Cây
lộc vừng nở hoa bên hồ Hoàn Kiếm,
một cảnh đẹp không chỉ thu hút sự
chú ý của khách du lịch qua đây mà
còn làm say lòng các nghệ sỹ nhiếp
ảnh, họa sỹ. Nhiều bức ảnh đẹp
chụp hoa lộc vừng nở bên hồ đã
được giải trong các kỳ thi nhiếp
ảnh, in ảnh lịch treo tường. Có lẽ
đó cũng là một trong những nguyên
nhân vì sao người Hà Nội mấy năm
nay thích trồng cây hoa lộc vừng (
cũng có ý kiến cho rằng: trồng cây
lộc vừng là có nhiều lộc ). Ai
muốn mua cây lộc vừng có thể xuống
dốc chợ Bưởi, hoặc tìm gặp những
người chở cây lộc trên xe đạp, bán
rong trên đường. Tuy vậy mọi người
phải cẩn thận vì dễ mua phải cây
giả, những người bán dong trên
đường hay dính hoa vào cây bằng
keo “con voi”.
Đầu mùa xuân này khi đi qua cây
lộc vừng ( sát với nhà vệ sinh
công cộng ) chúng tôi nhìn thấy
phía dưới hai cành nhỏ có ni- lông
quấn chung quanh, cách mặt đất
chừng 3,5 mét. Ngày 16-3- 2006,
chúng tôi lại thấy một cành nhỏ
thứ ba cũng bị quấn tương tự ( xem
ảnh ). Ngày 19-3-2006, một cành
chỗ buộc ni-lông bị tuột. Như vậy,
hiện có hai cành nhỏ bị quấn
ni-lông phía dưới. Hiện tượng nói
trên cho thấy, ai đó đang có ý
định chiết cành cây lộc vừng.
Chiết cành là phương pháp nhân
giống sinh dưỡng bằng cách làm ra
rễ một cành hay một đoạn cành
(đoạn bọc túi ni- lông ) ở nguyên
trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ
, đem trồng thành cây mới. Chiết
cành có ưu điểm giữ được hoàn toàn
tính di truyền của cây mẹ và có
thể cho ra hoa, ngay trong năm đầu
sau khi tách khỏi cây mẹ. Chiết
cành có hệ số nhân giống thấp, vì
vậy chỉ áp dụng cho những cây quý,
khó nhân giống bằng hom.
Chúng tôi đề nghị lực lượng giữ
gìn trật tự quanh hồ, UBND quận
Hoàn Kiếm, cho kiểm tra sự việc
nói trên, nếu đúng thì có biện
pháp ngăn chặn kịp thời không để
xảy ra tình trạng các cây hoa quý
bên hồ chỉ còn nguyên gốc do “ nạn
“ chiết cành gây ra./.
“ hohoankiem. org” sẽ tiếp tục
thông tin diễn biến sự việc nói
trên đến những người yêu hồ vào
các số tiếp theo./.