Cô gái bán sáo
Ngày 9-6-2013, tiếp tục là một ngày nắng nóng tại Hà Nội, nhiệt độ ngoài trời khoảng 39 độ C. Chúng tôi đi bộ chung quanh hồ để “săn ảnh” người Hà Nội đổ ra hồ ngồi hóng gió mát. Đi gần hết vòng hồ chúng tôi vẫn chưa tìm ra cảnh “ đắt “ về chủ đề đó. Nghề làm báo thú vị ở chỗ đôi khi ta đi thực tế để viết về một đề tài nào đó đã được chuẩn bị từ trước nhưng không thực hiện được mà lại “chộp” được sự kiện bất chợt xuất hiện.
“ Rừng cây” trong khuôn viên Báo Nhân Dân, nhà cao tầng như báo Hà Nội Mới, trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, Intimex, hàng cây đường đôi... đã tạo bóng râm cho cả khu vực dọc phố Lê Thái Tổ. Vì vậy khi chiều đến, mọi người thường ngồi hóng mát trên bờ hồ dọc theo con phố này. Đông người ngồi nhất là khu vực chung quanh trụ sở Đội An ninh trật tự hồ Hoàn kiếm; khu vực đường đôi phố Lê Thái Tổ, Hàng Khay.
Các bà, các chị, mỗi người cầm một chiếc quạt giấy trên tay, vừa quạt vừa kể chuyện con cái, gia đình, sức khỏe. Các anh, các ông thì ngồi nói chuyện thời tiết, chính trị, hoặc nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói Việt Nam. Thanh niên thì ngồi nghe nhạc bằng tai nghe, hoặc đi tập thể dục dắt theo chó cảnh...
Người và vật chiều 9-6, ở hồ cũng giống như những ngày nắng nóng khác ở Hà Nội. Thế là hôm nay đi chung quanh hồ không thu thập được thông tin gì- chúng tôi nghĩ vậy.
Đi qua cổng đền Ngọc Sơn, anh thổi sáo mù vẫn ngồi đó. Anh đang thổi bài bèo dạt mây trôi. Âm thanh của nó dập dềnh theo sóng hồ. Đến đoạn đầu đường đôi Đinh Tiên Hoàng tôi vẫn nghe tiếng sáo. Sao vậy ? Mọi ngày đi đến đây chúng tôi đâu có nghe tiếng sáo ? Âm thanh của nó không thanh mỏng mà lại trầm khàn. Không phải bài bèo dạt mây trôi mà là bài xuân về trên bản mông.... Đó là tiếng sáo mèo. Một cô gái rất trẻ đang ngồi thổi sáo, cạnh cây si già “nghiên hết mình ra hồ “.
Chờ cô gái thổi sáo xong, chúng tôi hỏi từ đâu đến và sao lại ngồi ở đây ? Cô gái đó tên là Nguyễn Mai, quê ở Yên Bái. Nguyễn Mai cho biết: Sáo nứa do chính tay cháu làm và cháu bán với giá 50.000 đồng/ chiếc. Còn chiếc sáo mèo này giá 500.000 đồng. Nhưng có ai mua cháu cũng không bán vì là vật kỷ niệm của cháu.
-Ai dạy cháu thổi sáo ?
- Cháu tự học
Anh bán sáo ở đền Ngọc Sơn khi thổi sáo ít người ngồi cạnh để nghe. Còn khi Nguyễn Mai thổi sáo thì rất nhiều bạn trai đến ngồi nghe. Có điều họ chẳng chịu mua sáo mà cứ ngồi yên, ngắm cô thổi sáo. Cũng có anh mua sáo, rồi ra ngay cây si ngồi để tập thổi.
Với mục đích sưu tầm kỷ vật của những người trong câu chuyện của mình. Tôi đề nghị Nguyễn Mai bán cho tôi một chiếc sáo và ký tên vào đó.
Chiều 15-6, Nguyễn Mai lại đến đúng chỗ tuần trước ngồi và thổi sáo. Nhiều người đã nhận ra Nguyễn Mai, người bán sáo tuần trước.
Tuy vậy ít người biết rằng Nguyễn Mai là sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Lao động –Xã hội Hà Nội. Và cũng ít người biết rằng Nguyễn Mai tự bán những chiếc sáo mình làm ra để lấy tiền tự trang trải cho cuộc sống sinh viên của mình, giảm bớt khó khăn cho bố mẹ ở quê khi lao động cật lực để kiếm tiền gửi ra Hà Nội cho con ăn, học.
Hà Hồng
Xem thêm video
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=961
“ Rừng cây” trong khuôn viên Báo Nhân Dân, nhà cao tầng như báo Hà Nội Mới, trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, Intimex, hàng cây đường đôi... đã tạo bóng râm cho cả khu vực dọc phố Lê Thái Tổ. Vì vậy khi chiều đến, mọi người thường ngồi hóng mát trên bờ hồ dọc theo con phố này. Đông người ngồi nhất là khu vực chung quanh trụ sở Đội An ninh trật tự hồ Hoàn kiếm; khu vực đường đôi phố Lê Thái Tổ, Hàng Khay.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=962
Các bà, các chị, mỗi người cầm một chiếc quạt giấy trên tay, vừa quạt vừa kể chuyện con cái, gia đình, sức khỏe. Các anh, các ông thì ngồi nói chuyện thời tiết, chính trị, hoặc nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói Việt Nam. Thanh niên thì ngồi nghe nhạc bằng tai nghe, hoặc đi tập thể dục dắt theo chó cảnh...
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=963
Người và vật chiều 9-6, ở hồ cũng giống như những ngày nắng nóng khác ở Hà Nội. Thế là hôm nay đi chung quanh hồ không thu thập được thông tin gì- chúng tôi nghĩ vậy.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=964
Đi qua cổng đền Ngọc Sơn, anh thổi sáo mù vẫn ngồi đó. Anh đang thổi bài bèo dạt mây trôi. Âm thanh của nó dập dềnh theo sóng hồ. Đến đoạn đầu đường đôi Đinh Tiên Hoàng tôi vẫn nghe tiếng sáo. Sao vậy ? Mọi ngày đi đến đây chúng tôi đâu có nghe tiếng sáo ? Âm thanh của nó không thanh mỏng mà lại trầm khàn. Không phải bài bèo dạt mây trôi mà là bài xuân về trên bản mông.... Đó là tiếng sáo mèo. Một cô gái rất trẻ đang ngồi thổi sáo, cạnh cây si già “nghiên hết mình ra hồ “.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=965
Chờ cô gái thổi sáo xong, chúng tôi hỏi từ đâu đến và sao lại ngồi ở đây ? Cô gái đó tên là Nguyễn Mai, quê ở Yên Bái. Nguyễn Mai cho biết: Sáo nứa do chính tay cháu làm và cháu bán với giá 50.000 đồng/ chiếc. Còn chiếc sáo mèo này giá 500.000 đồng. Nhưng có ai mua cháu cũng không bán vì là vật kỷ niệm của cháu.
-Ai dạy cháu thổi sáo ?
- Cháu tự học
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=966
Anh bán sáo ở đền Ngọc Sơn khi thổi sáo ít người ngồi cạnh để nghe. Còn khi Nguyễn Mai thổi sáo thì rất nhiều bạn trai đến ngồi nghe. Có điều họ chẳng chịu mua sáo mà cứ ngồi yên, ngắm cô thổi sáo. Cũng có anh mua sáo, rồi ra ngay cây si ngồi để tập thổi.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=967
Với mục đích sưu tầm kỷ vật của những người trong câu chuyện của mình. Tôi đề nghị Nguyễn Mai bán cho tôi một chiếc sáo và ký tên vào đó.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=970
Chiều 15-6, Nguyễn Mai lại đến đúng chỗ tuần trước ngồi và thổi sáo. Nhiều người đã nhận ra Nguyễn Mai, người bán sáo tuần trước.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=969
Tuy vậy ít người biết rằng Nguyễn Mai là sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Lao động –Xã hội Hà Nội. Và cũng ít người biết rằng Nguyễn Mai tự bán những chiếc sáo mình làm ra để lấy tiền tự trang trải cho cuộc sống sinh viên của mình, giảm bớt khó khăn cho bố mẹ ở quê khi lao động cật lực để kiếm tiền gửi ra Hà Nội cho con ăn, học.
Hà Hồng
Xem thêm video