Hồ Lục thủy
Hơn 600 năm trước hồ Hoàn Kiếm có tên là hồ Lục Thủy. Người dân Hà Nội gọi là thế bởi mặt nước hồ lúc nào cũng xanh ngăn ngắt. Nhiều lúc bầu trời, mặt nước lẫn vào nhau, chẳng biết “ đường nào mà lần “ !
Tôi giám tự tin mà khoe rằng, mình hạnh phúc hơn nhiều người yêu hồ Hoàn Kiếm, bởi đã được nhiều lần được ngồi trên thuyền lướt nhẹ nhàng trên mặt hồ. Đó là những lần theo các nhà khoa học ra hồ khảo sát, đo đạc.
Trên bờ, nhìn hồ nhỏ là thế, nhưng khi ngồi trên thuyền ở giữa hồ thì thấy mặt hồ rộng mênh mông, lộng gió. Lần nào ra hồ là lần đó chúng tôi luôn thấy cảm giác êm ái, dễ chịu. Nhiều lần Cụ Rùa nổi sát thuyền và bơi cùng chúng tôi. Chao tay xuống nước, chúng tôi đã nhìn thấy trong lòng bàn tay một chút nước hồ với vô vàn chấm xanh li ti. Chính những chấm xanh li ti trong nước đó là loại tảo lam. Loại tảo này đã làm nên mầu xanh đặc thù của hồ Lục thủy.
Theo các nhà khoa học thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống ( BIOLAP ), sau khi triển khai Dự án:” Bảo vệ nguồn gien vi tảo, đặc hữu quý hiếm ở hồ Hoàn Kiếm“: Nước hồ Hoàn Kiếm luôn có mầu xanh lam. Đó là sự nở hoa của nước. Phân tích các mẫu nước nở hoa các nhà khoa học nhận thấy chúng rất phong phú về thành phần loài vi tảo, bao gồm 81 taxon ( đơn vị khoa học ). Trong đó có 18 loài vi khuẩn lam hay tảo lam ( chiếm 22% ), 60 loài tảo lục ( chiếm 74% )....
Trong hồ Hoàn Kiếm có những chủng tảo độc, có tên khoa học là: Alphanizomenon, M. aerufinofa, M. wesenbengi... trong đó chủng M.aerufinofa rất độc, sinh ra độc tố microrystin có khả năng gây độc tố gan, suy giảm trí nhớ, tê liệt thần kinh, co cơ, choáng váng... nếu ở hàm lượng cao có thể dẫn đến tử vong. Đây là một loài tảo độc xuất hiện hầu hết ở các hồ trên thế giới.
GS TSKH Dương Đức Tiến ( Đại học Quốc gia Hà Nội ), sau nhiều năm nghiên cứu tảo ở hồ Hoàn Kiếm đã tìm ra một loài tảo mới ở đây. Đó là tảo M. Botrys. Điều đáng chú ý là tảo độc ở hồ Hoàn Kiếm có thể được tách triết để làm thuốc chữa bệnh cho con người.
Theo GS.TS Đặng Đình Kim ( Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ): Tảo độc thường chứa từ 50-70% protein. Sau khi chết đi , xác các loài tảo tích tụ tại đáy hồ ngày càng dày thêm . Điều này không chỉ làm nông hồ mà còn làm suy giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước hồ, giải phóng khí có hại và làm nước hồ nhiều lúc có mùi hôi thối. Điều đó lý giải vì sao có thời điểm cá ở hồ Hoàn Kiếm chết hàng loạt, hay cả người, đầu Cụ Rùa phủ toàn mầu đen, mà nhiều người ngỡ là bùn.
Làm thế nào để nước hồ Hoàn Kiếm luôn luôn xanh và không còn tảo độc? Để giải đáp câu hỏi này theo chúng tôi phải hình thành một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, với sự tham gia của các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực tảo hồ nước ngọt. Rất mong các cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt đề tài nói trên. Nói là sớm, bởi nếu không làm, có lúc chúng ta sẽ khóc cùng với nhà thơ Lê Hoài Nguyên:
Hà Hồng
Tôi giám tự tin mà khoe rằng, mình hạnh phúc hơn nhiều người yêu hồ Hoàn Kiếm, bởi đã được nhiều lần được ngồi trên thuyền lướt nhẹ nhàng trên mặt hồ. Đó là những lần theo các nhà khoa học ra hồ khảo sát, đo đạc.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040210x/lucthuyhhkx1.jpg
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040210x/lucthuyhhkx2.jpg
Trên bờ, nhìn hồ nhỏ là thế, nhưng khi ngồi trên thuyền ở giữa hồ thì thấy mặt hồ rộng mênh mông, lộng gió. Lần nào ra hồ là lần đó chúng tôi luôn thấy cảm giác êm ái, dễ chịu. Nhiều lần Cụ Rùa nổi sát thuyền và bơi cùng chúng tôi. Chao tay xuống nước, chúng tôi đã nhìn thấy trong lòng bàn tay một chút nước hồ với vô vàn chấm xanh li ti. Chính những chấm xanh li ti trong nước đó là loại tảo lam. Loại tảo này đã làm nên mầu xanh đặc thù của hồ Lục thủy.
Theo các nhà khoa học thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống ( BIOLAP ), sau khi triển khai Dự án:” Bảo vệ nguồn gien vi tảo, đặc hữu quý hiếm ở hồ Hoàn Kiếm“: Nước hồ Hoàn Kiếm luôn có mầu xanh lam. Đó là sự nở hoa của nước. Phân tích các mẫu nước nở hoa các nhà khoa học nhận thấy chúng rất phong phú về thành phần loài vi tảo, bao gồm 81 taxon ( đơn vị khoa học ). Trong đó có 18 loài vi khuẩn lam hay tảo lam ( chiếm 22% ), 60 loài tảo lục ( chiếm 74% )....
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040210x/lucthuyhhkx3.jpg
Trong hồ Hoàn Kiếm có những chủng tảo độc, có tên khoa học là: Alphanizomenon, M. aerufinofa, M. wesenbengi... trong đó chủng M.aerufinofa rất độc, sinh ra độc tố microrystin có khả năng gây độc tố gan, suy giảm trí nhớ, tê liệt thần kinh, co cơ, choáng váng... nếu ở hàm lượng cao có thể dẫn đến tử vong. Đây là một loài tảo độc xuất hiện hầu hết ở các hồ trên thế giới.
GS TSKH Dương Đức Tiến ( Đại học Quốc gia Hà Nội ), sau nhiều năm nghiên cứu tảo ở hồ Hoàn Kiếm đã tìm ra một loài tảo mới ở đây. Đó là tảo M. Botrys. Điều đáng chú ý là tảo độc ở hồ Hoàn Kiếm có thể được tách triết để làm thuốc chữa bệnh cho con người.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040210x/lucthuyhhkx4.jpg
Theo GS.TS Đặng Đình Kim ( Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ): Tảo độc thường chứa từ 50-70% protein. Sau khi chết đi , xác các loài tảo tích tụ tại đáy hồ ngày càng dày thêm . Điều này không chỉ làm nông hồ mà còn làm suy giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước hồ, giải phóng khí có hại và làm nước hồ nhiều lúc có mùi hôi thối. Điều đó lý giải vì sao có thời điểm cá ở hồ Hoàn Kiếm chết hàng loạt, hay cả người, đầu Cụ Rùa phủ toàn mầu đen, mà nhiều người ngỡ là bùn.
Làm thế nào để nước hồ Hoàn Kiếm luôn luôn xanh và không còn tảo độc? Để giải đáp câu hỏi này theo chúng tôi phải hình thành một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, với sự tham gia của các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực tảo hồ nước ngọt. Rất mong các cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt đề tài nói trên. Nói là sớm, bởi nếu không làm, có lúc chúng ta sẽ khóc cùng với nhà thơ Lê Hoài Nguyên:
Nếu như một ngày
Loài tảo xanh ngắt kia chết đi
Những con rùa của tổ tiên để lại chết đi
Hồ Gươm chết.
Hà Hồng