Tin buồn ở Quán cà-phê 13 phố Đinh Tiên Hoàng
Mỗi lần đi bộ chung quanh vòng hồ, đến đường đôi phố Đinh Tiên Hoàng, chúng tôi thường nhìn lên ban công tầng hai, ngôi nhà số 13, lúc nào cũng có người. Đó là quán cà- phê của chị Bích, con gái ông cà- phê Giảng (phố Cầu Gỗ ), con dâu ông Tạ Duy Hiền ( bác sỹ nha khoa nổi tiếng của phố Đinh Tiên Hoàng thời trước năm 1954). Ngày 24-11-2012, lên quán cà- phê của chị Bích chúng tôi nhận được tin dữ. Chị Bích chủ quán đã ra đi, ngày 18-6-2012 (tức 29-4 âm lịch). Chị Bích là nhân vật chính trong các bài viết đã đăng trên “ hohoankiem.org “ của chúng tôi khi viết về quán cà- phê này.
Chờ chúng tôi thắp xong nén hương trên ban thờ chị Bích, một thanh niên tên là Quang mời chúng tôi ngồi uống nước.
Qua câu chuyện trao đổi với Quang chúng tôi được biết chị Bích mất sau hơn nửa năm phát hiện mắc bệnh ung thư. Quang không phải người nhà chị Bích mà chỉ là một khách hàng thường xuyên đến quán từ năm 1995, khi còn là sinh viên Đại học Mỹ thuật.
Người thay chị Bích bán hàng bây giờ là bà Thái ( người bán sữa đậu nành mà chúng tôi có dịp giới thiệu với các bạn trong bài viết Du lịch thời báo cấp đăng trên “ hohoankiem.org “ ) và chị Thanh em gái chị Bích ( con gái út của ông cà-phê Giảng ).
Từ ngày chị Bích mất, bà Thái không tự say đậu tương để làm sữa đậu nành bán nữa mà tập trung thời gian bán cà –phê vào buổi sáng. Một người quen của bài Thái đã xin bà chiếc cối đá xay đậu tương về làm kỷ niệm.
So với lần trước, lần này khi vào quán, chúng tôi thấy còn dấu tích của chị chủ quán Bích thông qua những bức ảnh treo thêm. Đó là ảnh chân dung của chị Bích thời trẻ, với khuôn mặt nhẹ nhàng của người con gái Hà Nội, khi chị mới làm cô giáo.
Trên bức tường đối diện với ban thờ chị Bích có mảnh giấy ghi: “ Không viết-vẽ lên tường, bà Bích cám ơn “. Phía dưới mảnh giấy đó là hai bức tranh vẽ. Anh Quang cho biết đây là hai bức tranh trong truyện tranh mới được xuất bản, trong đó có cảnh vẽ về quán. Tác giả hai bức tranh đó mang đến tặng chị Bích.
Chia tay với quán cà- phê, tôi nói với Quang cho thanh toán tiền nước. Quang nói: “ Thôi anh ạ, nhà hàng không tính tiền. Em nghĩ nếu cô Bích còn sống cũng không lấy tiền nước của anh”.
Đúng vậy, khi chị Bích còn sống mỗi lần chúng tôi đến đây uống nước chị Bích đều không lấy tiền. Chị bảo ai lại lấy tiền nhà báo khi đi thu thập thông tin về văn hóa người Hà Nội ở khu vực phố cổ , phố cũ này, chị mời em !
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=700
Chờ chúng tôi thắp xong nén hương trên ban thờ chị Bích, một thanh niên tên là Quang mời chúng tôi ngồi uống nước.
Qua câu chuyện trao đổi với Quang chúng tôi được biết chị Bích mất sau hơn nửa năm phát hiện mắc bệnh ung thư. Quang không phải người nhà chị Bích mà chỉ là một khách hàng thường xuyên đến quán từ năm 1995, khi còn là sinh viên Đại học Mỹ thuật.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=701
Người thay chị Bích bán hàng bây giờ là bà Thái ( người bán sữa đậu nành mà chúng tôi có dịp giới thiệu với các bạn trong bài viết Du lịch thời báo cấp đăng trên “ hohoankiem.org “ ) và chị Thanh em gái chị Bích ( con gái út của ông cà-phê Giảng ).
Từ ngày chị Bích mất, bà Thái không tự say đậu tương để làm sữa đậu nành bán nữa mà tập trung thời gian bán cà –phê vào buổi sáng. Một người quen của bài Thái đã xin bà chiếc cối đá xay đậu tương về làm kỷ niệm.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=702
So với lần trước, lần này khi vào quán, chúng tôi thấy còn dấu tích của chị chủ quán Bích thông qua những bức ảnh treo thêm. Đó là ảnh chân dung của chị Bích thời trẻ, với khuôn mặt nhẹ nhàng của người con gái Hà Nội, khi chị mới làm cô giáo.
Trên bức tường đối diện với ban thờ chị Bích có mảnh giấy ghi: “ Không viết-vẽ lên tường, bà Bích cám ơn “. Phía dưới mảnh giấy đó là hai bức tranh vẽ. Anh Quang cho biết đây là hai bức tranh trong truyện tranh mới được xuất bản, trong đó có cảnh vẽ về quán. Tác giả hai bức tranh đó mang đến tặng chị Bích.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=703
Chia tay với quán cà- phê, tôi nói với Quang cho thanh toán tiền nước. Quang nói: “ Thôi anh ạ, nhà hàng không tính tiền. Em nghĩ nếu cô Bích còn sống cũng không lấy tiền nước của anh”.
Đúng vậy, khi chị Bích còn sống mỗi lần chúng tôi đến đây uống nước chị Bích đều không lấy tiền. Chị bảo ai lại lấy tiền nhà báo khi đi thu thập thông tin về văn hóa người Hà Nội ở khu vực phố cổ , phố cũ này, chị mời em !
Hà Hồng