Mặt
nước hồ Hoàn Kiếm ngày 24-2-2007,
gợn sóng không chỉ bởi những cơn
gió nhẹ mà còn bởi tiếng trống hội
dồn dập, gọi mời mọi người nhanh
chân đến vườn hoa Lý Thái Tổ để
xem chương trình đặc biệt: mười
điệu múa cổ Thăng Long – Hà Nội.
Chương trình liên hoan múa cổ
Thăng Long –Hà Nội lần thứ I-2007
do Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội phối hợp
Sở Văn hoá –Thông tin và Văn phòng
Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long -
Hà Nội tổ chức.
Tham gia việc trình diễn mười điệu
múa cổ có gần 250 nghệ nhân ( nghệ
nhân cao tuổi nhất, 80 tuổi; nghệ
nhân thấp tuổi nhất, 14 tuổi) đến
từ các làng : Vĩnh Phúc, Nhật Tân
( quận Tây hồ ), Lệ Mật, Phù Đổng
( quận Long Biên), Triều khúc (
Thanh trì )…
Mười điệu múa cổ đặc sắc trong các
lễ hội được công diễn lần này là:
múa rồng, sênh tiền, trống bồng,
hiệu chiêng, hiệu cờ, tùng chặc,
lục cúng, tổ khúc múa giảo long….
Theo PGS.TS .NSND Lê Ngọc Canh,
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu múa cổ
Thăng Long –Hà Nội: “ Nghệ thuật
múa cổ tồn tại như những sắc màu
rực rỡ trong bức tranh nghệ thuật
đa sắc của người Hà Nội. Nơi đây
từng có 50 điệu múa cổ, nhưng theo
kết quả điều tra mới đây của Hội
Nghệ sĩ múa Hà Nội chỉ còn lưu giữ
được hơn 30 điệu.
Bác Trương Bá Hùng, 70 tuổi , nhà
ở xóm Bắc, làng Lệ Mật, người đóng
vai vị tướng đời Lý trong tổ khúc
múa giảo long cho chúng tôi biết:
điệu múa này đã được dân làng lưu
dữ và tự trình diễn nhiều đời nay.
Bác Hùng tham gia đội múa của làng
từ khi 14 tuổi. Bác Hùng rất mừng
vì thông qua các đợt đi biểu diễn
thế này điệu múa cổ của làng được
bảo tồn, nâng cao về chất lượng.
Trên sân khấu là những diễn viên
múa giỏi hát hay. Họ không phải là
diễn viên chuyên nghiệp mà là
những người nông dân của làng Lệ
Mật. Họ múa, họ hát dưới chân
tượng Vua Lý Thái Tổ tự nhiên cứ
như họ đang gieo lúa, tát nước từ
nhiều đời nay vây./.