Chàng trai tài hoa
Thường xuyên đi bộ chung quanh hồ chúng tôi may mắn gặp rất nhiều người khéo tay. Người thì làm hoa bằng gỗ, người thì làm con châu chấu từ lá dừa, làm nhà bằng que diêm...
Ngày 15-09-2013, đi đến khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, chúng tôi gặp một chàng trai tài hoa. Với chiếc dao, kéo nhỏ, mấy đoạn tre, và một lọ keo con voi, loáng một cái chàng trai đã làm xong hình một người đàn ông đang đạp xe thồ và đẩy xe thồ.
Chàng trai đó tên là Bùi Văn Lâm, vừa tốt nghiệp Trường đại học Ngoại thương năm 2012. Trong thời gian đi xin việc, có ai nhờ làm gia sư, dạy tiếng Anh, Bùi Văn Lâm cũng đi mỗi buổi được trả 200 nghìn đồng. Những lúc không đi dạy thì ra hồ ngồi “chế tác” người và xe đạp thồ bằng tre.
- Vì sao Bùi Văn Lâm lại có ý tưởng này ?
- Nhà em quê ở Thái Bình. Trước kia bố em thường dùng xe thồ để chở lúa từ ngoài đồng về, nay các gia đình đều dùng xe máy . Xe thồ trở thành vật cổ, nhiều nhà dựng xó bếp. Em nẩy ra ý định làm những mô hình này để nhớ lại những ngày cùng bố chở lúa, cùng mẹ chở rau ra chợ để bán bằng xe thồ.
Bùi Văn Lâm kể tiếp: Không ngờ khi làm xong, rất nhiều khách du lịch hỏi mua làm đồ lưu niệm. Nhiều người có thời gian ngồi nghe em kể chuyện về lịch sử xe thồ ở Việt Nam; vai trò của xe thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; trong thời bao cấp. Khi nghe xong họ thường mua với giá cao. Nhiều người cũng góp ý với em cách “ chế tác “ và đóng gói sản phẩm như: phải làm tinh xảo hơn nữa, có hộp để khách du lịch dễ vận chuyển. Điều quan trọng là phải biết thổi hồn vào từng sản phẩm thì sản phẩm đó mới bán được giá cao.
Bùi Văn Lâm tâm sự: Em đang thăm dò thị trường nếu nhiều người thích loại sản phẩm này em sẽ về quê huy động thanh niên địa phương cùng làm để mang ra Hà Nội bán cho khách du lịch.
Thấy chúng tôi thích thú với sản phẩm xe đạp thồ, Bùi Văn Lâm đã tặng chúng tôi sản phẩm em vừa “chế tác” xong. Không những thế Bùi Văn Lâm còn ghi ngày tháng và ký vào sản phẩm. Chúng tôi gửi tiền, Bùi Văn Lâm trả lại. Nói mãi em mới nhận với lý do: “ Coi như đây là khoản các anh ủng hộ tài năng trẻ “. Thế là, trong bảo tàng kỷ vật những nhân vật bên hồ của chúng tôi lại có thêm hiện vật người đàn ông với chiếc xe đạp thồ- sản phẩm của một chàng trai tài hoa.
Chiều tối hôm sau, trời se lạnh, chúng tôi lại thấy chàng trai cao gầy Bùi Văn Lâm đi chung quanh hồ với những đồ lưu niệm mới làm trên tay....Chúng tôi hỏi đã ăn cơm tối chưa mà giờ này còn đi bán đồ lưu niệm? Không trả lời, Bùi Văn Lâm chỉ cười. Rồi người thanh niên đó lẫn vào trong đám đông, trên tay cầm đồ lưu niệm người đàn ông với chiếc xe thồ.
Xem ra việc mưu sinh của chàng trai tài hoa muốn trụ lại đất Hà Thành còn nhiều vất vả, nhọc nhằn.
Hà Hồng
Chàng trai đó tên là Bùi Văn Lâm, vừa tốt nghiệp Trường đại học Ngoại thương năm 2012. Trong thời gian đi xin việc, có ai nhờ làm gia sư, dạy tiếng Anh, Bùi Văn Lâm cũng đi mỗi buổi được trả 200 nghìn đồng. Những lúc không đi dạy thì ra hồ ngồi “chế tác” người và xe đạp thồ bằng tre.
- Vì sao Bùi Văn Lâm lại có ý tưởng này ?
- Nhà em quê ở Thái Bình. Trước kia bố em thường dùng xe thồ để chở lúa từ ngoài đồng về, nay các gia đình đều dùng xe máy . Xe thồ trở thành vật cổ, nhiều nhà dựng xó bếp. Em nẩy ra ý định làm những mô hình này để nhớ lại những ngày cùng bố chở lúa, cùng mẹ chở rau ra chợ để bán bằng xe thồ.
Bùi Văn Lâm kể tiếp: Không ngờ khi làm xong, rất nhiều khách du lịch hỏi mua làm đồ lưu niệm. Nhiều người có thời gian ngồi nghe em kể chuyện về lịch sử xe thồ ở Việt Nam; vai trò của xe thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; trong thời bao cấp. Khi nghe xong họ thường mua với giá cao. Nhiều người cũng góp ý với em cách “ chế tác “ và đóng gói sản phẩm như: phải làm tinh xảo hơn nữa, có hộp để khách du lịch dễ vận chuyển. Điều quan trọng là phải biết thổi hồn vào từng sản phẩm thì sản phẩm đó mới bán được giá cao.
Bùi Văn Lâm tâm sự: Em đang thăm dò thị trường nếu nhiều người thích loại sản phẩm này em sẽ về quê huy động thanh niên địa phương cùng làm để mang ra Hà Nội bán cho khách du lịch.
Thấy chúng tôi thích thú với sản phẩm xe đạp thồ, Bùi Văn Lâm đã tặng chúng tôi sản phẩm em vừa “chế tác” xong. Không những thế Bùi Văn Lâm còn ghi ngày tháng và ký vào sản phẩm. Chúng tôi gửi tiền, Bùi Văn Lâm trả lại. Nói mãi em mới nhận với lý do: “ Coi như đây là khoản các anh ủng hộ tài năng trẻ “. Thế là, trong bảo tàng kỷ vật những nhân vật bên hồ của chúng tôi lại có thêm hiện vật người đàn ông với chiếc xe đạp thồ- sản phẩm của một chàng trai tài hoa.
Chiều tối hôm sau, trời se lạnh, chúng tôi lại thấy chàng trai cao gầy Bùi Văn Lâm đi chung quanh hồ với những đồ lưu niệm mới làm trên tay....Chúng tôi hỏi đã ăn cơm tối chưa mà giờ này còn đi bán đồ lưu niệm? Không trả lời, Bùi Văn Lâm chỉ cười. Rồi người thanh niên đó lẫn vào trong đám đông, trên tay cầm đồ lưu niệm người đàn ông với chiếc xe thồ.
Xem ra việc mưu sinh của chàng trai tài hoa muốn trụ lại đất Hà Thành còn nhiều vất vả, nhọc nhằn.