Bảo vệ cây đa bên đền Bà Kiệu
[02/03/2008 01:19 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(9449) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Các cụ ta quan niệm rằng: “ Trẻ trồng đa, già trồng chuối”. Đấy là một triết lý văn hoá, triết lý của cuộc đời. Cây đa, cây gạo, cây đề sống lâu năm được coi như hồn của làng, gắn liền với văn hoá làng, do vậy người dân nước ta rất coi trọng và chú ý bảo vệ, giữ gìn.
Chung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm có nhiều cây đa, cây si, cây gạo lâu niên như cây đa trong khuôn viên báo Nhân Dân, phố Nhà Thờ, Lý Quốc Sư, Đinh Tiên Hoàng
Tuy vậy trong cơ chế thị trường, tấc đất, trở thành tấc vàng cho nên nhiều người tìm nhiều cách để cho những cây đa, cây đề, cây gạo chết dần chết mòn, rồi thay vào đó là những ngôi nhà, công trình vui chơi giải trí.
Tiến sĩ Vũ Thế Long kể lại: Nhóm nghiên cứu cây trồng và vật nuôi của Viện Khảo cổ học đã có đề tài nghiên cứu về cây cổ chung quanh khu vực Hà Nội. Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu rất đau xót khi biết nhiều cây cổ, cây quý không được ai quan tâm chăm sóc. Nhiều cây cổ dọc sông Nhuệ, làng Hoàng Mai... đã bị chặt hạ, hoặc bị “ bức tử ” cho đến chết.
Theo nhận định của tiến sĩ Vũ Thế Long ( trong bài viết đăng trên báo Tin Tức ngày 19-2-2008) : Cây đa ở đền Bà Kiệu nếu không được chăm sóc tốt, bị bỏ mặc như hiện nay sẽ bị chết trong một thời gian không lâu nữa.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc của “ hohoankiem. org ” những bức ảnh chụp gốc cây đa bên đền Bà Kiệu. Những chỗ rỗng bị nhét bao tải, gạch. Dưới gốc cây, nền đất đã được “ gạch hoá ”. Rễ cây không còn cơ hội cắm sâu xuống đất để lấy chất nuôi cây.
Theo tiến sĩ Vũ Thế Long để cho cây đa bên đền Bà Kiệu sống lâu, sống khoẻ có thể áp dụng theo kinh nghiệm dân gian đó là dùng tre nứa dẫn rễ đa xuống đất, cây cứ thế mà phát triển: rộng tán, rộng rễ.
Trước thực trạng nói trên, chúng tôi kiến nghị Công ty công viên cây xanh và các cấp có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra “ sức khoẻ ” các cây cổ chung quanh hồ nói chung và cây đa bên đền Bà Kiệu nói riêng, từ đó đưa ra biện pháp chăm sóc hiệu quả, tạo điều kiện cho nhiều rễ đa cắm sâu vào lòng đất.
Chiều 23-2-2008, nhiều người đi du lịch đến hồ Hoàn Kiếm đã lặng lẽ xem hai sinh viên Trường đại học Mỹ thuật vẽ tranh phong cảnh: cây đa bên đền Bà Kiệu.
Nếu cây đa đền Bà Kiệu bị chết do thái độ vô cảm của thế hệ hiện nay, đời sau chỉ được chiêm ngưỡi vẻ đẹp của cây đa đền Bà Kiệu qua những bức tranh như thế./.
Chung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm có nhiều cây đa, cây si, cây gạo lâu niên như cây đa trong khuôn viên báo Nhân Dân, phố Nhà Thờ, Lý Quốc Sư, Đinh Tiên Hoàng
Tuy vậy trong cơ chế thị trường, tấc đất, trở thành tấc vàng cho nên nhiều người tìm nhiều cách để cho những cây đa, cây đề, cây gạo chết dần chết mòn, rồi thay vào đó là những ngôi nhà, công trình vui chơi giải trí.
Tiến sĩ Vũ Thế Long kể lại: Nhóm nghiên cứu cây trồng và vật nuôi của Viện Khảo cổ học đã có đề tài nghiên cứu về cây cổ chung quanh khu vực Hà Nội. Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu rất đau xót khi biết nhiều cây cổ, cây quý không được ai quan tâm chăm sóc. Nhiều cây cổ dọc sông Nhuệ, làng Hoàng Mai... đã bị chặt hạ, hoặc bị “ bức tử ” cho đến chết.
Theo nhận định của tiến sĩ Vũ Thế Long ( trong bài viết đăng trên báo Tin Tức ngày 19-2-2008) : Cây đa ở đền Bà Kiệu nếu không được chăm sóc tốt, bị bỏ mặc như hiện nay sẽ bị chết trong một thời gian không lâu nữa.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc của “ hohoankiem. org ” những bức ảnh chụp gốc cây đa bên đền Bà Kiệu. Những chỗ rỗng bị nhét bao tải, gạch. Dưới gốc cây, nền đất đã được “ gạch hoá ”. Rễ cây không còn cơ hội cắm sâu xuống đất để lấy chất nuôi cây.
Theo tiến sĩ Vũ Thế Long để cho cây đa bên đền Bà Kiệu sống lâu, sống khoẻ có thể áp dụng theo kinh nghiệm dân gian đó là dùng tre nứa dẫn rễ đa xuống đất, cây cứ thế mà phát triển: rộng tán, rộng rễ.
Trước thực trạng nói trên, chúng tôi kiến nghị Công ty công viên cây xanh và các cấp có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra “ sức khoẻ ” các cây cổ chung quanh hồ nói chung và cây đa bên đền Bà Kiệu nói riêng, từ đó đưa ra biện pháp chăm sóc hiệu quả, tạo điều kiện cho nhiều rễ đa cắm sâu vào lòng đất.
Chiều 23-2-2008, nhiều người đi du lịch đến hồ Hoàn Kiếm đã lặng lẽ xem hai sinh viên Trường đại học Mỹ thuật vẽ tranh phong cảnh: cây đa bên đền Bà Kiệu.
Nếu cây đa đền Bà Kiệu bị chết do thái độ vô cảm của thế hệ hiện nay, đời sau chỉ được chiêm ngưỡi vẻ đẹp của cây đa đền Bà Kiệu qua những bức tranh như thế./.
Đánh giá bài viết