'Con đĩ đánh bồng'
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d080410x/condihhkx1.jpg
Đó là tên một trong 20 điệu múa cổ của đất Thăng Long xưa còn lưu giữ được đến ngày nay. “ Con đĩ đánh bồng “ hay còn gọi là múa trống bồng ra đời ở các làng cổ của Thăng Long như : Thụy Khê, Thủ Lệ, Hào Nam, cách đây khoảng từ bẩy đến tám thế kỷ.
Nét độc đáo của điệu múa là nam đóng giả nữ. Điệu trống bồng sinh ra là điệu múa thờ, diễn ra trong các điện thờ thần linh, nơi con gái không được đến, do vậy mới có việc nam giả gái.
Múa trống bồng có bốn nam chia thành hai “ cặp đĩ ”; thường diễn ra trong buổi tế lễ nhập tịch vào sớm mồng chín tháng giêng, khi lá cờ đại được kéo lên trước của đình.
Cứ mỗi lần trong đình dâng lễ vật, dâng rượu là bên ngoài trống chiêng khua lên inh ỏi, từng đôi nam đóng giả nữ sắm vai con đĩ đánh bồng với phấn son, váy áo rực rỡ, đeo trống qua cổ thể hiện tài nghệ trước dân làng. Đó là những động tác vừa phóng khoáng, vừa dứt khoát; mạnh mẽ vừa mềm mại; khoác rộng tay, nhấc chân cao, bước rộng, dáng hơi khệnh khạng, đảo người linh hoạt.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d080410x/condihhkx2.jpg
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d080410x/condihhkx3.jpg
Những năm gần đây vào dịp năm mới, trong lễ hội xuân bên hồ Hoàn Kiếm, chúng tôi thường được xem các “ con đĩ đánh bồng “. Trong tiếng thanh la, trống và chiêng các chàng trai giả nữ nhảy múa trong trang phục mớ ba mớ bảy, đầu chít khăn mỏ quạ, đeo trống bồng dài, nhỏ trước bụng. Tuy là con trai nhưng động tác giáp lưng để xoay người, lắc đầu, cuộn bàn tay, nhún mềm, nhảy nhót theo nhịp 2/4, như vũ nữ.
Trong điệu múa sôi động, “ con dĩ “ say quá văng cả dép. Nếu các bạn nhìn kỹ bức ảnh chúng tôi đăng cùng bài viết này sẽ thấy đôi dép đó ( !). Thật là vui trong năm 2010 này, chúng tôi có nhiều dịp được xem “ con dĩ “ nhảy múa trong năm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội./.
Hà Hồng