Các
bạn của “
hohoankiem. org ”
thân mến, các bạn có biết bức ảnh
này chụp ở đâu, vào thời gian nào
không ? Bức ảnh này do một người
Pháp tên là Peyrin chụp vào khoảng
năm 1920-1930, tại hồ Hoàn Kiếm.
Vị trí người chụp đứng tại tháp
Hòa Phong. Chúng tôi chụp bức ảnh
đối chứng ở vị trí nói trên sau
khoảng 80 năm.
Chúng tôi đã nhiều lần xem đội múa
rồng các quận, huyện trong dịp lễ,
tết, nhưng đây là lần đầu, thấy
hình ảnh múa rồng trên mặt nước.
Thật là độc đáo vì rồng lướt trên
mặt nước mà không thấy người.
Nhìn hình ảnh đó chúng tôi liên
tưởng đến chuyện cách đây gần một
nghìn năm, khi vua Lý Thái Tổ đến
đây thấy con rồng bay lên từ sông
Nhĩ Hà ( sông Hồng ngày nay ).
Ông đã chọn mảnh đất này làm kinh
đô. Chiếu rời đô của vua Lý Thái
Tổ chỉ rõ: “Ở vào nơi trung tâm
trời đất, được các thế rồng cuộn
hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam- Bắc
–Đông- Tây lại tiện hướng nhìn
sông, dựa núi.... Thật là chốn hội
tụ trọng yếu của bốn phương đất
nước , cũng là nơi kinh đô bậc
nhất của đế vương muôn đời”.
Vì sao hình ảnh rồng thường gắn
với vua nói chung, vua Lý Thái Tổ
nói riêng ? Từ khi nhà Lý lên cầm
quyền, sử cũ luôn ghi chép rồng
vàng xuất hiện hoặc ở kinh thành
Thăng Long hoặc một vài nơi khác.
Nhưng dù ở nơi này hay nơi khác
rồng chỉ xuất hiện khi nhà vua ở
đó.
Rồng được coi là con vật cao quý
nhất, cũng như vua là tiêu biểu
cho đấng chí tôn cao quý nhất
trong một nước. Điềm rồng vàng
xuất hiện có tác dụng khẳng định
với nhân dân trong cả nước rằng:
Nhà Lý lên làm vua là xứng đáng,
là hợp với ý trời vì thế rồng vàng
đã luôn luôn xuất hiện đón mừng.
Và chắc hẳn, nơi rồng xuất hiện
phải là mảnh đất thiêng muôn đời.
Có lẽ vì thế mà người Hà Nội cách
đây khoảng 80 năm đã thực hiện màn
rồng lướt trên mặt hồ Hoàn Kiếm./.