:: MenuL * Local port file *

Trang trước

Trang 1

Thông tin

Chuyện xưa gửi ông “ khoan cắt bê-tông “

Chỉnh cỡ font chữ: Mặc định | To vừa | To

Lâu ngày mới có dịp đi dạo quanh hồ, các bạn chắc hẳn sẽ cùng nhận xét với “hohoankiem.org”: hồ Hoàn kiếm ngày càng đẹp, ngày càng đáng yêu. Hàng trăm cán bộ của Công ty Công viên cây xanh, Đội giữ gìn trật tự an ninh, công an, thanh niên xung phong,... ngày đêm bảo vệ, “trang điểm” cho “ lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng thành phố”. Ấy thế mà có những người đang tâm bôi bẩn lên “ lẵng hoa”.

Đi trên phố Hàng Gai, Hàng Trống, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ... , những phố chung quanh hồ, các bạn dễ nhìn thấy những chữ sơn mầu xanh, đỏ, viết lên tường với nội dung: khoan cắt bê-tông.

Đã nhiều lần UBND thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, các lực lượng xung kích ra quân quét vôi, sơn tường lại cho mới, cho đẹp, những chỗ bị viết bẩn trên tường tại các công trình quanh hồ. Thế mà, chỉ vài tuần sau trên các cột điện, cửa nhà, tường nhà lại xuất hiện dòng chữ: khoan cắt bê-tông.

Nhân đọc cuốn sách: Phố phường Hà Nội xưa của Hoàng Đạo Thúy, “hohoankiem.org” xin gửi đến ông “khoan cắt bê-tông “ câu chuyện của người xưa.

Chuyện kể rằng, vào những năm đầu thế kỷ XX, có một ông già ngày ngày cứ gánh đôi bồ đi khắp các phố. Quanh mỗi chiếc bồ có bốn chữ to: “ Kính tích tự chỉ “, nghĩa là kính tiếc giấy chữ.

Cụ là người của đền Ngọc Sơn, nơi thờ Văn Xương đế quân - ông thần coi việc văn chương, chữ nghĩa. Hễ thấy giấy chữ bỏ rơi trên đường là cụ nhặt cho vào bồ, rồi đem về đốt ở cái tháp vuông, cạnh đền. Các cụ cho rằng, chữ viết do thánh hiền đặt ra, để ghi chép những điều hay, lẽ phải, vì thế mà phải kính trọng. Không dùng chữ viết những điều xằng bậy. Các em bé cũng biết điều ấy, nên cả trên các tường ngõ hẹp nhất, cũng không thấy viết những câu tục tĩu.

Mong rằng khi các ông “Khoan cắt bê-tông” đọc được câu chuyện này sẽ thay đổi hành vi để hành động giống như các em bé ngày xưa./.

:: MenuL * Local port file *

Chuyện xưa gửi ông “ khoan cắt bê-tông “
  In ra  Đầu trang