Du lịch ngắm cửa hoa sắt
Người Ai Cập từ một nghìn năm trước đã biết dùng rìu sắt và thuổng để xây dựng hầm mộ và cung điện. Ở châu Âu từ thế kỷ 17 các nghệ sỹ và thợ rèn đã đưa hoa sắt trang trí theo phong cách Barốc phát triển tới đỉnh cao. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở châu Âu, sắt thép hóa thân thành hoa lá tạo nên vẻ diễm lệ, thanh thoát cho những chiếc cổng sắt, lan can, ban công nặng nề.
Ở nước ta, nghề rèn sắt vốn không được coi trọng. Thợ rèn chỉ biết rèn cầy bừa, dao, kéo, rìu, búa...Nghề làm cửa hoa sắt không biết du nhập vào nước ta từ thời gian nào. Tuy vậy nhìn các ngôi nhà cổ ở Hà Nội nói chung và chung quanh hồ Hoàn Kiếm nói riêng, chúng ta có thể thấy nghề làm cửa hoa sắt bùng nổ vào thời điểm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có thể sau thời điểm 1883, khi Thực dận Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai.
Khi Pháp quy hoạch Hà Nội, xây dựng các công trình kiến trúc theo hình dáng các công trình ở Pháp. Tất nhiên các cánh cổng sắt, lan can, ban công với các bông hoa sắt sẽ được trở từ bên Pháp sang. Sau này nó được chính những người thợ rèn tài hoa nước ta tự làm. Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông-Tây đã tạo nên nét đẹp trong họa tiết cửa hoa sắt của nước ta.
Hoa văn cửa sắt của châu Âu nặng tính kể tả, chú trọng hữu hình. Ngược lại hoa văn phương đông lại giầu tính tượng trưng, chú trọng vào cái vô hình, cách điệu.
Không rập khuôn họa tiết của Pháp, những người thợ tài hoa đã biến những thanh thép vô hồn thành những bông hoa, họa tiết á đông như chữ Vạn, Phúc, Thọ.
Cách đây hơn 100 năm, cửa hoa sắt được làm không phải dùng các mối hàn như bây giờ mà bằng đinh tán. Các chi tiết gắn kết với nhau bằng những chiếc đinh tán ri-vê, sau khi được nung nóng, rèn tán theo hình vẽ.
Khi đến khảo sát ngôi nhà cổ 300 năm là đền thờ của dòng họ Bùi ở ngõ Phất Lộc ( quận Hoàn Kiếm ), chúng tôi phát hiện có một chiếc cửa sổ gỗ rất cũ. Các tấm gỗ của cửa được gắn kết với nhau bằng hai chiếc lập là sắt. Lập là sắt đó gắn với các tâm gỗ bằng những chiếc đinh tán.
Dạo khắp 36 phố cũ, cổ của Hà Nội, chúng ta thấy những người thợ rèn tài ba đã để lại cho hậu thế những cánh cổng sắt độc nhất vô nhị : Cổng Nhà Khách Chính phủ, Phủ chủ tịch, Ngân Hàng Nhà nước, 48 Tăng Bạt Hổ; 50 Phù Đổng Thiên Vương;70 Bà Triệu, 19 Lê Thánh Tông...
Sau nhiều năm đi bộ bên hồ, chúng tôi đã xây dựng những chương trình du lịch với các chủ đề khác nhau. Thí dụ như chủ để: “Tìm lại hương vị thời bao cấp“; “ cây thế chung quanh hồ”; “ hồ Hoàn Kiếm xưa-nay ”....
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một chương trình du lịch mới chung quanh hồ đó là, chương trình ngắm cửa hoa sắt chung quanh hồ.
Nào các bạn hãy cùng chúng tôi bắt đầu tua du lịch. Điểm xuất phát là quán nước chè tại số nhà 134 phố Hàng Trống. Ngồi uống nước chè, các bạn có thể ngắm chiếc cổng có hoa sắt phía đằng sau chị bán nước chè. Cửa hoa sắt đã cũ hoen rỉ, nhưng đường nét rất ấn tượng khỏe khoắn.
Cách đó khoảng 50 m theo hướng phố Lê Thái tổ là ngôi nhà số 138 phố Hàng Trống, ( ngôi nhà bí hiểm mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu với bạn đọc ). Ngôi nhà này đã bị phá cùng với khách sạn Phú Gia (136 phố Hàng Trống ). Khi ngôi nhà này bị phá chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh công nhân chuyển lan can sắt đi. Mong rằng nó không bị đưa vào nồi nấu kim loại mà được giữ lại để làm đẹp cho ban công một ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp.
Dọc theo phố Lê Thái Tổ có nhiều ngôi nhà còn giữ lại cửa hoa sắt trên cửa ra vào, cửa sổ. Trong đó có báo Hà Nội Mới (số nhà 44). Đối chiếu với các bức ảnh cũ chụp Đồn công an quận Hoàn Kiếm ( số 2 phố Tràng Thi ), ta có thể thấy cổng sắt ở đây còn nguyên vẹn, có độ tuổi hơn 100 năm.
Phố Hàng Khay gần như không còn cửa hoa sắt nào cũ, cổ với độ tuổi hơn 100 năm. Ở tầng một, cửa hoa sắt ngày xưa đã được thay thế bằng cửa xếp, để phục vụ cho việc bán hàng.
Trên phố Đinh Tiên Hoàng cửa hoa sắt số nhà 91 và Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch ( số nhà 43 ) gần như còn nguyên vẹn. Trên tầng hai các ngôi nhà đối với đường đôi phố Đinh Tiên Hoàng có rất nhiều cửa hoa sắt tồn tại trên dưới 100 năm. Thí dụ như của hoa sắt tầng hai nhà số 53.
Trên phố Lê Thái Tổ đoạn từ Thủy Tạ đến Nhà Khai Trí Tiến Đức cũ, còn một cổng sắt rất quý đó là cổng sắt khu tưởng niệm vua Lê ( số nhà 14 ). Từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, cổng khu tưởng niệm vua Lê đóng chặt, nơi đây bỏ hoang, lá sấu dầy từ 10-20 cm. Vào những ngày Tết, chỗ này được dùng để ném bóng, tung vòng có thưởng. Chúng tôi thường được bố, mẹ dẫn đến đây chơi vào những ngày Tết, khi còn Câu lạc bộ Thống nhất. Sau này khi khu tượng đài được đầu tư sửa chữa thì chiếc cổng sắt được mở. Tuy đã có một vài chỗ hoen rỉ, mọt, nhưng nhìn chung cửa còn chắc chắn. Bản lề của bằng thép tán to bằng cổ tay.
Cùng với thời gian, nhiều thứ bị hủy hoại do thời tiết hoặc thái độ thờ ơ của con người. Mong sao các cấp có thẩm quyền của thành phố nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng có kế hoạch bảo tồn khôi phục và phát triển cửa hoa sắt để thế hệ hôm nay và mai sau tự hào về sự khéo léo , tài hoa của những người thợ uốn cửa sắt Việt Nam./.
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040410x/hoasathhkx1.jpg
Ở nước ta, nghề rèn sắt vốn không được coi trọng. Thợ rèn chỉ biết rèn cầy bừa, dao, kéo, rìu, búa...Nghề làm cửa hoa sắt không biết du nhập vào nước ta từ thời gian nào. Tuy vậy nhìn các ngôi nhà cổ ở Hà Nội nói chung và chung quanh hồ Hoàn Kiếm nói riêng, chúng ta có thể thấy nghề làm cửa hoa sắt bùng nổ vào thời điểm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có thể sau thời điểm 1883, khi Thực dận Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai.
Khi Pháp quy hoạch Hà Nội, xây dựng các công trình kiến trúc theo hình dáng các công trình ở Pháp. Tất nhiên các cánh cổng sắt, lan can, ban công với các bông hoa sắt sẽ được trở từ bên Pháp sang. Sau này nó được chính những người thợ rèn tài hoa nước ta tự làm. Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông-Tây đã tạo nên nét đẹp trong họa tiết cửa hoa sắt của nước ta.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040410x/hoasathhkx2.jpg
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040410x/hoasathhkx3.jpg
Hoa văn cửa sắt của châu Âu nặng tính kể tả, chú trọng hữu hình. Ngược lại hoa văn phương đông lại giầu tính tượng trưng, chú trọng vào cái vô hình, cách điệu.
Không rập khuôn họa tiết của Pháp, những người thợ tài hoa đã biến những thanh thép vô hồn thành những bông hoa, họa tiết á đông như chữ Vạn, Phúc, Thọ.
Cách đây hơn 100 năm, cửa hoa sắt được làm không phải dùng các mối hàn như bây giờ mà bằng đinh tán. Các chi tiết gắn kết với nhau bằng những chiếc đinh tán ri-vê, sau khi được nung nóng, rèn tán theo hình vẽ.
Khi đến khảo sát ngôi nhà cổ 300 năm là đền thờ của dòng họ Bùi ở ngõ Phất Lộc ( quận Hoàn Kiếm ), chúng tôi phát hiện có một chiếc cửa sổ gỗ rất cũ. Các tấm gỗ của cửa được gắn kết với nhau bằng hai chiếc lập là sắt. Lập là sắt đó gắn với các tâm gỗ bằng những chiếc đinh tán.
Dạo khắp 36 phố cũ, cổ của Hà Nội, chúng ta thấy những người thợ rèn tài ba đã để lại cho hậu thế những cánh cổng sắt độc nhất vô nhị : Cổng Nhà Khách Chính phủ, Phủ chủ tịch, Ngân Hàng Nhà nước, 48 Tăng Bạt Hổ; 50 Phù Đổng Thiên Vương;70 Bà Triệu, 19 Lê Thánh Tông...
Sau nhiều năm đi bộ bên hồ, chúng tôi đã xây dựng những chương trình du lịch với các chủ đề khác nhau. Thí dụ như chủ để: “Tìm lại hương vị thời bao cấp“; “ cây thế chung quanh hồ”; “ hồ Hoàn Kiếm xưa-nay ”....
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040410x/hoasathhkx4.jpg
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một chương trình du lịch mới chung quanh hồ đó là, chương trình ngắm cửa hoa sắt chung quanh hồ.
Nào các bạn hãy cùng chúng tôi bắt đầu tua du lịch. Điểm xuất phát là quán nước chè tại số nhà 134 phố Hàng Trống. Ngồi uống nước chè, các bạn có thể ngắm chiếc cổng có hoa sắt phía đằng sau chị bán nước chè. Cửa hoa sắt đã cũ hoen rỉ, nhưng đường nét rất ấn tượng khỏe khoắn.
Cách đó khoảng 50 m theo hướng phố Lê Thái tổ là ngôi nhà số 138 phố Hàng Trống, ( ngôi nhà bí hiểm mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu với bạn đọc ). Ngôi nhà này đã bị phá cùng với khách sạn Phú Gia (136 phố Hàng Trống ). Khi ngôi nhà này bị phá chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh công nhân chuyển lan can sắt đi. Mong rằng nó không bị đưa vào nồi nấu kim loại mà được giữ lại để làm đẹp cho ban công một ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp.
Dọc theo phố Lê Thái Tổ có nhiều ngôi nhà còn giữ lại cửa hoa sắt trên cửa ra vào, cửa sổ. Trong đó có báo Hà Nội Mới (số nhà 44). Đối chiếu với các bức ảnh cũ chụp Đồn công an quận Hoàn Kiếm ( số 2 phố Tràng Thi ), ta có thể thấy cổng sắt ở đây còn nguyên vẹn, có độ tuổi hơn 100 năm.
Phố Hàng Khay gần như không còn cửa hoa sắt nào cũ, cổ với độ tuổi hơn 100 năm. Ở tầng một, cửa hoa sắt ngày xưa đã được thay thế bằng cửa xếp, để phục vụ cho việc bán hàng.
Trên phố Đinh Tiên Hoàng cửa hoa sắt số nhà 91 và Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch ( số nhà 43 ) gần như còn nguyên vẹn. Trên tầng hai các ngôi nhà đối với đường đôi phố Đinh Tiên Hoàng có rất nhiều cửa hoa sắt tồn tại trên dưới 100 năm. Thí dụ như của hoa sắt tầng hai nhà số 53.
Trên phố Lê Thái Tổ đoạn từ Thủy Tạ đến Nhà Khai Trí Tiến Đức cũ, còn một cổng sắt rất quý đó là cổng sắt khu tưởng niệm vua Lê ( số nhà 14 ). Từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, cổng khu tưởng niệm vua Lê đóng chặt, nơi đây bỏ hoang, lá sấu dầy từ 10-20 cm. Vào những ngày Tết, chỗ này được dùng để ném bóng, tung vòng có thưởng. Chúng tôi thường được bố, mẹ dẫn đến đây chơi vào những ngày Tết, khi còn Câu lạc bộ Thống nhất. Sau này khi khu tượng đài được đầu tư sửa chữa thì chiếc cổng sắt được mở. Tuy đã có một vài chỗ hoen rỉ, mọt, nhưng nhìn chung cửa còn chắc chắn. Bản lề của bằng thép tán to bằng cổ tay.
Cùng với thời gian, nhiều thứ bị hủy hoại do thời tiết hoặc thái độ thờ ơ của con người. Mong sao các cấp có thẩm quyền của thành phố nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng có kế hoạch bảo tồn khôi phục và phát triển cửa hoa sắt để thế hệ hôm nay và mai sau tự hào về sự khéo léo , tài hoa của những người thợ uốn cửa sắt Việt Nam./.
Hà Hồng