Vâng,
đó là cụm từ mà các bạn thời 8X,
9X, không hiểu hết ý nghĩa của nó.
Chỉ những người đã từng sống trong
thời kỳ bao cấp chẳng bao giờ quên
được cụm từ ấy.
Thời kỳ bao cấp là thời kỳ mà mọi
thứ đều thiếu thốn từ thực phẩm
đến hàng tiêu dùng. Do vậy khi có
cơ hội là mọi người mua hàng tích
trữ phòng lúc khó khăn, theo tinh
thần “của ăn, của để”. Dưới gậm
giường mỗi nhà thường có vài chiếc
nồi, chậu nhôm Liên Xô, lốp, săm,
xích xe đạp. Trong buồng tắm, để
hơn chục bánh xà phòng 72 % của
Liên xô. Trong bếp có thùng đựng
gạo, can để dầu hỏa, mấy chai nước
mắm, ba bốn cân muối...
Thời bao cấp đã qua hơn 20 năm,
nên không còn cảnh tích trữ hàng
hóa, thực phẩm....Bây giờ, cần thứ
gì là chạy ra siêu thị, hoặc gọi
điện thoại, chỉ một loáng là có
người mang đến tận nhà những thứ
mình yêu cầu.
Nhiều người sống trong thời bao
cấp, đến nay đã đứng tuổi, nhưng
có lẽ họ vẫn còn giữ lại chút ít
thói quen thời bao cấp đó là: “của
ăn của để”.
Đến hồ Hoàn Kiếm vào sáng sớm,
chúng ta gặp rất nhiều người đến
đây tập thể dục. Trong số đó có
những người đánh cầu lông. Họ đánh
cầu lông theo cách: hai tay hai
vợt ( cách đánh này chỉ có ở người
đứng tuổi). Mục đích là để đánh
được cả hai tay. Tay này đánh, tay
kia nghỉ. Cầu sang bên trái, tay
trái đánh. Cầu sang bên phải, tay
phải đánh. Với tinh thần “của ăn
của để” đó những người đứng tuổi
chơi cầu lông ít phải di chuyển,
đánh được liên tục, khi cầu rơi,
dùng hai vợt gắp cầu, đỡ phải cúi,
đau lưng...
Thời kinh tế thị trường, nhiều
thói quen thời bao cấp không còn,
nhưng có những thói quen vẫn được
giữ lại, vẫn được “bảo tồn” bởi nó
vẫn có ích cho cuộc sống hiện tại,
như thói quen : “ của ăn, của để
“./.