Theo
thông tin từ ông Lâm Quốc Hùng,
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm,
trong năm 2006, hai tuyến phố Hàng
Gai và Lãn Ông sẽ trở thành tuyến
phố cổ chuyên doanh đặc chưng. Phố
Hàng Gai chuyên bán sản phẩm tơ
lụa và hàng lưu niệm. Phố Lãn Ông
sẽ là phố bán đông nam dược. Tại
hai khu phố nói trên, các cửa hàng
và từng sản phẩm sẽ được gắn lô-gô
mang thương hiệu riêng. Các tuyến
phố này phải bảo đảm các tiêu chí
như: văn minh đô thị, văn minh
thương mại. Những hộ kinh doanh sẽ
được tham dự các lớp đào tạo xây
dựng phong cách bán lẻ.
Phố Hàng Gai nằm trong khu vực phố
cổ, dài chừng 600 mét. Đầu phố
giáp với Quảng trường Đông Kinh
Nghĩa Thục, cuối phố giáp với phố
Hàng Bông. Nói là phố Hàng Gai
nhưng trước kia không bán dây gai
mà bán sách. Theo Hoàng Đạo Thúy,
phố Hàng Gai tuy nổi tiếng là phố
bán sách, nhưng chỉ có dăm bẩy cửa
hàng bán sách thôi. Xen vào đó còn
có các cửa hàng bán giấy trang
kim, tầu bạch, giấy ngân chu để
viết danh thiếp hay câu đối. Giấy
rơm để gói hàng. Có mấy cửa hàng
bán sơn, vàng quỳ, bạc thếp, nhựa
thông.
Lẽ tự nhiên, do là phố bán sách
nên lắm nhà nho ở. Chỉ trong
khoảng mươi mười lăm năm đầu thế
kỷ 20 đã có rất nhiều nhà nho nổi
tiếng ở đây như cụ cử Trần, Lủ,
Đông Mẫu, Nguyệt Ánh...Có nhiều cụ
không có tiếng tăm gì nhưng làm
các việc viết bản chữ để khắc,
soát lại các bản in lần thứ nhất.
Các người khác thì xa, gần cũng
dính đến việc học hành. Dân hàng
phố như thế nên trong phố có nề
nếp sống tao nhã, giản dị. Giữa
nơi đô hội , giữ được phong vị hàn
nho. Đi lại gặp nhau, các cụ
thường dừng lại bàn những truyện
nghĩa lý, ôn sử cũ đất nước, nói
nhỏ cho nhau nghe thông tin hải
ngoại. Cũng có lúc tranh cãi ồn
ào, đó là việc cách tân.
Các bà, các cô ở phố Hàng Gai thời
đó ăn mặc kín đáo, không lòe loẹt.
Bà nào cũng biết chữ, không ít thì
nhiều. Nhiều bà còn đọc ngược được
truyện Kiều. Các cô không hay mơ
tưởng điều gì xa xôi, chỉ thầm
mong lấy được chú học trò, không
có thì cũng là một chàng “ thiện
sĩ “ . Nếu có đám cãi nhau đích
thị là người qua đường, chứ trong
hàng phố với nhau, có điều gì mâu
thuẫn, chỉ nói ý là thu xếp xong.
Những ngày này đi trên phố Hàng
Gai, chúng ta dễ dàng nhận ra có
hơn hai phần ba số cửa hiệu đang
bán hàng tơ lụa và hàng lưu niệm.
May thay còn một cửa hàng bán sách
“ dã chiến “ở số nhà 82. Đây là
vết tích cuối cùng của phố bán
sách xưa.
Đến cửa hàng Tam Anh, số 18 phố
Hàng Gai chúng tôi gặp bác Nguyễn
Ngọc Lâm.
Bác cho biết: Sở dĩ cửa hàng đặt
tên là Tam Anh vì nhà bác có ba
người con trai. Nhà bác hiện thuê
ba cửa hiệu để bán hàng tơ lụa
trong đó có hai cửa hàng trên phố
Hàng Gai ( số 14 và 18 ).
-Bác có ý kiến gì khi phố Hàng Gai
sẽ trở thành phố chuyên bán đồ tơ
tằm và lưu niệm? Chúng tôi hỏi.
- Gia đình tôi chưa thấy chính
quyền nói gì, nhưng nếu có chủ
trương đó chúng tôi ủng hộ. Việc
xây dựng thành phố chuyên doanh
bán hàng tơ lụa hay đồ lưu niệm
không chỉ tạo điều kiện cho chúng
tôi bán được nhiều hàng, mà còn
tạo công ăn việc làm cho nhiều
người bao gồm những người dệt tơ
tằm, thiết kế thời trang, thêu hoa
văn. Mong rằng với việc xây dựng
các tuyến phố cổ chuyên kinh doanh
phục vụ khách du lịch, UBND thành
phố và Hội Kiến trúc sư Việt Nam
sẽ làm sống lại một Hà Nội với 36
phố phường chuyên doanh trước kia.
Một việc làm có ý nghĩa, hướng tới
1000 năm Thăng Long- Đông Đô-Hà
Nội./.