Đi
từ ngoài vào, hết cầu Thê Húc là
các bạn sẽ nhìn thấy “Đắc Nguyệt
Lâu ”. Trong bài viết này chúng
tôi xin gửi đến các bạn hai bức
ảnh. Một bức ảnh do Peyrin chụp
trong khỏang thời gian từ năm 120
đến 1930, và một ảnh đối chứng,
chúng tôi mới chụp ngày 22-11-2007
( khoảng 80 năm sau).
Nhìn kỹ hai bức ảnh, chúng ta sẽ
phát hiện người đời sau đã phục
chế không đúng với nguyên bản thời
đó.
Các bạn nhìn vào bức ảnh cũ sẽ
thấy hai bên cổng ra vào phía trên
có hai bông hoa bằng gốm, hiện nay
không có. Trên tầng hai có hai con
chim công được đắp bên ngoài cửa
tròn. Trước đây là cành hoa.
Ba chữ “Đắc Nguyệt Lâu” được viết
trên tấm gỗ treo tầng hai, trước
đây không có. Nó chỉ xuất hiện
trong thời gian sau này. Hai bên
trụ tầng hai có câu đối, trong tấm
ảnh cũ không thấy có.
Nhà nghiên cứu Pham Đức Huân giải
nghĩa hai câu đối trên tầng hai và
Đắc Nguyệt Lâu như sau: Gặp khó
khăn nếu biết nhìn ra xa, nếu biết
dựa vào sức trẻ sẽ nhận ra khốn
khó và thuận lợi vốn có lối thông,
con người có thể có được những gì
mình mong muốn mà tưởng như không
thể có được, như: được trăng - đắc
nguyệt. Và cũng có thể đi đến nơi
thanh bình, hào tráng, nơi: trăng
vẫn lưu luyến với mặt hồ, sự mênh
mang vẫn chuyển vận cùng sóng
nước.
Trên nóc hai trụ của cổng có đắp
hai bông sen, trước đây là hai con
nghê bằng đất nung (có thể sai vì
chúng tôi nhìn không rõ, tuy vậy
không phải là hai bông sen như
hiện nay).
Chúng tôi được biết, hằng năm Sở
Văn hóa, Du lịch, Thể thao Hà Nội
tổ chức việc tu bổ, phụ chế lại
các công trình, hoặc chi tiết khu
đền Ngọc Sơn, do vậy kiến nghị sở
cần có đề tài nghiên cứu những bức
ảnh cũ do người Pháp chụp trước
đây để làm tài liệu tham khảo
trước khi phục chế công trình, sao
cho công trình được phục chế gần
như nguyên trạng so với lúc nó
được xây dựng./.