Chiều
22-7-2007, đi đến ghế đá, đối diện
Siêu thị Intimex chúng tôi gặp nhà
văn Băng Sơn, người có nhiều bài
viết về hồ Hoàn Kiếm, đang ngồi
cùng với những người bạn của mình.
Chúng tôi thấy ông khỏe hơn so với
lần gặp trước.
- “Khi nào trong người thấy khỏe
khoắn là tớ nhờ con gái hoặc con
rể đưa ra đây để hưởng gió mát bên
hồ, để được gặp bàn bè”, nhà văn
Băng Sơn nói với chúng tôi như
vậy.
- Năm nay bác đã cho ra đời quyển
sách nào chưa ? Chúng tôi hỏi.
- “Nhà xuất bản Văn hóa vừa gửi
biếu tớ quyển sách mới nhất. Đó là
quyển tớ mới viết: “ Hà Nội 360
phố phường”. Sợ chúng tôi nghe
nhầm, nhà văn nhắc lại: 360 phố
phường. Độ một tháng nữa sẽ phát
hành.
Chúng tôi may mắn được nói chuyện
với một trong những người bạn của
nhà văn, đó là bác Tuệ, năm nay
bác 76 tuổi, nhà bác ở 60 phố Hàng
Trống. Bác Tuệ kể cho chúng tôi
nghe chuện bên hồ ngày xưa.
Lúc còn nhỏ, độ 10-12 tuổi bác Tuệ
và những người bạn thường chui
xuống chiếc cống to ở ngã ba Bảo
Khánh – Lê Thái Tổ , giả làm tiếng
ma để dọa mấy anh, mấy chị ra đây
ngồi hóng mát.
Cả nhà văn Băng Sơn, bác Tuệ đều
nhớ đoạn ngã ba ngõ Hàng Hành-
Lương Văn Can có “ mụ béo” to lắm,
tên thật của bà là Tộ. Bà Tộ là
chủ quán nước giải khát, có hai
người con gái cũng to như thế.
Chồng bà tham gia tự vệ Thủ đô năm
1954.
-Chúng cháu vừa đọc một tài liệu
có viết: cầu Thê Húc bị sập vào
năm 1952, bác có biết chuyện đó
không ạ ? chúng tôi hỏi nhà văn
Băng Sơn
- Đúng thế, tối giao thừa tôi từ
nhà ở phố Cầu Gỗ ra, đứng ở trên
bờ và nhìn thấy cầu bị sập vào đêm
giao thừa năm 1952, do có nhiều
người đi lễ trong đền Ngọc Sơn.
Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi với
nhà văn Băng Sơn cùng những người
bạn luôn bị ngắt quãng bởi họ phải
bắt tay, chào hỏi những người bạn
của mình bất chợt đi ngang qua.
Hồ Hoàn kiếm đã trở thành điểm hẹn
của những người yêu hồ, yêu Hà Nội
tự lúc nào không biết./.