Ô kìa mùa xuân đã đến !
Trời nóng 28-29 độ C, tất bật công việc cuối năm, lo tổng kết, viết bài Tết, đi cám ơn cộng tác viên...chúng tôi đâu có chú ý gì đất trời đang chuyển mùa.
Sáng mồng một Tết, trong tiết trời se lạnh ( nhiệt độ chừng 14-17 độ C), chúng tôi lại tự thưởng cho mình một món quà đặc biệt: Đi dạo quanh hồ. Nghe tiếng chim hót trên cành cây, ngẩng đầu lên, cảm giác ngỡ ngàng làm ta phải thốt lên: ơ kìa mùa xuân đã đến!
Ngọn cỏ bị vít cong xuống bởi những hạt mưa to bằng đầu que tăm. Những chiếc lá non tơ phớt đỏ mới bật khỏi cành cây bằng lăng đối diện với báo Hà Nội Mới sau đêm 30. Trên cành cây bàng già cạnh quán Cà-phê Hapro, những mầm lá xanh non mọc thẳng như những ngọn nến trong đêm hội. Mầm lá non, mưa bụi, trời se lạnh, thưa vắng người đi dạo là hình ảnh đặc trưng của hồ Hoàn Kiếm vào ngày mồng một Tết mỗi năm. Có ông cụ râu tóc bạc phơ chống gậy đi thong thả trên trên phố Hàng Trống.
Vào thời khắc đầu năm mới, những người chúng tôi gặp nhiều nhất đó là những bác “phó nháy” lãng mạn. Họ rời khỏi nhà từ sáng sớm, đi lang thang trong phố cổ, quanh hồ Hoàn Kiếm để ghi lại sự vắng vẻ, tĩnh lặng, vẻ đẹp sâu lắng của những con phố, những ngôi nhà cũ, cổ vắng bóng người.
Một bác “ phó nháy ” tâm sự: đi chụp ảnh phố cổ vào thời khắc đầu năm mới này, mình có cảm giác như đang được trở về với quá khứ, như đi trên những con phố trong các bức ảnh chụp Hà Nội đầu thế kỷ XX. Để cảm giác đó thật hơn khi đi các bạn nên nhìn lên tầng hai bởi ở đó kiến trúc của ngôi nhà gần như được bảo tồn nguyên vẹn, không bị thay đổi nhiều như tầng một. Bác “ phó nháy “ cười vang: Mọi người ở trong nhà hết để mình ta lang thang trên phố !
Âm thanh đặc trưng nhất của ngày sáng mồng một Tết đó là tiếng rao của người bán hàng rong đi trên chiếc xe đạp. Đường vắng, không gian tĩnh lặng, do vậy tiếng rao rõ từng lời: “ Muối đây, ai mua muối nào”....” Muối đây, ai mua muối nào”...
Bà bán bánh bao ở phố Lương Văn Can, cầm túi muối vừa mua và giảng giải cho chúng tôi nghe quan niệm của người Hà Nội xưa: Muối là một trong bẩy loại thực phẩm quan trọng nhất của người phương Đông. Mọi người mua muối đầu năm để cầu mong sự may mắn cho cả gia đình. Muối có màu trong suốt, biểu tượng cho sự sạch sẽ, tinh khiết, tượng trưng cho tình cảm tốt đẹp, đằm thắm, sự hòa hợp trong ứng xử giữa con người với con người.
Món quà đầu tiên chúng tôi mang về nhà ngày mồng một Tết Canh Dần đó là những bức ảnh đường phố Hà Nội vắng lặng và túi muối trong suốt.
Hà Hồng
Sáng mồng một Tết, trong tiết trời se lạnh ( nhiệt độ chừng 14-17 độ C), chúng tôi lại tự thưởng cho mình một món quà đặc biệt: Đi dạo quanh hồ. Nghe tiếng chim hót trên cành cây, ngẩng đầu lên, cảm giác ngỡ ngàng làm ta phải thốt lên: ơ kìa mùa xuân đã đến!
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d180210x/xuan2010hhkx1.jpg
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d180210x/xuan2010hhkx2.jpg
Ngọn cỏ bị vít cong xuống bởi những hạt mưa to bằng đầu que tăm. Những chiếc lá non tơ phớt đỏ mới bật khỏi cành cây bằng lăng đối diện với báo Hà Nội Mới sau đêm 30. Trên cành cây bàng già cạnh quán Cà-phê Hapro, những mầm lá xanh non mọc thẳng như những ngọn nến trong đêm hội. Mầm lá non, mưa bụi, trời se lạnh, thưa vắng người đi dạo là hình ảnh đặc trưng của hồ Hoàn Kiếm vào ngày mồng một Tết mỗi năm. Có ông cụ râu tóc bạc phơ chống gậy đi thong thả trên trên phố Hàng Trống.
Vào thời khắc đầu năm mới, những người chúng tôi gặp nhiều nhất đó là những bác “phó nháy” lãng mạn. Họ rời khỏi nhà từ sáng sớm, đi lang thang trong phố cổ, quanh hồ Hoàn Kiếm để ghi lại sự vắng vẻ, tĩnh lặng, vẻ đẹp sâu lắng của những con phố, những ngôi nhà cũ, cổ vắng bóng người.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d180210x/xuan2010hhkx3.jpg
Một bác “ phó nháy ” tâm sự: đi chụp ảnh phố cổ vào thời khắc đầu năm mới này, mình có cảm giác như đang được trở về với quá khứ, như đi trên những con phố trong các bức ảnh chụp Hà Nội đầu thế kỷ XX. Để cảm giác đó thật hơn khi đi các bạn nên nhìn lên tầng hai bởi ở đó kiến trúc của ngôi nhà gần như được bảo tồn nguyên vẹn, không bị thay đổi nhiều như tầng một. Bác “ phó nháy “ cười vang: Mọi người ở trong nhà hết để mình ta lang thang trên phố !
Âm thanh đặc trưng nhất của ngày sáng mồng một Tết đó là tiếng rao của người bán hàng rong đi trên chiếc xe đạp. Đường vắng, không gian tĩnh lặng, do vậy tiếng rao rõ từng lời: “ Muối đây, ai mua muối nào”....” Muối đây, ai mua muối nào”...
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d180210x/xuan2010hhkx4.jpg
Bà bán bánh bao ở phố Lương Văn Can, cầm túi muối vừa mua và giảng giải cho chúng tôi nghe quan niệm của người Hà Nội xưa: Muối là một trong bẩy loại thực phẩm quan trọng nhất của người phương Đông. Mọi người mua muối đầu năm để cầu mong sự may mắn cho cả gia đình. Muối có màu trong suốt, biểu tượng cho sự sạch sẽ, tinh khiết, tượng trưng cho tình cảm tốt đẹp, đằm thắm, sự hòa hợp trong ứng xử giữa con người với con người.
Món quà đầu tiên chúng tôi mang về nhà ngày mồng một Tết Canh Dần đó là những bức ảnh đường phố Hà Nội vắng lặng và túi muối trong suốt.
Hà Hồng