Chúng
tôi vừa nhận được tờ: “Thông tin
khoa học công nghệ Nghệ An”, số
3/2007 do Sở Khoa học và Công nghệ
Nghệ An gửi tặng. Trong đó có bài
viết của tác giả Đào Tam Tỉnh (
Thư viện Nghệ An ) đề cập mối liên
hệ giữa Hội hướng thiện đền Ngọc
Sơn và Hội Hướng thiện ở Nghệ An.
Như bạn đọc của “hohoankiem.org”
đã biết, Hội Hướng thiện do một số
trí thức Nho học có danh vọng và
tâm huyết như tiến sĩ Vũ Tông
Phan, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý, Phó
bảng Nguyễn Văn Siêu... lập ra
khoảng năm 1836.
Hoạt động của Hội hướng thiện nhằm
chấn hưng văn hóa giáo dục Thăng
Long; sáng lập, bảo tồn và nhiều
lần trùng tu đền Ngọc Sơn suốt từ
1841 đến 1960, khi ngành văn hóa
bắt đầu quản lý đền. Hội cũng có
đóng góp lớn trong việc biến khu
vực hồ Hoàn Kiếm với các trường tư
thục mở chung quanh hồ thành trung
tâm văn hóa -giáo dục của Hà Nội
thế kỷ XIX.
Chỉ sau khi Thực dân pháp chiếm Hà
Nội, hội phải chia nhỏ thành các
phả Thiện với những tên khác nhau
do hoạt động bị hạn chế, bị giám
sát gắt gao. Tuy vậy khi có thời
cơ thuận lợi , các hội phả này với
các tri thức Nho học có tinh thần
dân tộc như cử nhân Lương Văn Can,
hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền, lại
cố gắng dấy lên những họa động văn
hóa- xã hội yêu nước, liên quan
phong trào Đông Du và Đông Kinh
Nghĩa Thục.
Cụ Trần Hiêng ( 85 tuổi ) ở thôn
Ngọc Long, nay thuộc xã Công
Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An vừa hiến tặng cho thư viện tỉnh
101 cuốn sách Hán Nôm và hai bộ
ván khắc ( 49 tấm) dùng để in
sách: “ Cứu sinh thuyền chân kinh”
và “ Trần đại vương chính kinh”,
trong ngày Hội sách của tỉnh,
20/4/2007.
Nhân sự kiện này Đào Tam Tỉnh đã
tìm gặp cụ Phan Huy ( 79 tuổi )
quê ở làng Thượng Lịch, huyện Diễn
Châu. Ông là người cùng cụ thân
sinh Phạm Căn khắc bản kinh: “
Trần Đại vương chính kinh” cho Văn
thiện đàn Ngọc Long, Yên thành.
Cụ Phạm Huy cho biết: Cụ Phan Văn
Mậu quê làng Phượng Lịch, đậu tú
tài thi Hương ra ở quê vợ làng Đại
Phẩm, huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Đông
(nay là Hà Tây ), là một hội viên
hội hướng thiện đền Ngọc Sơn. Cụ
Phan Văn Mậu có công truyền bá cho
việc thành lập các Thiện đàn ở
vùng Diễn Châu và Yên Thành. Cụ
Mậu còn truyền dạy nghề khắc ván
in sách cho gia đình cụ Phạm Huy
và gia đình cụ Hà Cương ở Diễn
Châu.
Theo Đào Tam Tỉnh, tại hai huyện
Diễn Châu và Yên Thành đã có Hội
Hướng thiện do các nho sĩ và nhà
giàu góp công sức xây dựng. Ngoài
các hoạt động văn hóa, xã hội như
mở các lớp dạy chữ, làm thuốc chữa
bệnh, hướng mọi người làm việc
thiện, thì Hội Hướng thiện còn
tham gia tuyên truyền, hoạt động
trong các phong trào yêu nước ở
địa phương.
Các thành viên tích cực tham gia
tuyên truyền chống Pháp ở diễn
Châu, Yên Thành như: Phạm Hoàng,
Phạm Căn, Trần Xoán... đã bị giặc
Pháp bắt. Sau này cụ Trần Xoán
được Nhà nước ta trao tặng Huân
chương Độc lập.
Riêng gia đình cụ Phạm Huy từng
khắc các bản gỗ in tài liệu cách
mạng (1930-1931 ) tại nhà thờ họ
Phạm, rồi cất dấu ở Thiện đàn
Phương Lịch. Vào thời điểm đó,
đình Phương Lịch là một địa điểm
hội họp bí mật của tổ chức yêu
nước, từng bị thực dân Pháp vây
ráp để bắt những người hoạt động
cách mạng.
Thiện đàn được xây dựng ở các địa
phương thuộc tỉnh Nghệ An, có ý
nghĩa tích cực trong các hoạt động
văn hóa- xã hội hướng thiện và các
phong trào yêu nước như Văn thân,
Xô viết Nghệ Tĩnh.
(Trong bài viết này chúng tôi xin
gửi đến bạn đọc hai bức ảnh chụp
các bộ ván khắc: “ Cửu Sinh Thuyền
Chân Kinh “ và “ Trần Đại Vương
Chính Kinh” do cụ Trần Hiêng hiến
tặng Thư viện tỉnh Nghệ An) ./.