Chuyện
kể rằng: “ Thuở xa xưa do hồ có
màu nước xanh quanh năm nên có tên
là hồ Lục Thủy. Khi Vua Lê khởi
binh chống quân Minh đô hộ, Vua có
nhận được một thanh gươm. Vũ khí
đó theo vua suốt cuộc trường chinh
mười năm và cuối cùng Vua đánh
đuổi được giặc, giành lại độc lập
cho đất nước.
Đóng đô ở Hà Nội, khi đó gọi là
Thăng Long. Một hôm, Vua dong
thuyền đi trên hồ Lục Thủy thì có
rùa vàng nổi lên. Vua tuốt gươm
chỉ vào rùa thì rùa liền ngậm cây
gươm mà lặn xuống đáy hồ. Nghĩ
rằng đó là trời cho mượn gươm để
dẹp giặc, nay giặc tan thì đem
gươm trả lại cho trời, mà rùa vàng
là vị thiên sứ, nên Vua gọi hồ là
Trả Gươm tức là Hoàn Kiếm”.
Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh
Phúc: đối với một số nhà văn hóa
học thì hình tượng gươm và rùa còn
thể hiện quan niệm: gươm tượng
trưng cho lửa, vừa xua nước đi lại
vừa hút nước lại. Rùa lại là vật
hòa hợp được âm dương, khiến nước
lửa giao hòa.
Tại Hội chợ Sản phẩm nông nghiệp
và Ngành nghề nông thôn thành phố
Hà Nội 2006, người xem chú ý một
sản phẩm điêu khắc độc đáo, đó là
chiếc thuyền chở Vua Lê Lợi trả
kiếm rùa vàng làm bằng gỗ trai đỏ,
với kính thước chiều cao 3,37 m,
dài 6,4 m, chỗ rộng nhất 2,6 m,
nặng gần ba tấn.
Gỗ trai đỏ chỉ có ở miền trung,
nhất là vùng tây Quảng Trị. Ngày
xưa, gỗ trai đỏ thường dùng để
tiến vua làm ngai vàng và đồ thờ
cúng, đồ mỹ nghệ.
Chủ nhân của sản phẩm độc đáo này
là Anh Chiến ( nhà ở Đông Hà,
Quảng Trị). Anh có nguyện vọng
trao tặng tác phẩm điêu khắc nói
trên cho UBND thành phố Hà Nội
nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
–Đông Đô Hà Nội./.