to lớn trong việc dẹp nạn cướp, chấn chỉnh binh thuyền, tiễu trừ nhiều nạn nhũng nhiễu hại dân, dẹp nhiều cuộc nổi loạn, mở nhà dưỡng tế cho nhân dân mất mùa, đói kém...
Chùa Báo Ân sau khi khánh thành có quy mô bề thế vào loại nhất thành Hà Nội thời đó. Từ con đường ven hồ phía đông dẫn vào có tháp Hòa Phong, sau đó đến cổng chùa, vượt qua chiếc cầu đúc lát gạch thì đến lầu hộ pháp, hai bên có bốn ngọn tháp đối xứng cao ba tầng.
Tiếp đến “Đại hùng bửu điện” tôn trí nhiều pho tượng Phật, Bồ Tát tuyệt đẹp. Có hành lang tô đắp, chạm trổ cảnh “Thập điện Diêm Vương”, mô tả sự khổ báo trong mười địa ngục rất sinh động. Phía sau có điện thờ thánh mẫu, tăng xá, trai đường, tổng thể chùa có 36 mái, 150 gian ( có tài liệu ghi là 180 gian ). Chung quanh vườn chùa xây dựng tường bát giác bao bọc, bên ngoài đào hào trồng sen.
Chùa vô cùng lộng lẫy và trang hoàng, sử sách còn ghi chép lại. Chùa dựng xong Hoà Thượng Phúc Điền trụ trì và cho ấn tống rất nhiều kinh sách trong công cuộc hoằng dương Phật pháp. Cứ liệu ghi chép về ngôi chùa này sớm nhất hiện nay là sách Hà Nội địa dư được Lương Đình Công soạn năm Tự Đức thứ 4 (1851).
André Masson một học giả người Pháp đã mô tả hình dáng chùa: “ở phía đông nam hồ, chỗ ngày nay là sở Bưu Điện, sừng sững ngôi chùa đặc biệt nhất trong các ngôi chùa ở Hà Nội. Toà nhà chính của chùa được bao bởi một hồ tròn đầy sen, chính hồ sen này đã cho chùa cái tên Liên Trì” (Hà Nội giai đoạn 1873-1888, André Masson, Nxb. Hải Phòng, 2003).
Chùa Báo Ân được dân ca tụng:
Bài thơ này ra đời khi thực dân Pháp đã được triều Nguyễn cho đóng quân ở Đồn Thủy (khu vực Bệnh viện 108 hiện nay) và cũng cho thấy chùa còn nguyên vẹn.
Mùng 8 Tết 1876, Trương Vĩnh Ký với tư cách là nhà báo có ghé thăm chùa đã ghi lại trong nhật ký Một chuyến đi Bắc Kỳ. Trương Vĩnh Ký mô tả, bước qua cửa chùa có tháp cao hai bên, trong chùa có hồ được xây bằng gạch và đá, đường lát gạch chạy vòng quanh hồ. Trương Vĩnh Ký cũng mô tả trong chùa có nhiều cầu và chung quanh là hành lang có mái che.
Năm 1876, tức chỉ khoảng 20 năm sau khi được xây dựng bề thế, chùa Báo Ân dường như đã phần nào mất đi quang cảnh như “động tiên” thuở ban đầu. Nhà báo Trương Vĩnh Ký nêu nhận xét: "Phải chi Nhà nước lo tu bổ giữ gìn thì ra một cái kiếng rất xinh rất đẹp. Mà nay thấy chùa thầy sãi ở đó, dở ngói, cạy gạch bán lần đi mà ăn, nên hư tệ đi uổng quá".
Năm 1883, Pháp chiếm được Hà Nội và lấy chùa Báo Ân làm cơ quan hậu cần. Thấy trong chùa có nhiều hình tượng của điện diêm cung dưới địa ngục nên lính Pháp gọi là "pagode des supplices" (chùa khổ hình). Hồi ký của một viên quan viết rằng cha ông ta là Thống sứ Bắc Kỳ có lấy một pho tượng Kim Cương lớn ở chùa Báo Ân đem về bày ở phòng khách gia đình ở Paris. Trong thời gian đóng ở chùa, đám binh lính đã cậy phá gạch đá, đập vỡ các tượng lớn và lấy cắp các tượng nhỏ làm kỷ niệm.
Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, chúng bắt tay ngay vào việc xây dựng đường phố. Phố Đinh Tiên Hoàng là một trong những phố được mở đầu tiên. Pháp cho phá chùa Báo Ân để làm nhà Bưu điện và phủ Thống sứ, nhưng vẫn để lại một cửa chùa ở khoảng nhà Bưu điện bây giờ và tháp Hòa Phong hiện nay. Năm 1884, Bác sĩ Hocquard còn chụp được nhiều bức hình của ngôi chùa này còn khá nguyên vẹn và tại Bảo tàng Guimet ở Paris còn lưu giữ được nhiều tượng Phật bằng gỗ của ngôi chùa này đã bị lưu lạc sau khi bị phá.
Tháng 11 năm 1885, công việc đổ đất, cạp hồ Gươm và lấp các chỗ trũng bắt đầu. Trong một bức thư gửi cho một người bạn, Toàn quyền De Lanessan viết để kịp khánh thành con đường vòng quanh hồ đúng vào dịp Tết năm 1892, ông ta ngầm ra lệnh đốt các nhà lá quanh hồ. Đêm 22-1-1891, 300 nóc nhà ở Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Mắm, Hàng Thùng, Hàng Vôi đã cháy trụi. Đêm ngày 28-1-1891, vụ cháy thứ hai tiêu hủy cả thôn Cự Lâu. Chùa Báo Ân chỉ là mảnh đất hoang tàn.
Nguyễn Khuyến trở lại Hà Nội, trước cảnh hoang tàn quanh hồ và các tòa nhà do thực dân Pháp xây dựng ở phía đông, ông đã viết bài Cảm đề:
Di tích chùa Báo Ân còn lại cho đến ngày nay là Tháp Hòa Phong. Tháp thuộc loại tháp bốn cửa ( tứ môn tháp ). Tầng một có bốn cửa lớn có bốn chân cột như bốn cột nhà. Tầng hai và tầng ba là khối hình hộp. Trên đỉnh là bầu rượu ( hay bầu đựng nước cam lộ ). Đây là nét cá biệt trong kiến trúc tháp phật giáo. Ở hai mặt đông tây của tầng hai có đắp hình bát quái. Bát quái có từ Kinh Dịch tức là của nho giáo dùng trong lý số và được Đạo giáo tiếp nhận trở thành biểu tượng của tôn giáo này. Dưới hình bát quái, ở trên bốn vòm cửa là tên của từng cửa: Báo Ân môn, Báo Nghĩa môn, Báo Đức môn, Báo Phúc môn. Ân, nghĩa, phúc, đức có sắc thái Nho hơn là Phật Như vậy tháp Hòa Phong là nới gặp gỡ của cả ba tôn giáo: Nho, Phật, Đạo. Trên tầng hai, hai mặt Bắc, Nam có hai chữ Phạn là Um, Hùm vốn là hai chữ đầu và cuối câu chú của Phật giáo : “ Um ma ni pat mê hùm “ ( Um= thiêng, ma ni = ngọc, pat mê =hoa sen, hùm= tồn tại ).
Theo Nguyễn Vinh Phúc, điều đáng chú ý là ở tầng ba, hai mặt Đông, Tây có đắp tên chữ Hòa Phong tháp, hai mặt Bắc, Nam lại ghi Báo Thiên tháp.Thực ra tháp Báo Thiên đã bị quân Minh phá hủy từ thế kỷ XV và vị trí của nó là chỗ Nhà thờ lớn ngày nay. Việc tháp có hai tên ở đây thật không dễ giải thích.
Lý giải về việc này, có chuyên gia nêu giả thuyết, Báo Thiên tháp do triều Lý xây năm 1057 (nay là khu vực Nhà thờ lớn). Tháp cao 12 tầng (khoảng 80 mét), bị sét đánh năm 1322. Năm 1426, tướng giặc Minh là Vương Thông sai phá tháp lấy đồng đúc đạn. Có thể các nhà chủ trương xây chùa Báo Ân ghi chữ Báo Thiên tháp là nhớ về một công trình vĩ đại của đời trước đã bị phá?
Hà Hồng
( Bài viết có sử dụng tư liệu của các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn ( Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX), Nguyễn Vinh Phúc (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn), Phạm Tuấn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Trần Đình Sơn ( chùa Báo Ân, tạp chí Văn Hóa Phật Giáo tháng 5-2006) và thông tin trên mạng theo địa chỉ:
+ http://kienviet.net/2011/08/09/ho-guom-thap-hoa-phong-va-dau-an-chua-xua/
+ http://www.baomoi.com/Thap-Hoa-Phong-mot-chung-tich-lich-su-ben-ho-Guom/137/6166054.epi
+ http://www.vncgarden.com/di-tich-danh-thang/vietnamcobaonhieungoichua/chua-o-ha-noi/chua-bao-an
+ http://vuonhoaphatgiao.com/tu-vien/cac-chua-trong-nuoc/cac-chua-o-ha-noi/2288-chua-bao-an.html
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=675
Tượng Quan Âm tọa sơn (khoảng thế kỉ 17) của chùa Báo Ân, nay thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Guimet, Paris.
Chùa Báo Ân còn có các tên là chùa Liên Trì Hải Hội ( gọi tắt là chùa Liên Trì), chùa Đại sứ quán Hà Nội (Hà Nội Đại sứ quán tự), chùa Sùng Hưng, chùa Quan Thượng (gọi theo phẩm hàm của quan Thượng thư Nguyễn Đăng Giai), Chùa Liên Hoa, chùa Cửu tỉnh. Người Pháp thì gọi là chùa Thụ Hình vì dựa trên cảnh xử tội trong tranh Thập điện Diêm vương treo trên tường Phật điện.
Chùa được đặt tên Liên Trì với dụng ý được chiết xuất từ bài kệ trong kinh A Di Đà: “Liên Trì Hải Hội, Di Đà Như Lai, Quan Âm, Thế Chí tọa liên đài, Tiếp dẫn thượng kim giai, đại thệ hoằng khai, phổ nguyện ly trần ai, Nam Mô liên trì hội thượng, Phật Bồ Tát Ma Ha tát”. Một cõi Niết bàn ngay chốn trần gian, thể hiện toàn bộ ngôi chùa là một đoá sen lớn, ý nghĩa tầng thế giới siêu thoát trên đài sen tụ hội với đủ các chư vị Bồ tát và Phật Di lặc.
Chùa được đặt tên là chùa Báo Ân hàm chứa nhiều nội hàm sâu xa trong Phật pháp. Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm (Trụ trì chùa Bằng, ngôi chùa có tháp Báo Ân được xếp kỷ lục Tháp Phật giáo cao nhất Việt Nam) cho hay, từ Báo Ân trong ý nghĩa nhà Phật có hàm ý nhắc nhở mọi người sống trên đời phải nhớ đến tứ trọng ân gồm: ân tổ quốc, ân cha mẹ, ân tam bảo, ân chúng sinh.
Báo đáp Tứ trọng ân là bốn ân lớn nhất, trọng đại nhất của đời người mà bất cứ ai cũng không thể nguôi quên, có lẽ là ý nghĩa sâu xa của vị quan Tổng đốc xưa khi quyết tâm đi ngược dòng thịnh hành của Nho gia thời bấy giờ mà xây dựng nên ngôi chùa Báo Ân bề thế giữa lòng Hà Nội.
Hai chữ Báo Ân, tên của chùa có ý nói về thuyết nhân quả báo ứng của đạo Phật. Những người làm việc thiện, nhân nghĩa có ân đức thì được trở về dương thế thác sinh làm người. Còn những kẻ sống gây nhiều tội ác thì bị trừng phạt, có các quỉ sứ đem đi để trị tội.
Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “ Chùa Liên Trì ở thôn Cựu Lâu là chỗ cũ của lầu Ngũ Long thời Lê. Đầu đời Thiệu Trị, Hà Ninh Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai dựng chùa. Chức tổng đốc cùng một phẩm trật với chức thượng thư cho nên dân chúng gọi là quan thượng. Như vậy chùa được lập vào những năm 1840- 1842 ( đầu đời thiệu trị ). Đây nguyên là đất làng Cựu Lâu ( do ba làng Cựu kho súng, Hậu Lâu, Hậu Bi nhập lại khoảng cuối đời Minh Mạng) vốn dĩ là phạm vi của khu vực lầu Ngũ Long do chúa Trinh Doanh ( 1740-1767 ) cho dựng để làm nơi hóng mát ngày hè. Sau này để xóa dấu vết họ Trịnh, năm 1787, Lê Chiêu thống đã ra lệnh đốt phủ chúa và những gì có liên quan. Trên phạm vi đất đai phụ thuộc vào lầu Ngũ Long đã hình thành ba làng nêu trên để rồi đến đời Tự Đức thì nhập lại thành một làng Cựu Lâu”.
Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai- người có công xây dựng ngôi chùa lớn bậc nhất thời bấy giờ vốn là người làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông xuất thân trong một danh gia vọng tộc, ông nội là tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, cha ông là Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Đăng Tuân (là thầy dạy học của Vua Thiệu Trị).
Thuở nhỏ, Nguyễn Đăng Giai theo học với cha, năm Minh Mạng thứ nhất (1820), ông đỗ hương tiến (cử nhân) rồi lần lượt được bổ nhiệm các chức quan quan trọng trong triều Nguyễn. Ông là vị danh thần có nhiều công lao to lớn trong việc dẹp nạn cướp, chấn chỉnh binh thuyền, tiễu trừ nhiều nạn nhũng nhiễu hại dân, dẹp nhiều cuộc nổi loạn, mở nhà dưỡng tế cho nhân dân mất mùa, đói kém...
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=676
Tòa nhà chính của chùa được bao quanh bằng một hồ tròn đầy sen nên chùa có tên là Liên Trì
Chùa Báo Ân sau khi khánh thành có quy mô bề thế vào loại nhất thành Hà Nội thời đó. Từ con đường ven hồ phía đông dẫn vào có tháp Hòa Phong, sau đó đến cổng chùa, vượt qua chiếc cầu đúc lát gạch thì đến lầu hộ pháp, hai bên có bốn ngọn tháp đối xứng cao ba tầng.
Tiếp đến “Đại hùng bửu điện” tôn trí nhiều pho tượng Phật, Bồ Tát tuyệt đẹp. Có hành lang tô đắp, chạm trổ cảnh “Thập điện Diêm Vương”, mô tả sự khổ báo trong mười địa ngục rất sinh động. Phía sau có điện thờ thánh mẫu, tăng xá, trai đường, tổng thể chùa có 36 mái, 150 gian ( có tài liệu ghi là 180 gian ). Chung quanh vườn chùa xây dựng tường bát giác bao bọc, bên ngoài đào hào trồng sen.
Chùa vô cùng lộng lẫy và trang hoàng, sử sách còn ghi chép lại. Chùa dựng xong Hoà Thượng Phúc Điền trụ trì và cho ấn tống rất nhiều kinh sách trong công cuộc hoằng dương Phật pháp. Cứ liệu ghi chép về ngôi chùa này sớm nhất hiện nay là sách Hà Nội địa dư được Lương Đình Công soạn năm Tự Đức thứ 4 (1851).
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=677
Tháp Hòa Phong xưa
André Masson một học giả người Pháp đã mô tả hình dáng chùa: “ở phía đông nam hồ, chỗ ngày nay là sở Bưu Điện, sừng sững ngôi chùa đặc biệt nhất trong các ngôi chùa ở Hà Nội. Toà nhà chính của chùa được bao bởi một hồ tròn đầy sen, chính hồ sen này đã cho chùa cái tên Liên Trì” (Hà Nội giai đoạn 1873-1888, André Masson, Nxb. Hải Phòng, 2003).
Chùa Báo Ân được dân ca tụng:
Gần xa nô nức tưng bừng
Vào chùa Quan Thượng xem bằng động tiên
Lầu chuông gác, trống hai bên
Trông ra chợ mới Tràng Tiền kinh đô
Khen ai khéo họa dư đồ
Sau lưng Đồn Thủy, trước hồ Hoàn Gươm
Phong quang cảnh trí trăm đường
Trong xây chín giếng ngoài tường lục lăng
Rõ mười cử động tưng bừng
Đền vàng cửa ngọc chất từng như nêm.
Vào chùa Quan Thượng xem bằng động tiên
Lầu chuông gác, trống hai bên
Trông ra chợ mới Tràng Tiền kinh đô
Khen ai khéo họa dư đồ
Sau lưng Đồn Thủy, trước hồ Hoàn Gươm
Phong quang cảnh trí trăm đường
Trong xây chín giếng ngoài tường lục lăng
Rõ mười cử động tưng bừng
Đền vàng cửa ngọc chất từng như nêm.
Bài thơ này ra đời khi thực dân Pháp đã được triều Nguyễn cho đóng quân ở Đồn Thủy (khu vực Bệnh viện 108 hiện nay) và cũng cho thấy chùa còn nguyên vẹn.
Mùng 8 Tết 1876, Trương Vĩnh Ký với tư cách là nhà báo có ghé thăm chùa đã ghi lại trong nhật ký Một chuyến đi Bắc Kỳ. Trương Vĩnh Ký mô tả, bước qua cửa chùa có tháp cao hai bên, trong chùa có hồ được xây bằng gạch và đá, đường lát gạch chạy vòng quanh hồ. Trương Vĩnh Ký cũng mô tả trong chùa có nhiều cầu và chung quanh là hành lang có mái che.
Năm 1876, tức chỉ khoảng 20 năm sau khi được xây dựng bề thế, chùa Báo Ân dường như đã phần nào mất đi quang cảnh như “động tiên” thuở ban đầu. Nhà báo Trương Vĩnh Ký nêu nhận xét: "Phải chi Nhà nước lo tu bổ giữ gìn thì ra một cái kiếng rất xinh rất đẹp. Mà nay thấy chùa thầy sãi ở đó, dở ngói, cạy gạch bán lần đi mà ăn, nên hư tệ đi uổng quá".
Năm 1883, Pháp chiếm được Hà Nội và lấy chùa Báo Ân làm cơ quan hậu cần. Thấy trong chùa có nhiều hình tượng của điện diêm cung dưới địa ngục nên lính Pháp gọi là "pagode des supplices" (chùa khổ hình). Hồi ký của một viên quan viết rằng cha ông ta là Thống sứ Bắc Kỳ có lấy một pho tượng Kim Cương lớn ở chùa Báo Ân đem về bày ở phòng khách gia đình ở Paris. Trong thời gian đóng ở chùa, đám binh lính đã cậy phá gạch đá, đập vỡ các tượng lớn và lấy cắp các tượng nhỏ làm kỷ niệm.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=678
Hình vẽ toàn cảnh chùa Báo Ân
Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, chúng bắt tay ngay vào việc xây dựng đường phố. Phố Đinh Tiên Hoàng là một trong những phố được mở đầu tiên. Pháp cho phá chùa Báo Ân để làm nhà Bưu điện và phủ Thống sứ, nhưng vẫn để lại một cửa chùa ở khoảng nhà Bưu điện bây giờ và tháp Hòa Phong hiện nay. Năm 1884, Bác sĩ Hocquard còn chụp được nhiều bức hình của ngôi chùa này còn khá nguyên vẹn và tại Bảo tàng Guimet ở Paris còn lưu giữ được nhiều tượng Phật bằng gỗ của ngôi chùa này đã bị lưu lạc sau khi bị phá.
Tháng 11 năm 1885, công việc đổ đất, cạp hồ Gươm và lấp các chỗ trũng bắt đầu. Trong một bức thư gửi cho một người bạn, Toàn quyền De Lanessan viết để kịp khánh thành con đường vòng quanh hồ đúng vào dịp Tết năm 1892, ông ta ngầm ra lệnh đốt các nhà lá quanh hồ. Đêm 22-1-1891, 300 nóc nhà ở Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Mắm, Hàng Thùng, Hàng Vôi đã cháy trụi. Đêm ngày 28-1-1891, vụ cháy thứ hai tiêu hủy cả thôn Cự Lâu. Chùa Báo Ân chỉ là mảnh đất hoang tàn.
Nguyễn Khuyến trở lại Hà Nội, trước cảnh hoang tàn quanh hồ và các tòa nhà do thực dân Pháp xây dựng ở phía đông, ông đã viết bài Cảm đề:
Ba chục năm trở lại hồ
Bây giờ cảnh sắc khác ngày xưa
Nhà tranh đâu cả toàn lầu gác
Súng lạ đì đòm tịt trúc tơ
Chim chóc đi về lầm lối cũ
Cốc cò chiều tối ngủ sương mưa
Đáng thương văn vật trăm năm ấy
Còn lại bên hồ một đá trơ.
Bây giờ cảnh sắc khác ngày xưa
Nhà tranh đâu cả toàn lầu gác
Súng lạ đì đòm tịt trúc tơ
Chim chóc đi về lầm lối cũ
Cốc cò chiều tối ngủ sương mưa
Đáng thương văn vật trăm năm ấy
Còn lại bên hồ một đá trơ.
Di tích chùa Báo Ân còn lại cho đến ngày nay là Tháp Hòa Phong. Tháp thuộc loại tháp bốn cửa ( tứ môn tháp ). Tầng một có bốn cửa lớn có bốn chân cột như bốn cột nhà. Tầng hai và tầng ba là khối hình hộp. Trên đỉnh là bầu rượu ( hay bầu đựng nước cam lộ ). Đây là nét cá biệt trong kiến trúc tháp phật giáo. Ở hai mặt đông tây của tầng hai có đắp hình bát quái. Bát quái có từ Kinh Dịch tức là của nho giáo dùng trong lý số và được Đạo giáo tiếp nhận trở thành biểu tượng của tôn giáo này. Dưới hình bát quái, ở trên bốn vòm cửa là tên của từng cửa: Báo Ân môn, Báo Nghĩa môn, Báo Đức môn, Báo Phúc môn. Ân, nghĩa, phúc, đức có sắc thái Nho hơn là Phật Như vậy tháp Hòa Phong là nới gặp gỡ của cả ba tôn giáo: Nho, Phật, Đạo. Trên tầng hai, hai mặt Bắc, Nam có hai chữ Phạn là Um, Hùm vốn là hai chữ đầu và cuối câu chú của Phật giáo : “ Um ma ni pat mê hùm “ ( Um= thiêng, ma ni = ngọc, pat mê =hoa sen, hùm= tồn tại ).
Theo Nguyễn Vinh Phúc, điều đáng chú ý là ở tầng ba, hai mặt Đông, Tây có đắp tên chữ Hòa Phong tháp, hai mặt Bắc, Nam lại ghi Báo Thiên tháp.Thực ra tháp Báo Thiên đã bị quân Minh phá hủy từ thế kỷ XV và vị trí của nó là chỗ Nhà thờ lớn ngày nay. Việc tháp có hai tên ở đây thật không dễ giải thích.
Lý giải về việc này, có chuyên gia nêu giả thuyết, Báo Thiên tháp do triều Lý xây năm 1057 (nay là khu vực Nhà thờ lớn). Tháp cao 12 tầng (khoảng 80 mét), bị sét đánh năm 1322. Năm 1426, tướng giặc Minh là Vương Thông sai phá tháp lấy đồng đúc đạn. Có thể các nhà chủ trương xây chùa Báo Ân ghi chữ Báo Thiên tháp là nhớ về một công trình vĩ đại của đời trước đã bị phá?
Hà Hồng
( Bài viết có sử dụng tư liệu của các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn ( Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX), Nguyễn Vinh Phúc (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn), Phạm Tuấn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Trần Đình Sơn ( chùa Báo Ân, tạp chí Văn Hóa Phật Giáo tháng 5-2006) và thông tin trên mạng theo địa chỉ:
+ http://kienviet.net/2011/08/09/ho-guom-thap-hoa-phong-va-dau-an-chua-xua/
+ http://www.baomoi.com/Thap-Hoa-Phong-mot-chung-tich-lich-su-ben-ho-Guom/137/6166054.epi
+ http://www.vncgarden.com/di-tich-danh-thang/vietnamcobaonhieungoichua/chua-o-ha-noi/chua-bao-an
+ http://vuonhoaphatgiao.com/tu-vien/cac-chua-trong-nuoc/cac-chua-o-ha-noi/2288-chua-bao-an.html