:: MenuL * Local port file *

Trang trước

Nên gắn biển di tích cách mạng lên tường tháp RùaKỷ niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục

Góp ý

Thông tin
Cập nhật 20.05.2007

Nên gắn biển di tích cách mạng lên tường tháp Rùa

Chỉnh cỡ font chữ: Mặc định | To vừa | To

Nhân Ngày sinh nhật Bác, 19-5, chúng tôi xin được kể với các bạn câu chuyện cách đây đúng 59 năm về những chiến sĩ công an quận 6 của thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiệm vụ đặc bịêt, treo cờ đỏ sao vàng lên tường tháp Rùa. Tư liệu câu chuyện này chúng tôi thu thập từ bài viết của tác giả Thanh Hằng ( Bài đăng trên trang Web: www.cand.com.vn, ngày 26-1-2007 )


Ngày 19 - 5 - 1948, người dân Hà Nội lần đầu nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng gắn trên tường tháp Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm, kể từ ngày Trung đoàn Thủ đô rút khỏi thành phố. Sự kiện này càng có ý nghĩa bởi lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện tại tháp Rùa đúng vào ngày sinh nhật của Bác. Ba chiến sĩ công an thực hiện nhiệm vụ đặc biệt đó là: Nguyễn Văn Khâm, Nguyễn Sĩ Vân, học lớp đệ nhị phổ thông và một người nữa tên là Quang, học lớp đệ tam, Trường Chu Văn An.

Nhận nhiệm vụ từ đồng chí Ngọc “Nhuôm”, rạng sáng 19 – 5 - 1948, đồng chí Quang và Nguyễn Sỹ Vân, có sự yểm trợ của đồng chí Nguyễn Văn Khâm, bơi ra hồ , rồi công kênh nhau lên treo lá cờ tổ quốc cỡ 0,8 mx1,2m vào tường tháp Rùa.

Sự kiện nói trên đã làm mất mặt kẻ địch trước đông đảo người dân Hà Nội đứng xem lá cờ đỏ bên hồ. Chúng điên cuồng càn quét, vây ráp và cuối cùng bắt được cả ba người.

Đồng chí Nguyễn Văn Khâm và Quang sau đó bị giặc bắn. Còn đồng chí Nguyễn Sỹ Vân vượt ngục không thành, bị tra tấn đến chết.

Từ những năm 1960, lực lượng công an đã làm thủ tục để công nhận liệt sĩ với các đồng chí Nguyễn Văn Khâm, Nguyễn Sỹ Vân. Còn đồng chí Quang vẫn vỏn vẹn chỉ một cái tên để lại. Sau gần 60 năm đồng chí Quang vẫn chưa được công nhận là liệt sỹ. Vì các cơ quan chức năng không có thông tin cụ thể, địa chỉ người thân.

Thật cảm động, với tấm lòng của các nhà báo công an, nhà báo Thanh Hằng đã tìm ra những người đồng đội cũ của đồng chí Quang. Đó là đồng chí Trịnh Văn Bảo ( nguyên công an quận 6, nguyên liên tổ trưởng học sinh kháng chiến trường Chu Văn An). Đồng chí Ngọc “ Nhuôm “, tên thật là : Xuân Hồng, nguyên Tham tán Đại sứ quán Việt Nam ở Liên Xô trước đây ), người chỉ huy trực tiếp đồng chí Quang ở Công an quận 6, có biết nhà đồng chí Quang ở phố Hàng Sắt, nhưng không nhớ số nhà.

Thiếu tướng công an Nguyễn Đức Minh biết về đồng đội của mình trong những ngày cùng bị bắt giam ở Phòng Nhì Cửa đông. Theo thiếu tướng Minh: đồng chí Quang cao khoảng 1m62, da trắng tóc hơi quăn.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh kể: một đêm cuối tháng 5-1948, nghe tin sáng mai, giặc sẽ chuyển tất cả anh em tù sang Hoả Lò, đồng chí Quang kiếm đâu ra phấn, vẽ lên tường lá cờ đỏ sao vàng rất lớn với khẩu hiệu: “ Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm “.

Không khai thác được gì trước tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sỹ cách mạng , ít hôm sau giặc đã đưa đồng chí Quang, Khâm và hai người nữa ( đều là công an quận 6 lên Phùng), trói tay lại, bắt chạy trên cánh đồng rồi xả súng bắn...

Thiếu tướng Đức Minh và đồng chí Trịnh văn Bảo thường xuyên liên lạc với nhau để tìm địa chỉ đồng chí Quang. Chính đồng chí Trịnh Văn Bảo đã tìm ra được người thân của đồng chí Quang ở phố Bát Đàn Hà Nội. Ông Nguyễn Trọng Hiển em ruột đồng chí Quang kể: anh tôi sinh năm 1930, là con thứ ba trong gia đình tám anh em trai. Một ngày mùa hè năm 1948, anh tôi bị bọn Phòng nhì đến tận nhà bắt .

Sau khi khám xét và thu được khẩu súng giấu trên gác, chúng đưa anh tôi đi đâu không rõ. Lúc đó gia đình mới biết anh Quang hoạt động cách mạng. Và cũng từ đó gia đình chúng tôi bặt tin anh. Trước khi nằm xuống hai cụ thân sinh đồng chí Quang vẫn chưa nguôi khao khát có được tin con.

Giờ đây trên bàn thờ, cùng với bức ảnh đồng chí Quang, có thêm tấm bằng Lịêt sĩ, ghi nhận người đã hy sinh cuộc đời của mình cho cách mạng, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.

Trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, UBND thành phố Hà Nội đã gắn các biển di tích cách mạng tại nhiều địa điểm trong thành phố. Khu vực hồ Hoàn Kiếm có Trụ sở báo Nhân Dân, trụ sở Tập đoàn Bảo Việt.

Chúng tôi kiến nghị UBND thành phố Hà Nội, xem xét và cho gắn biển di tích cách mạng lên tường tháp Rùa nơi mà ba đồng chí công an quận 6 đã treo cờ vào rạng sáng ngày 19-5-1948.

:: MenuL * Local port file *

 In ra  Đầu trang