Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Chuyện về Bá hộ Kim xây Tháp Rùa

Đọc cuốn sách Hà Nội cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Văn Uẩn, hay cuốn sách Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn của Nguyễn Vinh Phúc và nhiều sách liên quan khác chúng ta được biết người xây Tháp Rùa năm 1884 là Bá hộ Kim - nguyên Chánh tổng bát phẩm. Các cuốn sách nói trên có nói về việc Bá hộ Kim lợi dụng việc xây tháp để táng hài cốt bố của mình. Việc bị bại lộ cho nên Bá hộ Kim không thực hiện được ý định đó. Câu chuyện đó được nhắc đến một cách sơ sài. Thông qua tác phẩm “Bóng nước Hồ Gươm” tác giả Chu Thiên đã kể cho chúng ta một câu chuyện tỉ mỉ về quá trình Bá hộ Kim xây Tháp Rùa và việc táng hài cốt của bố mình bị bại lộ. Dưới đây xin trích đăng một số đoạn trong tiểu thuyết “Bóng nước Hồ Gươm” của Chu Thiên kể về sự việc nói trên.

“Chuyện kể rằng: Một hôm, từ trong huyện Thọ Xương đi ra, Bá hộ Kim và Đào Trọng Kỳ đi qua thôn Tự Tháp ra bờ hồ, vòng đường Hàng Khay để về thôn Cựu Lâu. Họ lững thững đi trên con đường Hàng Khayrộng rãi, mải nhìnra mặt hồ nước trong xanh phẳng lặng, xa xa đền Ngọc Sơn lp ló trong một lùm cây xanh rì cành lá xòe kín mặt nước như mâm xôi; gn đấy, đình Tả Vọng trên Gò Rùa (bây giờ là vị trí Tháp Rùa) đã sạt mất mái, chỉ còn trơ lại tầng trên, vôi vữa gạch lở trút xuống thành đống. Bá hộKim kéo Đào Trọng Kỳ dừng lại trên cái nn đình Hàng Khay cũ còn lại cây sicây sanh nghiêng tỏa xuống hồ và hỏi nhỏ:

- Bác có thấy hồ này có kiểu đất đẹp không?

Đào Trọng Kỳ trả lời ngay:

- Đẹp chứ, không đẹp sao lại có tên là Ngọc.

- Nhưng kiểu đt ở đâu nào? Bá hộKim hỏi.

- Ở hòn Ngọc Sơn (ý nói là Đền Ngọc Sơn) kia chứ ở đâu, Đào Trọng Kỳ đáp.

- Không phải, trước tôi cũng nghĩ thế. Nhưng mà lại chính làhòn rùa này này(ý nói vị trí Tháp Rùa ngày nay). Và thế là Bá hộ Kim nói ra mật ý của mình với Đào Trọng Kỳ:Tôi muốn đứng ra tu bổ lại rồi táng luôn hài cốt ông cụ nhà tôi vào đấy. Ông cụ tôi trước ở bãi Đồng Nhân và bến Hà Khẩu là tay sông nước giỏi nay được táng vào đấy rất hợp. Như thế vừa được tiếng công đức, vừa được dân bỏ tin ra góp cho mà làm, có phải là lưỡng lợi không, thưa bác? Thật là thiên hành, thiên táng!

Hôm sau, Bá hộKim làm đơn xin trùng tu đình TVọng và chùa Liên Trì. Vì những nơi này là danh thắng của cả Hà Nội, nên đơn xin trùng tu phải đệ lên các quan Tổng đốc và Tuần phủ.

Tổng đốc Trần Đình Túc lin phê ngay một chữ “Y” to tướng, kèm theo một dòng chữ nhỏ: “Giao cho nguyên Chánh tổng bát phẩm Bá hộ Nguyễn Ngọc Kim khẩn cấp thi hành và được mọi tiện lợi tiến hành công việc”.

Được giấy rồi, Bá hộKim họp ngay các kỳ lão và dân làng Cựu Lâu lại, lập tờ quyên gửi đi các tổng Đông Thọ, Thuận Mỹ, Đồng Xuân, rồi cùng với Đào Trọng Kỳ đứng ra làm hưng công trông coi dỡ Tả Vọng đình xuống xây lại. Cái đình này làm từ đời Trịnh Căn (chúa thứ tư trong dòng họ Trịnh) là một lu hai tng, tầng trên là một cái lầu vuông bốn mái cong có đắp bốn con rng. Lầu quay hướng Nam theo ý nghĩa quay mặt v phương Nam, không chu lại cung vua, không thần phục vua Lê, vì vậy bên trên cửa có đề ba chữ “Tả Vọng đình”; hai đầu Đông Tây bỏ trống thành hai cái sân con là nơi để cho các cung nữ và các quan phủ liêu theo hầu có thể lên đấy cùng ngắm cảnh. Chung quanh là tường hoa lan can ghép những mảnh sứ óng ánh. Tng dưới hình chữ nhật, chạy dài chiu đông tây làm thành ba cái cửa như kiểu tam quancửa Đoạn Môn. Cái vật kiến trúc thanh thấu ấy từ sau khi chúa Trịnh thất thế, không còn aitrông coi đến nữa, nên nay đã hủy liệt, tng trên đã sụt xuống từng mảng, lại một phn bị bọn quân xâm lược của Ngạc Nhi đã nã súng bắn rơi gạch ngói vôi vữa tả tơi b bộn. Chỉ còn trơ lại tầng dưới chắc chắn với một tưng hoa vây lấy tầng trên.

Bá hộKim cho xây nhỏ hơn trước và xoay lại hướng khác. Móng đào đổi lại, chiu dài chạy theo Nam Bắc, mặt quay trông ra hướng Đông.

Lão bảo những người làm rằng:

- Chúa Trịnh là quyn thần lấn ngôi vua nên mới làm hướng đình trông trái đi, trông xuống Nam, thành ra trái cả kiểu đất của hồ, nay ta phải đổi lại cho đúng, đổi trông theo hướng Đông, vừa nhìn được hướng mặt giời, vừa giữ được cả hai bên tay long, tay hổ, đối xứng với nhau. Vạn vật tương ứng như thế, mới mong có được nhân khang vật phú, làng ta và những làng quanh h mới được nhờ chứ.

Bá hộ Kim cho xây tháp mới quay hướng như vậy là để tiện mai táng mả bố lão. Lão cắt nghĩa cho Đào Trọng Kỳ hiểu rằng mả sẽ táng theo chiều ấy, đầu gối xuống gò Nam Giao, chân đạp qua hòn Ngọc Sơn đến cái gò chùa Hòa Giai ri trông thẳngra sông Hng.

Có một người đoán ra được ý định đó của Bá hộ Kim, anh lặng lẽ theo dõi, cứ đêm đêm vắng vẻ lại lẻn bơi thuyn ra xem xét Gò Rùa. Người y có tên là cậu ấm Ba Tự Tháp- người được cô Xuyến con gái Bá hộ Kim đem lòng thương mến.

Cậu Ba Tự Tháp đi tìm người cùng mình theo dõi hoạt động xây tháp của Bá hộ Kim. Ông ấm Vẽ sẽ là người cùng chí hướng, cùng bàn mưu định kế, cùng liu mạng với mình trong những lúc hiểm nghèo. Còn đào bới, khiêng vác, cậu sẽ nhờ hai anh trai tráng khỏe mạnh; anh Hải, thợ thêu ở Hàng Nón và anh ThạchHà Thanh là hai người cậu được quen từ cái đêm vtoan lấy xác mấy liệt sĩ bị bọn Phú (bọn Pháp) hành hình (tại vị trí Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ngày nay) và sau này cậu còn gặp nhiu ln trong dịp tuyên truyn vận động mộ nghĩatrong thànhĐến tối thứ ba, thấy Bá hộKim cho thợ n nghỉ sớm hơn mọi ln và chính lão cònlại ngắm nghía hồi lâu, cậu Ba Tự Tháp đoán là nó sẽ đem chôn trộm hài cốt vào đêm nay, lin v bảo ông ấm Vẽ đi nấp rình, còn mình đi tìm anh Hải sửa soạn dây thừng đòn khiêng để đợi sẵn ở đình Yên Trường và đem thuổng đi đào sẵn huyệt ở đằng sau chùa Tàu.

Đợi mãi. Bốn bề đã yên lặng như tờ, vẫn không thấy gì. Đã gần nửa đêm, sương xuống nặng, tĩnh mịch, lặng lẽ, không còn cả đến tiếng chó sủa, dế kêu. Bỗng có một bóng người đi khẽ lướt quanh nửa hồ từ phía làng Hà Thanh vòng đến Tự Tháp. Sau đó có hai bóng từ phía đầu làng Vũ Thạch đi lại góc hồ, rồi cả ba bóng cùng xuống chiếc thuyền con nhẹ nhàng bơi lướt ra gò. Đợi cho bọn kia ra hẳn đến gò, cậu ấm mới quanh trở lại bảo anh Thạch trở về lấy thuyền. Một lúc sau chiếc thuyền con lách qua các ngòi phía nam làng Hà Thanh ra đến hồ, cậu Ba Tự Tháp bước xuống thuyền bảo anh Thạch lượn bờ hồ sang thôn Tự Tháp. Thuyền vẫn đủng đỉnh đi, cậu ghé tai khẽ bảo Thạch:

- Đi như thế này, cho nó khỏi ngờ, nó có biết, nó cũng tưởng là thuyền đánh cá. Cứ đủng đỉnh đã có người rình ở đấy rồi. Cho nó về lâu lâu, rồi ta xuống cũng vừa.

Về đến bên Tự Tháp, cậu bảo đỗ thuyền lại đợi, rồi lên bờ trở về nhà đem ra một cái thuổng và một con chó mực con bịt mõm trói chân bỏ xuống thuyền, Thạch hỏi ngay:

- Cậu định làm gì thế?

- Đem chôn thay vào đây cho lão Bá hộ Kim nó tức hộc máu mồm ra!

Thạch gạt ngay đi:

- Sao cậu dại thế? Của ngọc thực, cậu để đấy cho tôi. Rõ vừa phí của giời, vừa phải tội!

Ngừng một lát, không thấy cậu Ba Tự Tháp nói gì, anh nói thêm:

- Mà chôn chó vào đấy, ngộ nhỡ nó không đào lên rồi lại cũng động thì chết? Cậu để đấy, tôi đem về hóa kiếp làm bữa chén. Cứ lấy thân cây chuối là tiện nhất. Đây có không? Không thì để tôi về bên tôi, tôi phạt một lúc có mà hàng chục cây cũng có.

Cậu ấm nghe ra, liền đem con chó về và chặt một khúc cây chuối đem ra, rồi xuống thuyền bảo anh Thạch lái đủng đỉnh ra phía đình Tô Mộc bên Phục Cổ, ngóng đợi. Cậu Ba Tự Tháp đi bộ vòng về Hàng Khay tìm ấm Vẽ cùng bàn bạc. Đợi độ cuối canh ba, cái thuyền chở ba người lên bờ, rồi thuyền lách qua ngòi vào bên phía trong chùa Liên Trì. Họ đi khỏi lâu rồi, ấm Vẽ vẫn lẻn đi theo để dò la, đã trở về chỗ cũ bảo cậu Ba:

- Đúng chúng nó đem mả ra chôn rồi, tôi trông rõ cả ba đứa, lão Bá hộ Kim, Đào Trọng Kỳ và thằng cả Trường. Bây giờ chúng nó chắc đang yên trí chè chén, cả thằng chở đò nữa. Vậy các cậu ra làm đi thì vừa. Tớ lại cứ ngồi đây canh cho. Không sợ gì cả. Chúng nó còn mải vui say.

Cậu Ba Tự Tháp thích chí liền chạy đến giục anh Thạch đẩy thuyền vào gò. Thuyền đi vút như lao đến nơi. Đêm lạnh. Ánh sao lờ mờ soi rõ một hàng tường gạch ở phía Bắc và phía Tây đã lên cao quá mặt đất đến gần một thước; còn phía Nam và phía Đông, tường mới vượt lên khỏi móng mấy hàng hòn gạch. Nền đất bên trong đã san phẳng và nện nhẵn, nhưng đất còn xốp. Cậu ấm cho lưỡi thuổng bẩy giữa nền lên, đào bới một lúc tung hết đất ra, quả nhiên bới được một cái tiểu sành con trong đựng hài cốt. Cậu Ba Tự Tháp mím môi dùng hết sức lôi cái tiểu lên đưa cho anh Thạch đỡ chuyển ra ngoài. Rồi cậu đặt khúc cây chuối vào hố đào và gài lên thân cây ấy một tờ giấy trắng viết dòng chữ chân phương: “Tên Kim chịu tội ở đây”. Hai người lấp đất qua loa, san phẳng lại như cũ, rồi cùng nhau xuống thuyền ra về.

Cậu ấm vừa nói, vừa đẩy thuyền vào sát bờ cắm sào ép vào. Hải đã nắm lấy cạp thuyền bước chân xuống, đỡ cái tiểu sành lên vai, rồi nhảy tọt lên bờ, cậu ấm cũng nhảy lên theo còn ngoái lại khẽ nói, ghé vào tai anh Thạch:

- Ta chôn đây thành ngôi mả mới, nếu họ biết họ chạy đi nơi khác, hay để đấy cũng được, nhưng nhất định không thể ai biết là chúng ta đã làm phúc mà chạy ra đấy hộ. Công của anh đấy nhé!

Hai người kẻ vác tiểu, người vác thuổng, chạy biến vào đường làng Yên Trường đi ra phía chùa Tàu vắng vẻ trong đêm khuya lạnh lẽo. Anh Thạch trông theo mất hút bóng hai người, mới đứng lên đủng đỉnh đẩy thuyền về.

Mờ sáng hôm sau, Bá Kim và Đào Trọng Kỳ đã đích thân đi trước cả các người làm, để ra sớm trông coi công việc làm lại Tả Vọng đình cho cẩn thận đâu vào đấy. Bọn họ thường vẫn nói với những người quen biết:

- Hưng công mà không đi sớm về tối xem xét, cứ chỉ tay năm ngón qua loa thì rồi công việc sai bét cả!

Hôm nay, ra đến bờ hồ, lão vội xuống thuyền một mình tự đẩy thuyền ra gò. Đến nơi, thấy sai dấu, lão vội thuồn gậy, không thấy tiểu rắn, cúi xuống cố moi đất lên, chỉ thấy trơ khúc cây chuối với tờ giấy trắng có dòng chữ nguyền rủa lão. Lão vội vớ lấy mảnh giấy vê viên vò nát bỏ vào túi, rồi tức quá uất lên, nằm vật xuống đất, bất tỉnh nhân sự!”.

Có lẽ vì câu chuyện này mà Tháp Rùa một công trình kiến trúc đẹp của Thủ Đô không được coi là biểu tượng của thành phố. Tôi còn nhớ thời bao cấp có lần Tháp Rùa được làm huy hiệu bán cho mọi người đeo, sau không thấy bán nữa. Tết năm 1952, 1953 chính quyền thành phố cho dựng một chiếc cầu gỗ tạm để mọi người có thể ra tận Tháp Rùa. Đầu cầu tại vị trí đối diện với Khách sạn Phú Gia nay là Apricot Hotel (136 phố Hàng Trống).

Hiện nay mọi người không được ra Tháp Rùa. Chỉ những người của Đền Ngọc Sơn định kỳ ra đây hằng tháng để cắt cỏ, dọn dẹp vệ sinh. Vào tháng 12 âm lịch, thỉnh thoảng có thuyền đưa người ra thắp hương trên tầng ba của Tháp Rùa. Tôi có may mắn được ra Tháp Rùa vài chục lần. Trước đây trên ban thờ đặt ở tầng ba chỉ có bát hương, nay đặt nhiều tượng trong đó có tượng Phật, tượng Trần Hưng Đạo… Tượng quay lưng vào hướng Tây, mặt nhìn ra hướng Đông qua ô cửa tròn. Sàn được lát bằng gỗ lim chỉ đủ cho hai hoặc ba người ngồi làm lễ. Nếu người lên đông quá phải chui ra hai sân nhỏ phía Bắc và phía Nam. Cầu thang từ tầng một lên tầng ba được làm bằng gỗ lim dựng thẳng đứng. Các tầng đều có bát hương. Cạnh bát hương tầng một là một ô trống liền với cốt nền. Có người cắm hương, cũng có người thả hương vào đó. Cửa chính của Tháp Rùa quay ra hướng Đông. Trước kia mọi người gọi nơi đây là gò Rùa vì Rùa Hồ Gươm  thường bò lên phơi nắng (xem ảnh). Mỗi lần Rùa lên phơi nắng người dân Hà Nội lại đứng bên bờ hồ chiêm ngưỡng Rùa thần gắn với truyền thuyết vua Lê trả gươm…

Hà Hồng

 

Khach | Dang nhap