Hướng tới một trung tâm thời trang của cả nước và khu vực
Hoành tráng, sâu lắng, sang trọng, mềm mại, đó là cảm nhận của chúng tôi khi dự Lễ khai mạc Festival Áo dài Hà Nội 2016 tại Quảng trường Đoan Môn - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tối 14-10 với chủ đề “Hà Nội và mẹ”.
Tham gia Festival Áo dài Hà Nội có 32 nhà thiết kế của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Thông qua các bộ áo dài của mình, mỗi nhà thiết kế mang đến Festival một phong cách, một dấu ấn sáng tạo khác nhau, tất cả tạo nên những sắc màu đa dạng tôn vinh vẻ đẹp áo dài. Có khoảng 300 người mẫu tham gia. Người mẫu nào trông cũng xinh sắn, dáng đi mềm mại, ung ung và luôn nở nụ cười trên môi. Đó sẽ là sức hút rất mạnh đối với du khách mỗi lần Hà Nội tổ chức Festival thời trang áo dài nói riêng và thời trang nói chung. Trong số những người tham gia trình diễn chúng tôi thấy có nhân vật đặc biệt là cụ bà Nguyễn Thị Sính (90 tuổi) - phu nhân cố danh họa Bùi Xuân Phái; những nghệ sĩ tên tuổi của làng sân khấu - điện ảnh như: NSNS Trà Giang, NSND Ngọc Lan, NSND Minh Châu, NSƯT Thanh Loan, NSƯT Thanh Tú, NSƯT Kim Tiến, NSƯT Vũ Dậu, NSND Diệu Thuần, NSND Lan Hương, NSND Thu Quế, NSƯT Chiều Xuân, NSƯT Thu Hà...…Ba nghệ sĩ nam cùng tham gia là: NSND Tiến Hợi, NSND Trần Nhượng, NSƯT Đỗ Kỷ.
Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, Trưởng Ban Tổ chức Festival Áo dài Hà Nội 2016 cho biết: “Tổ chức Festival Áo dài Hà Nội 2016 là bước đi chiến lược của thành phố để tiến gần hơn tới mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thời trang của cả nước và khu vực”. Trang phục truyền thống của mỗi quốc gia đều ẩn chứa những tinh hoa văn hóa đặc sắc, có khả năng khơi gợi cảm xúc, mong muốn khám phá của khách du lịch khi đặt chân đến một đất nước. Nếu như Hàn Quốc có hanbok, Nhật Bản có kimono, Scotland có váy kilt... thì Việt Nam được biết đến với tà áo dài duyên dáng. Áo dài đại diện cho người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, e lệ... nhưng lại ẩn chứa nét đẹp yêu kiều, căng tràn sức sống. Tôi cho rằng hình ảnh người con gái trong tà áo dài gắn với cuộc sống của người Hà Nội, với những điểm đến du lịch hay hòa mình vào các cánh đồng hoa của bốn mùa, đi trên những con đường rợp bóng mát của mùa hạ hoặc trải đầy lá vàng của mùa thu… đã góp phần không nhỏ trong việc đem lại những ấn tượng đầu tiên về hình ảnh tươi đẹp của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung đến với du khách quốc tế”.
NSND Trần Nhượng lịch lãm xuất hiện trong chiếc áo dài do nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam thiết kế, chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một Festival Áo dài lớn và chuyên nghiệp như thế này. Địa điểm tổ chức là Hoàng thành Thăng Long lại càng ý nghĩa. Và tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được góp một phần nhỏ bé của mình trong sự kiện trọng đại này”. Phần trình diễn đưa lại cảm nhận về sự sang trọng, đài các mà những tà áo dài có thể đưa lại cho người mặc. Những gam màu sang trọng như đỏ, tím, xanh biển sẫm, vàng… tạo nên những mảng màu ấm cúng trên sân khấu trong tiết trời Hà Nội se lạnh buổi vào thu.
Việc tổ chức thành công Đêm trình diễn áo dài với chủ đề “ Hương sắc tháng 10” tại cổng đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, ngày 10-10 và Festival Áo dài tại Quảng trường Đoan Môn - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, ngày 14-10, đã cho thấy các cấp chính quyền của TP Hà Nội, các nhà thiết kế thời trang và mỗi người dân đang cùng hợp sức để thực hiện chiến lược: Xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm thời trang của cả nước và khu vực.
Tham gia Festival Áo dài Hà Nội có 32 nhà thiết kế của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Thông qua các bộ áo dài của mình, mỗi nhà thiết kế mang đến Festival một phong cách, một dấu ấn sáng tạo khác nhau, tất cả tạo nên những sắc màu đa dạng tôn vinh vẻ đẹp áo dài. Có khoảng 300 người mẫu tham gia. Người mẫu nào trông cũng xinh sắn, dáng đi mềm mại, ung ung và luôn nở nụ cười trên môi. Đó sẽ là sức hút rất mạnh đối với du khách mỗi lần Hà Nội tổ chức Festival thời trang áo dài nói riêng và thời trang nói chung. Trong số những người tham gia trình diễn chúng tôi thấy có nhân vật đặc biệt là cụ bà Nguyễn Thị Sính (90 tuổi) - phu nhân cố danh họa Bùi Xuân Phái; những nghệ sĩ tên tuổi của làng sân khấu - điện ảnh như: NSNS Trà Giang, NSND Ngọc Lan, NSND Minh Châu, NSƯT Thanh Loan, NSƯT Thanh Tú, NSƯT Kim Tiến, NSƯT Vũ Dậu, NSND Diệu Thuần, NSND Lan Hương, NSND Thu Quế, NSƯT Chiều Xuân, NSƯT Thu Hà...…Ba nghệ sĩ nam cùng tham gia là: NSND Tiến Hợi, NSND Trần Nhượng, NSƯT Đỗ Kỷ.
Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, Trưởng Ban Tổ chức Festival Áo dài Hà Nội 2016 cho biết: “Tổ chức Festival Áo dài Hà Nội 2016 là bước đi chiến lược của thành phố để tiến gần hơn tới mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thời trang của cả nước và khu vực”. Trang phục truyền thống của mỗi quốc gia đều ẩn chứa những tinh hoa văn hóa đặc sắc, có khả năng khơi gợi cảm xúc, mong muốn khám phá của khách du lịch khi đặt chân đến một đất nước. Nếu như Hàn Quốc có hanbok, Nhật Bản có kimono, Scotland có váy kilt... thì Việt Nam được biết đến với tà áo dài duyên dáng. Áo dài đại diện cho người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, e lệ... nhưng lại ẩn chứa nét đẹp yêu kiều, căng tràn sức sống. Tôi cho rằng hình ảnh người con gái trong tà áo dài gắn với cuộc sống của người Hà Nội, với những điểm đến du lịch hay hòa mình vào các cánh đồng hoa của bốn mùa, đi trên những con đường rợp bóng mát của mùa hạ hoặc trải đầy lá vàng của mùa thu… đã góp phần không nhỏ trong việc đem lại những ấn tượng đầu tiên về hình ảnh tươi đẹp của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung đến với du khách quốc tế”.
Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Minh Hạnh, Giám đốc Sáng tạo của Festival Áo dài Hà Nội 2016, cho rằng, tạo nên sức sống mới trên nền tinh hoa Hà Nội cho những tà áo dài truyền thống không phải là điều dễ dàng. “Đụng” vào áo dài là khó, áo dài về Hà Nội lại càng khó gấp trăm vạn lần. Thế nhưng, bài toán khó này đã được các nhà thiết kế giải quyết một cách hấp dẫn, cuốn hút bằng những ý tưởng sáng tạo của mình. Với hình ảnh những nàng tố nữ, con đường gốm sứ, Khuê Văn Các, tháp Rùa, tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, phố cổ Hà Nội, thậm chí cả những bức tranh cổ động…, các nhà thiết kế đã xử lý bằng kỹ thuật rất mới làm cho chiếc áo dài rất hiện đại mà vẫn mềm mại, duyên dáng. Một số người còn chọn hội họa làm cảm hứng để thiết kế áo dài, trong đó có tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái, Trần Nguyên Đán, Phạm Bình Chương…Tâm sự về lý do chọn Hoàng thành Thăng Long, một di sản văn hóa để tổ chức Festival Áo dài Hà Nội 2016, nhà thiết kế Minh Hạnh cho rằng Hà Nội có rất nhiều địa điểm đẹp, không phải là vẻ đẹp do con người mới tạo ra mà là vẻ đẹp của lịch sử. Bộ áo dài cũng là một trang phục chứa đựng tính lịch sử lâu đời, khi được đặt trong không gian này sẽ truyền tải được rất nhiều thông điệp. Áo dài là một biểu trưng đặc sắc của văn hóa, thời trang sẽ không thể phát triển khi không có nguồn gốc từ bản sắc.
NSND Trần Nhượng lịch lãm xuất hiện trong chiếc áo dài do nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam thiết kế, chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một Festival Áo dài lớn và chuyên nghiệp như thế này. Địa điểm tổ chức là Hoàng thành Thăng Long lại càng ý nghĩa. Và tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được góp một phần nhỏ bé của mình trong sự kiện trọng đại này”. Phần trình diễn đưa lại cảm nhận về sự sang trọng, đài các mà những tà áo dài có thể đưa lại cho người mặc. Những gam màu sang trọng như đỏ, tím, xanh biển sẫm, vàng… tạo nên những mảng màu ấm cúng trên sân khấu trong tiết trời Hà Nội se lạnh buổi vào thu.
Việc tổ chức thành công Đêm trình diễn áo dài với chủ đề “ Hương sắc tháng 10” tại cổng đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, ngày 10-10 và Festival Áo dài tại Quảng trường Đoan Môn - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, ngày 14-10, đã cho thấy các cấp chính quyền của TP Hà Nội, các nhà thiết kế thời trang và mỗi người dân đang cùng hợp sức để thực hiện chiến lược: Xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm thời trang của cả nước và khu vực.