Đằng
sau tượng Vua Lý Thái Tổ có nhà
tám mái được gọi là nhà Kèn (
khánh thành ngày 23-3-1890). Bây
giờ bọn trẻ gọi là nhà “Híp -hốp”,
bởi lẽ vào các buổi chiều, bọn trẻ
ở khắp mọi nơi tập trung đến đây
để tập nhẩy híp -hốp. Với mặt bằng
trong nhà khoảng từ 40 đến 50 m2,
lát đá nhẵn khổ 50cm X 50 cm, có
thể coi đây là địa điểm lý tưởng
cho việc tập nhẩy híp- hốp.
Ngồi gần bên cột đỡ mái, anh Trần
Kiên Cường, công nhân của Công ty
Chiếu sáng đô thị nói lên cảm nhận
của mình: Lớp trẻ luôn tìm đến cái
mới và thích ứng rất nhanh với
những cái mới. Đây là một loại
hình đòi hỏi bọn trẻ phải có lòng
say mê, dũng cảm, dẻo dai. Hơn nữa
phải có năng khiếu âm nhạc, như
vậy mới kết hợp được với vũ đạo.
Nhìn những cú nhẩy chống tay,
trồng cây chuối, xoay đầu các anh
có thể hình dung được sự khổ luyện
có phần mạo hiểm của giới trẻ.
Tại khu vực này có hai điểm tập.
Một ở trong nhà tám mái, một ở
ngoài trời. Phía ngoài trời dành
cho người mới học nhẩy híp -hốp,
đó là học sinh các trường THPT
Trần Phú, Việt -Đức. Phía trong
nhà dành cho người tập nhẩy có
“đẳng cấp” cao hơn. Các em mang
theo máy cát –sét để bật nhạc
trong lúc tập nhẩy.
-Chúng tôi hỏi bạn trẻ mặc đồng
phục đen có tên là Huân: Các em
tập ở đây lâu chưa ?
- Chúng em mới tập ở đây được vài
tháng.
Huân cho biết thêm : em là một
trong bẩy thành viên của Nhóm
Halley do anh Hoàng làm nhóm
trưởng. Nhóm vừa đoạt giải ba
trong Liên hoan híp-hốp 2006, với
sự tham gia của 14 nhóm Bboy miền
bắc, được tổ chức tại sân khấu The
Big 1- Số 2 Phố Hoa Lư. Giải nhất
thuộc về Nhóm Big Toe với phần
trình diễn mang tên “ Mix Dance”.
Nhóm “ Big 206 “ giành giải nhì
với phần trình diễn mang tên “
Start from the and “. Nhóm Kinetic
được giải phong cách với phần
trình diễn mang tên “ con rối”
cùng màn beat box rất độc đáo: Một
thành viên của nhóm đã trình diễn
beat box tạo ra những âm thanh từ
cổ họng nghe như đang chơi DJ để
các thành viên còn lại trình diễn
híp -hốp theo âm DJ do mình tạo
ra.
Nhóm Halley thường xuyên được mời
đi nhẩy. Gần đây nhất được mời
biểu diễn trên truyền hình. Mõi
lần nhẩy từ ba đến bốn phút được
trả 1.500 nghìn đồng. Anh em trong
nhóm gồm nhiều đối tượng khác
nhau, có người đang đi học, có
người đang đi làm, nhưng đều chung
một sở thích nhẩy híp hốp. Huân
bảo tài liệu học còn thiếu thốn
lắm, các thành viên trong nhóm
phải sưu tầm tài liệu trên mạng
in-tơ-nét , CD. Hoặc tham khảo các
bài nhẩy của Nhóm Big Toe lừng
danh của Hà nội.
-Cảm nhận của em thế nào lúc mới
tập nhẩy ? Chúng tôi hỏi bạn Nam (
người mặc quần dài trắng) thành
viên Nhóm nhẩy New Wave.
-Nam vừa xoay xoay cổ tay vừa nói:
lúc đầu sợ lắm các anh ạ, có lần
còn bong gân. Bây giờ bọn em đã
quen. Chiều nào không tập, em thấy
nhớ lắm.
Híp-hốp hình thành cách đây hơn 30
năm. Nay mới được du nhập vào nước
ta. Chúng tôi hy vọng rằng sau khi
tổ chức thành công Liên hoan
híp-hốp 2006- “Đại hội anh tài”
đầu tiên của các nhóm híp -hốp khu
vực miền bắc (diễn ra vài ngày
trước tế Bính tuất) sẽ là cơ hội
để phát triển lĩnh vực này. Tuy
vậy để cho lĩnh vực này phát triển
đúng hướng ngành văn hóa và các cơ
quan chức năng cần có quy định
hướng dẫn cụ thể hình thức biểu
diễn, trang phục, hơn thế nữa là
chủ động biên soạn các bài nhẩy
phù hợp với tầm vóc và kỹ năng của
người Việt Nam, nhất là tổ chức
các đợt sáng tác các bài hát, đào
tạo ca sĩ phù hợp với điệu nhảy
híp -hốp, một loại hình mới được
giới trẻ yêu thích./. |