Cần hành động thực chất hơn
[13/04/2008 03:16 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(8727) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Tính từ ngày 6-3 đến 11- 4 - 2008, cả nước đã có 1.335 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm phải nhập viện trong đó có 136 ca dương tính với phẩy khuẩn tả. Đáng chú ý, nếu hai đợt dịch trước xuất hiện ở 14 tỉnh miền bắc thì lần này dịch đã lan rộng ra 18 tỉnh thuộc cả ba miền.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Trịnh Quân Huấn, các nguồn lây bệnh chính trong đợt dịch này chủ yếu là ăn uống các nguồn thực phẩm có nguy cơ cao như thịt chó, mắt tôm, rau sống, thức ăn đường phố…
Ngoài ra, nguồn lây bệnh còn được phát tán từ việc nhiễm khuẩn nguồn nước (18/383 mẫu nước xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả), từ người lành mang trùng (chiếm 17% trong các ổ dịch).
Trước đó, ngày 8-3 tại hồ Hoàn Kiếm, Hội Phụ nữ Việt Nam đã phát động chiến dịch: “ Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ gia đình và cộng đồng”.
Trên dọc đường Đinh Tiên Hoàng, ban tổ chức treo các tấm pa-nô với các nội dung: “Ăn chín, uống sôi, rửa tay xà phòng giúp bạn không mắc bệnh truyền qua thực phẩm” ; “ Mỗi phụ nữ là một tuyên truyền viên về an toàn vệ sinh thực phẩm” ; “ Hãy sử dụng đúng quy trình sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng để có sản phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn”.
Một nghịch cảnh mà chúng tôi ghi lại bằng các bức ảnh đó là : khi các cấp hội phụ nữ phát biểu quyết tâm thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi trên sân khấu... thì trên vỉa hè, nhiều bạn gái lại vô tư bốc cơm nắm chấm muối vừng để ăn. Những người bán hàng rong thản nhiên ngồi bày bán hàng trên vỉa hè.
Phong trào: “Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh, an toàn thực phẩm vì sức khoẻ gia đình và cộng đồng” chỉ có thể thành công khi mỗi thành viên trong xã hội nói chung, phụ nữ nói riêng thực hiện tốt bằng những việc làm cụ thể. Tránh làm hình thức như sự việc diễn ra ngày 8-3-2008 ở hồ Hoàn Kiếm./.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Trịnh Quân Huấn, các nguồn lây bệnh chính trong đợt dịch này chủ yếu là ăn uống các nguồn thực phẩm có nguy cơ cao như thịt chó, mắt tôm, rau sống, thức ăn đường phố…
Ngoài ra, nguồn lây bệnh còn được phát tán từ việc nhiễm khuẩn nguồn nước (18/383 mẫu nước xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả), từ người lành mang trùng (chiếm 17% trong các ổ dịch).
Trước đó, ngày 8-3 tại hồ Hoàn Kiếm, Hội Phụ nữ Việt Nam đã phát động chiến dịch: “ Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ gia đình và cộng đồng”.
Trên dọc đường Đinh Tiên Hoàng, ban tổ chức treo các tấm pa-nô với các nội dung: “Ăn chín, uống sôi, rửa tay xà phòng giúp bạn không mắc bệnh truyền qua thực phẩm” ; “ Mỗi phụ nữ là một tuyên truyền viên về an toàn vệ sinh thực phẩm” ; “ Hãy sử dụng đúng quy trình sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng để có sản phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn”.
Một nghịch cảnh mà chúng tôi ghi lại bằng các bức ảnh đó là : khi các cấp hội phụ nữ phát biểu quyết tâm thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi trên sân khấu... thì trên vỉa hè, nhiều bạn gái lại vô tư bốc cơm nắm chấm muối vừng để ăn. Những người bán hàng rong thản nhiên ngồi bày bán hàng trên vỉa hè.
Phong trào: “Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh, an toàn thực phẩm vì sức khoẻ gia đình và cộng đồng” chỉ có thể thành công khi mỗi thành viên trong xã hội nói chung, phụ nữ nói riêng thực hiện tốt bằng những việc làm cụ thể. Tránh làm hình thức như sự việc diễn ra ngày 8-3-2008 ở hồ Hoàn Kiếm./.
Đánh giá bài viết