Chiều 30 Tết Nhâm Thìn
[01/02/2012 22:30 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(7893) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Đã thành thói quen, chiều 30 Tết hằng năm, dù bận công việc thế nào, chúng tôi cũng dành thời gian để đi bộ quanh hồ. Để tận hưởng khung cảnh cuối cùng của một năm. Để xem những sự kiện gì xảy ra vào thời khắc cả nước chuẩn bị đón giao thừa.
Vẫn đó, những anh bộ đội lặng lẽ tra pháo hoa vào từng khẩu súng cối. Thiếu các anh sẽ không có buổi bắn pháo hoa vào lúc giao thừa.
Vẫn đó, các chị ở Công ty Môi trường đô thị, vừa đẩy xe rác vừa đánh kẻng để mọi người mang rác ra đổ lần cuối trong năm. Thiếu các chị rác sẽ ngập đường phố.
Vẫn đó, các anh, chị kỹ thuật viên của đài truyền hình, trạm phát sóng điện thoại di động tăng cường, đang kiểm tra kỹ thuật cho buổi phát truyền hình trực tiếp đêm 30 Tết. Thiếu các anh buổi phát hình trực tiếp đêm 30 Tết không có cảnh đón xuân ở hồ Hoàn Kiếm.
Vẫn đó, các anh chị “ phó nháy “ đang bắc điện từ nhà qua đường để chiếu sáng phông chụp ảnh sau đêm giao thừa. Thiếu các anh, chị quang cảnh bên hồ thiếu nhộn nhịp vui tươi.
Vẫn đó, các bạn trẻ ăn kem Thủy Tạ trong chiều 30 Tết giá lạnh. Thiếu các bạn, hồ nguội lạnh tình yêu lứa đôi.
Đó là những cảnh tượng gần như chiều 30 Tết nào cũng diễn ra chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Và còn có những cảnh riêng có tại chiều 30 Tết Nhâm Thìn.
Chiều 30 Tết gió lạnh, người đi quanh hồ thưa thớt, chủ yếu là khách du lịch. Đi đến đoạn đối diện với Công an Quận Hoàn Kiếm, chúng tôi gặp một bác gái đang đứng cạnh một khách du lịch nước ngoài.
Hỏi ra được biết đó là bác Cao Thị Thu, năm nay 87 tuổi, vợ của cố nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Nguyễn Bá Khoản, người có bộ ảnh đặc biệt về ngày Giải phóng thủ đô năm 1954. Bác Thu cho biết nhà ở 62 phố Bà Triệu, là bác sỹ, đã sang Liên Xô ( trước đây ) 15 năm. Năm nào vào chiều 30 Tết, bác Cao Thị Thu cũng ra hồ Hoàn Kiếm.
Ngồi cùng ghế với bác là một chị người nước ngoài đang vẽ cảnh hồ Hoàn Kiếm. Nhìn qua bức ảnh chúng tôi thấy chị vẽ hồ Hoàn Kiếm ở giữa có Tháp Rùa, phía dưới hồ có Rùa đang bơi. Điều đó chứng tỏ chị đã hiểu phần nào câu chuyện lịch sử gắn với hồ. Chị là khách du lịch từ Pháp đến. Tên chị là Pasquer Sophie ( địa chỉ: 11510 FiTou, France; sofitoo11@gmail.com). Chị Pasquer cho biết đây là lần đầu tới Việt Nam, Hà Nội, và hồ Hoàn Kiếm. Chị Pasquer vui lòng cho chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm cùng với bác Thu.
Xin gửi tới chị Pasquer và bác Thu bức ảnh kỷ niệm vào chiều 30 Tết Nhâm Thìn.
Hà Hồng
Vẫn đó, những anh bộ đội lặng lẽ tra pháo hoa vào từng khẩu súng cối. Thiếu các anh sẽ không có buổi bắn pháo hoa vào lúc giao thừa.
Vẫn đó, các chị ở Công ty Môi trường đô thị, vừa đẩy xe rác vừa đánh kẻng để mọi người mang rác ra đổ lần cuối trong năm. Thiếu các chị rác sẽ ngập đường phố.
Vẫn đó, các anh, chị kỹ thuật viên của đài truyền hình, trạm phát sóng điện thoại di động tăng cường, đang kiểm tra kỹ thuật cho buổi phát truyền hình trực tiếp đêm 30 Tết. Thiếu các anh buổi phát hình trực tiếp đêm 30 Tết không có cảnh đón xuân ở hồ Hoàn Kiếm.
Vẫn đó, các anh chị “ phó nháy “ đang bắc điện từ nhà qua đường để chiếu sáng phông chụp ảnh sau đêm giao thừa. Thiếu các anh, chị quang cảnh bên hồ thiếu nhộn nhịp vui tươi.
Vẫn đó, các bạn trẻ ăn kem Thủy Tạ trong chiều 30 Tết giá lạnh. Thiếu các bạn, hồ nguội lạnh tình yêu lứa đôi.
Đó là những cảnh tượng gần như chiều 30 Tết nào cũng diễn ra chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Và còn có những cảnh riêng có tại chiều 30 Tết Nhâm Thìn.
Chiều 30 Tết gió lạnh, người đi quanh hồ thưa thớt, chủ yếu là khách du lịch. Đi đến đoạn đối diện với Công an Quận Hoàn Kiếm, chúng tôi gặp một bác gái đang đứng cạnh một khách du lịch nước ngoài.
Hỏi ra được biết đó là bác Cao Thị Thu, năm nay 87 tuổi, vợ của cố nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Nguyễn Bá Khoản, người có bộ ảnh đặc biệt về ngày Giải phóng thủ đô năm 1954. Bác Thu cho biết nhà ở 62 phố Bà Triệu, là bác sỹ, đã sang Liên Xô ( trước đây ) 15 năm. Năm nào vào chiều 30 Tết, bác Cao Thị Thu cũng ra hồ Hoàn Kiếm.
Ngồi cùng ghế với bác là một chị người nước ngoài đang vẽ cảnh hồ Hoàn Kiếm. Nhìn qua bức ảnh chúng tôi thấy chị vẽ hồ Hoàn Kiếm ở giữa có Tháp Rùa, phía dưới hồ có Rùa đang bơi. Điều đó chứng tỏ chị đã hiểu phần nào câu chuyện lịch sử gắn với hồ. Chị là khách du lịch từ Pháp đến. Tên chị là Pasquer Sophie ( địa chỉ: 11510 FiTou, France; sofitoo11@gmail.com). Chị Pasquer cho biết đây là lần đầu tới Việt Nam, Hà Nội, và hồ Hoàn Kiếm. Chị Pasquer vui lòng cho chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm cùng với bác Thu.
Xin gửi tới chị Pasquer và bác Thu bức ảnh kỷ niệm vào chiều 30 Tết Nhâm Thìn.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết