Vào
những năm 70 của thế kỷ trước,
chúng tôi thường được bố mẹ mua
quà nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi
1-6. Hồi đó, một trong những thứ
chúng tôi yêu thích đó là đồ chơi
làm bằng nhựa : “gà mổ thóc”, do
Nhà máy nhựa Tiền Phong sản xuất.
Gà mổ được thóc nhờ sợi chỉ nối cổ
gà với quả cầu nhựa phía dưới. Mỗi
lần cầm giá, lắc lắc, sợi chỉ sẽ
căng, trùng tùy theo chuyển động
của quả cầu bên dưới, do vậy kéo
cổ gà lên xuống, làm cho gà mổ
thóc liên tục.
Ngày 30-5-2006, khi đi qua đền Bà
Kiệu, chúng tôi chợt thấy một bác
đang bán đồ chơi “gà mổ thóc”,
giống như thứ đồ chơi ngày xưa. Có
điều, ngày xưa làm bằng nhựa nay
được làm bằng bột gỗ, do Trung
Quốc sản xuất ( giá bán 10 nghìn
đồng ).
Nguời bán đồ chơi này là bác
Thành, 69 tuổi, nhà ở Làng gốm Bát
Tràng. Vừa nói chuyện với chúng
tôi, bác vừa dùng tay phải gãi gãi
vào chỗ có vết thâm ở bàn tay
trái. Hỏi ra, chúng tôi được biết
chỗ vết thâm đó là mảnh đạn còn
nằm lại trong bàn tay chưa lấy ra.
Bác bị thương trên mặt trận ở
Quảng Bình. Bác Thành nguyên là
khẩu đội trưởng khẩu đội pháo (
C4.D4) của sư đoàn 350. Năm 1975,
bác xuất ngũ về công tác tại Nhà
máy Dệt 8-3, về hưu năm 1981.
Con cái bác đã lớn, có người còn
làm chủ trang trại, sao bác đi bán
hàng rong làm gì ? Chúng tôi hỏi.
Hôm rồi tôi gặp bạn chiến đấu là
anh Long, hiện là thợ chụp ảnh bên
hồ, nhà ở phố Cầu Gỗ. Anh em gặp
nhau, ôm nhau, mắt uớt nhòa. Anh
Long hỏi có cần gì không để giúp
đỡ. Tôi nói là không. Vẫn là những
người lính. Trong chiến tranh lấy
thân mình che đạn cho nhau, bây
giờ nhìn thấy nhau là muốn giúp
nhau về kinh tế, san sẻ tình cảm.
Với giọng nói sôi nổi, bác Thành
kể tiếp cho chúng tôi nghe cuộc
sống những người bạn chiến đấu, mà
bác đã tình cờ gặp khi họ dắt cháu
đi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm... Thế
đấy, tôi vừa đi bán hàng rong, vừa
mong có dịp gặp lại những người
bạn chiến đấu xưa “./.