Vừa
qua Nhà xuất bản Thông tấn đã phát
hành cuốn sách: “ Xe kéo-xe đạp-
xích lô ở Việt Nam”, của tác giả
Mạnh Thường và Vũ Khánh. Nội dung
cuốn sách có ba phần nói về các
phương tiện giao thông thô sơ thế
kỷ XIX và XX đó là :Xe kéo, xích
lô, xe đạp.
Hình ảnh sử dụng trong sách được
sưu tầm chủ yếu từ các nguồn sách,
báo, ở thư viện hay tư liệu rất
hiếm hoi trong sổ ảnh của những cá
nhân, gia đình từng sinh sống
nhiều đời ở Hà Nội, hiện còn lưu
giữ được.
Thật sinh động khi trong cuốn sách
có hình ảnh những chiếc xe đạp
thời bao cấp với các giấy tờ kèm
theo như: Giấy chứng nhận sở hữu
xe đạp do Sở công An Hà Nội cấp,
hay sổ mua phụ tùng xe đạp...
Những kỷ niệm không quên của những
người đã từng được sống trong thời
bao cấp.
Nhân sự kiện này chúng tôi xin
được kể với bạn đọc của “
hohoankiem. org “ một câu chuyện,
lời kể của nhà báo Thép Mới.
Chuyện kể rằng:.... Đầu năm 1946,
Xuân Diệu làm thơ chửi bọn phản
cách mạng theo Tàu, Tưởng. Bài thơ
đó Xuân Diệu gửi đăng báo Sự Thật.
Bọn phản động thù ghét nhà thơ
Xuân Diệu từ đó.
Một buổi sáng ở góc bờ Hồ phía đầu
Tràng Tiền, núp bóng quân Tàu,
Tưởng, bọn phản động Việt Nam quốc
dân Đảng tổ chức biểu tình chống
lại chính quyền nhân dân. Chúng
mang cờ sao xanh, hao hao giống cờ
mặt trời xanh của Tưởng Giới Thạch
mà đồng bao ta thời đó gọi là cờ
rulíp. Thấy thế Xuân Diệu tham gia
ngay vào đoàn biểu tình đối lập,
hô đảo đảo chúng nó. Thế là bọn
phản động xông vào đánh anh và hò
nhau ném xe đạp của anh xuống hồ
Hoàn Kiếm.
Xuân Diệu vớt xe đạp lên, đạp về
nhà, làm thơ châm biếm chửi chúng
nó và đem đến báo Sự Thật để đăng
báo. Chiếc xe đạp thời đó đã trở
thành phương tiện cho nhà thơ xuân
Diệu làm cách mạng và làm thơ./.