Đi
dạo quanh hồ, các bạn sẽ nhìn thấy
rất nhiều tấm biển đề dòng chữ:
“Cấm bán hàng rong, cấm đi, để xe
đạp, xe máy, cấm nằm trên ghế đá,
vườn hoa”. Thế vì sao chung quanh
hồ Hoàn Kiếm có nhiều đường lên
xuống vỉa hè ?
Nếu để ý các bạn sẽ thấy chung
quanh hồ có sáu đường lên xuống
vỉa hè lát gạch ( ví dụ như đoạn
đối diện Vườn hoa Lý Thái Tổ, đền
Ngọc Sơn, Ngân hàng ANZ...), sáu
đường lát bằng các tấm thép lớn
kích thước mỗi tấm 50 cm X 40 cm
(ví dụ như đoạn đối diện Khách sạn
Phú Gia, Công an quận Hoàn Kiếm,
vào nhà vệ sinh công cộng...). Đây
là những đường cơ bản, được Sở
Giao thông công chính làm nhân dịp
kỷ niệm 990 năm Thăng, Đông đô, Hà
Nội.
Đường lên vỉa hè không phải để
phục vụ cho việc đi xe dạp, xe máy
mà phục vụ xe lăn của người tàn
tật. Tuy vậy do chung quanh có
nhiều điểm phục vụ giải khát, vệ
sinh công cộng nên đường lên vỉa
hè trở thành đường lên, xuống của
xe đạp, xe máy....
Đến Nhà hàng Thủy Tọa, các bạn sẽ
thấy có ba đường lên vỉa hè “ tự
tạo”. Đường thứ nhất ( chỗ đặt bếp
) đường lên xuống là một tấm sắt
bắt ốc vít hẳn hoi ( phòng kẻ gian
lấy vào ban đêm ); đường thứ hai
(đối diện cửa ra vào ) là một tấm
sắt không bắt vít mà có bản lề và
hàn cố định ( cũng đề phòng bị mất
trộm )( loại đường này có thể lật
lên trên để công nhân Công ty môi
trường đô thị tiện quét rác; đường
thứ ba là khung sắt có dây xích,
có khóa để phòng kẻ trộm (! ).
Nếu trước Cửa hàng ảnh ( chỗ Long
Vân, Hồng Vân ), quầy bưu điện (
phố Lương Văn Can ) đường lên vỉa
hè là các khung sắt có khóa, dây
xích cẩn thận thì đường lên vỉa hè
Nhà hàng Kim Quy được làm đơn giản
bằng cây “cầu gỗ”. Đường lên vỉa
hè đoạn bến xe ô-tô có các khung
sắt, được để tự do, thuận tiện cho
người trông xe có thể dịch chuyển,
mỗi khi dắt xe lên xuống ở những
vị trí khác nhau. Chỉ khổ nỗi mỗi
khi hết ca, người trông xe lại
phải “vác” về nhà.
Thế đấy, trong cơ chế thị trường,
đường lên vỉa hè đã được “ cải
biên” để tạo thuận lợi cho việc
kinh doanh, dịch vụ./.