:: MenuL * Local port file *

Trang trước

Trang 1

 

Thông tin
Cập nhật 06.08.2006

Nhớ một thời “ lũy hoa “

Chỉnh cỡ font chữ: Mặc định | To vừa | To

Sáng thứ bảy (29-7-2006), sau cơn mưa nhẹ, chúng tôi thả bộ quanh hồ để tận hưởng không khí trong lành; không gian tĩnh lặng. Đi đến gần cây lộc vừng chín gốc, chúng tôi cũng như khách du lịch lặng người đi khi được nghe, được nhìn một cảnh tượng như trong truyện cổ tích: Một ông cụ râu tóc bạc phơ, mặc bộ quần áo thụng màu vàng, thổi chiếc tiêu dài gần một mét, bản nhạc cô lái đò, chiến sĩ vô danh, hồn tử sỹ....với đôi mắt buồn sâu thẳm.

Người thổi tiêu đó là cụ Lê Quang Châu. Cụ sinh năm 1933, trước kia ở 37 Hàng Gai , nay chuyển lên phố Kim Ngưu, nguyên là giảng viên cao cấp dạy môn toán tại Trường cao đẳng sư phạm Hà Nội.

Vì sao cụ thổi những bản nhạc buồn như vây? chúng tôi hỏi.

Cụ Châu chậm rãi kể cho chung tôi nghe truyện 60 về trước, những ngày “ Hà Nội mùa đông năm 1946”: Hồi đó chính tại vị trí này các chiến sĩ tự vệ Hà Nội đã đắp chiến lũy ở đây. Nhiều người bạn lúc đó mới 13 tuổi đã trốn gia đình ở lại làm giao liên mà không đi tản cư theo gia đình như tôi. Nhiều bạn giao liên đã hy sinh anh dũng tại chiến lũy ở đây, nơi mà Nguyễn Huy Tưởng gọi với cái tên lãng mạn: “Lũy Hoa”.

Hằng năm, vào những ngày cuối tháng bảy (dịp kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7), tôi lại đến đây, thổi những bản nhạc nhớ về những người bạn, những chiến sĩ vô danh đã hy sinh bên “ lũy hoa” ngay cạnh cây lộc vừng chín gốc này.

Nhà Văn Nguyễn Huy Tưởng, thông qua tác phẩm “ Sống mãi với Thủ đô, đã cho chúng ta thấy không khí những ngày đắp chiến lũy, 60 năm trở về trước:

...Trần Văn... sẵn sàng làm tất cả những việc gì khó nhọc, nguy hiểm, khi được lệnh của ủy ban là phải tích cực đào hầm đắp ụ, anh không chờ đến tối nữa, ra đây sẻ đường với một tiểu đội trong trung đội của anh. Anh hăm hở tưởng như anh có thể đào ngay một cái hào sâu, dựng ngay chiến lũy, to hơn vững chắc hơn.... Đầu đường bên kia phía Cầu Gỗ , cái ụ đã cao , với những cây gỗ nằm ngang kiên cố. Anh thúc dục mọi người làm. Người ta xúm đen, xúm đỏ xem anh em tự vệ. Một anh hàng phở rong ngứa mắt cũng chạy ra đào. Một anh xích –lô đạp xe tới năn nỉ xin cho cuốc vài nhát... Mấy cô nữ sinh trông thấy tự vệ đào chiến lũy thì reo lên sung sướng...

Cách chỗ chúng tôi đứng không xa, phía đối diện cổng đền Ngọc Sơn là nhóm tượng “ Cảm tưởng cho tổ quốc quyết sinh “. Nhìn cô thiếu nữ, chiến sĩ cảm tử cùng với tiếng tiêu trầm bổng của cụ Châu, chúng tôi cảm nhận phần nào sự hào hùng, lãng mạn của những người con gái, con trai hà thành trong những ngày “Hà Nội mùa đông năm 1946” ấy !

:: MenuL * Local port file *

Nhớ một thời “ lũy hoa “
 In ra  Đầu trang