Đêm ở Mapai
[19/08/2013 14:42 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(6739) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Chỉ còn vài tiếng nữa là chúng tôi rời khỏi Châu Phi bay về Hà Nội, Thủ đô yêu dấu. Nơi đây đã để lại cho chúng tôi nhiều kỷ niệm. Trong đó kỷ niệm sâu sắc nhất là đêm ở Mapai.
Mozambique, Nam Phi là những nước chúng tôi đã đến. Mười hai ngày đêm ở Châu Phi chúng tôi luôn đi từ khám phá mới lạ này sang mới lạ khác. Đó là cảnh nguyên sơ với những ngôi nhà tròn đắp bằng đất, tổ mối cao hai mét trên con đường đất đỏ dài hàng trăm km từ tỉnh Gaza đến biên giới Nam Phi; núi Bàn thơ mộng bên bãi biển của thành phố Cape Town ( Nam Phi ); cảm xúc vỡ òa khi nhìn thấy mũi Hảo Vọng điểm cực nam của Châu Phi nơi hai biển Đại Tây Dương và Ấn độ dương gặp nhau; thưởng thức cái lạnh tê cóng tại mỏ đào vàng dưới độ sâu 250 tại Johannesburg; uống những cốc rượu vang thơm lừng tại khu trồng nho ngoại ô Cape Town; chụp thỏa thích voi, lợn lòi, hươu…trong khu rừng ở Sun Cyti huyền thoại…
Nhưng có lẽ kỷ niệm làm chúng tôi nhớ nhất trong chuyến đi Châu Phi lần này đó là đêm 11-8 ở Mapai. MaPai là thị trấn của huyện Chicualacuala, tỉnh GAZA.
Chúng tôi đến Mapai theo đoàn làm phim của Tập đoàn Viettel để quay cảnh ra mắt của Công ty Movitel ( Công ty Movitel là kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Mozambique. Đối tác phía Việt Nam là Tập đoàn Viettel ). Ngày 11-8, Công ty tổ chức lễ ra mắt trước trụ sở công ty, đối diện với ga xe lửa Mapai. Giám đốc trung tâm là chàng trai trẻ mới ngoài 20 tuổi, Nguyễn Tiến Dũng, quê ở Phú Thọ. Tiếng nhạc sôi động đã thu hút đông đảo người dân chúng quanh đến dự, và nhảy múa tưng bừng, bụi đất bay mù mịt.
Tối hôm đó chúng tôi tổ chức ăn mừng buổi ra mắt trụ sở Movitel tại Mapai thành công. Khoảng tám giờ tối mọi việc tổ chức lễ ra mắt hoàn tất mọi người bắt tay ngay vào việc chuẩn bị bữa tối với hai món: tiết canh và thịt lợn quay. Trong 30 phút con lợn nặng gần 20 kg đã được chế biến xong dưới sự chỉ huy tài ba của Hồ Văn Hào Giám đốc chi nhánh tỉnh GAZA. Các thành viên đội giết mổ, đánh tiết canh gồm: Nguyễn Đình Hiệu, Phó phòng kỹ thuật; Trần Xuân Thảo, Phó giám đốc Kinh doanh tỉnh GAZA. Chúng tôi lo việc nấu nước sôi, dựng củi, đốt lửa giữa mảnh đất sau trung tâm và rang lạc phục vụ món tiết canh. Thắng quay phim lo khâu ánh sáng để mổ lợn và khu vực đốt lửa…
Đêm ở Mapai cũng có sao có trăng như ở quê nhà nhưng rất lạnh ( khoảng 8 độ C ). Đống lửa đốt ngoài trời đã cháy cao, con lợn nướng đã chín vàng thơm nức. Chúng tôi ngồi quây quần bến đống lửa, vừa ăn, kể chuyện vừa hát những bài hát Việt Nam, Hà Nội trên mảnh đất mới lạ. Với giọng ca mượt mà Đức, một các bộ Ban truyền thông Tập đoàn Viettel ( từng có hai năm phiên dịch tại Mozambique ) lần lượt trình diễn bên cây đàn ghi-ta các bài hát: Đêm yên bình, Về thôi em, Lũ lụt. Điều làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên và thán phục khi biết đó là những bài hát do Đức sáng tác. Trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng đàn dồn dập chúng tôi cùng hát vang để xua đi đếm tối lạnh lẽo. Hồ Văn Hào quê ở Hà Tĩnh góp vui bằng bài hát Khúc hát sông quê. Tôi cũng góp vui bằng bài hát mà đi đâu tôi cũng hát: Nhớ mùa thu Hà Nội của Trịnh Công Sơn.
Một trong những nhân vật được mọi người chú ý nhất đó là Hà Thành, Trưởng Ban truyền thông Tập đoàn Viettel, nhân vật nữ duy nhất trong đoàn từ Hà Nội sang. Nhiều người đã nhận ra Hà Thành vì trước đây cô từng là người dẫn Chương trình Hà Nội của chúng ta trên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội; cách đây một năm cô có mặt trong lễ ra mắt Công ty Movitel tại Mozambique. Biết Hà Thành sợ ma ( nhưng rất thích nghe chuyện ma ) không dám sang ngủ phòng riêng ở khách sạn bên cạnh, cho nên mọi người bố trí cho Hà Thành ngủ riêng trong một phòng ở trung tâm còn anh em ngủ “bảo vệ” bên ngoài. Đêm ấy Hà Thành cũng như chúng tôi đều nhớ nhà, nhớ Hà Nội. Hà Thành đã hát tặng những người Việt Nam đang công tác tại Mozambique bài hát Đêm Hồ Gươm. Hà Thành ở phố Vọng Hà, gần hồ Hoàn Kiếm cho nên có nhiều kỷ niệm với hồ. Khi còn nhỏ bố thường đưa hai chị em ra hồ để đi bộ, ăn kem và nhặt hoa lộc vừng. Có lần Hà Thành chỉ xuống đám bèo tấm ở đài phun nước ( tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ) và nói: Chỗ này êm lắm em thử nhẩy xuống mà xem. Cậu em vô tư làm ngay, nhẩy đánh ùm một cái, ướt lướt thướt. Thế là hôm đó về nhà Hà Thành được bố mẹ “xử lý”.
Tiếng hát tắt dần, tiếng đàn trùng xuống, ai cũng rùng mình y như vừa có dòng điện chạy qua. Từ từ rót rượu vào ly của mình, và mỗi người, Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc trung tâm tại thị trấn Mapai đứng dậy nói trong nghẹn ngào: Ngày mai các anh các chị đi rồi, còn một mình em là người Việt Nam duy nhất ở huyện Chiacualacuala, ở lại thị trấn Mapai này, em nhớ các anh, các chị lắm. Ly rượu của Dũng đã nhạt đi vì hòa với nước mắt. Dũng khóc, chúng tôi cũng khóc. Những người Việt Nam ôm nhau khóc giữa đêm lạnh đất rừng Mozambique xa xôi.
Ngày hôm sau chúng tôi bay đến thành phố Cape Town để nhận Giải thưởng “ Doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực cạnh tranh tại Châu Phi” do tổ chức nghiên cứu Toàn cầu Forst & Sullian trao cho Movitel. Các chuyên gia đánh giá một trong những nguyên nhân để Movitel đạt giải thưởng lớn đó là do đã có chiến lược phát triển mạng viễn thông đến vùng sâu, vùng xa ở Mozambique. Trong buổi lễ nhận giải chúng tôi không ai bảo ai cùng nói về, cùng nhớ về đêm ở Mapai, ở nơi có Giám đốc trung tâm Nguyễn Tiến Dũng - người đã cần mẫn, đóng góp công sức của mình vào giải thưởng lớn nói trên của Movitel.
Hà Hồng
Mozambique, Nam Phi là những nước chúng tôi đã đến. Mười hai ngày đêm ở Châu Phi chúng tôi luôn đi từ khám phá mới lạ này sang mới lạ khác. Đó là cảnh nguyên sơ với những ngôi nhà tròn đắp bằng đất, tổ mối cao hai mét trên con đường đất đỏ dài hàng trăm km từ tỉnh Gaza đến biên giới Nam Phi; núi Bàn thơ mộng bên bãi biển của thành phố Cape Town ( Nam Phi ); cảm xúc vỡ òa khi nhìn thấy mũi Hảo Vọng điểm cực nam của Châu Phi nơi hai biển Đại Tây Dương và Ấn độ dương gặp nhau; thưởng thức cái lạnh tê cóng tại mỏ đào vàng dưới độ sâu 250 tại Johannesburg; uống những cốc rượu vang thơm lừng tại khu trồng nho ngoại ô Cape Town; chụp thỏa thích voi, lợn lòi, hươu…trong khu rừng ở Sun Cyti huyền thoại…
Nhưng có lẽ kỷ niệm làm chúng tôi nhớ nhất trong chuyến đi Châu Phi lần này đó là đêm 11-8 ở Mapai. MaPai là thị trấn của huyện Chicualacuala, tỉnh GAZA.
Chúng tôi đến Mapai theo đoàn làm phim của Tập đoàn Viettel để quay cảnh ra mắt của Công ty Movitel ( Công ty Movitel là kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Mozambique. Đối tác phía Việt Nam là Tập đoàn Viettel ). Ngày 11-8, Công ty tổ chức lễ ra mắt trước trụ sở công ty, đối diện với ga xe lửa Mapai. Giám đốc trung tâm là chàng trai trẻ mới ngoài 20 tuổi, Nguyễn Tiến Dũng, quê ở Phú Thọ. Tiếng nhạc sôi động đã thu hút đông đảo người dân chúng quanh đến dự, và nhảy múa tưng bừng, bụi đất bay mù mịt.
Tối hôm đó chúng tôi tổ chức ăn mừng buổi ra mắt trụ sở Movitel tại Mapai thành công. Khoảng tám giờ tối mọi việc tổ chức lễ ra mắt hoàn tất mọi người bắt tay ngay vào việc chuẩn bị bữa tối với hai món: tiết canh và thịt lợn quay. Trong 30 phút con lợn nặng gần 20 kg đã được chế biến xong dưới sự chỉ huy tài ba của Hồ Văn Hào Giám đốc chi nhánh tỉnh GAZA. Các thành viên đội giết mổ, đánh tiết canh gồm: Nguyễn Đình Hiệu, Phó phòng kỹ thuật; Trần Xuân Thảo, Phó giám đốc Kinh doanh tỉnh GAZA. Chúng tôi lo việc nấu nước sôi, dựng củi, đốt lửa giữa mảnh đất sau trung tâm và rang lạc phục vụ món tiết canh. Thắng quay phim lo khâu ánh sáng để mổ lợn và khu vực đốt lửa…
Đêm ở Mapai cũng có sao có trăng như ở quê nhà nhưng rất lạnh ( khoảng 8 độ C ). Đống lửa đốt ngoài trời đã cháy cao, con lợn nướng đã chín vàng thơm nức. Chúng tôi ngồi quây quần bến đống lửa, vừa ăn, kể chuyện vừa hát những bài hát Việt Nam, Hà Nội trên mảnh đất mới lạ. Với giọng ca mượt mà Đức, một các bộ Ban truyền thông Tập đoàn Viettel ( từng có hai năm phiên dịch tại Mozambique ) lần lượt trình diễn bên cây đàn ghi-ta các bài hát: Đêm yên bình, Về thôi em, Lũ lụt. Điều làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên và thán phục khi biết đó là những bài hát do Đức sáng tác. Trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng đàn dồn dập chúng tôi cùng hát vang để xua đi đếm tối lạnh lẽo. Hồ Văn Hào quê ở Hà Tĩnh góp vui bằng bài hát Khúc hát sông quê. Tôi cũng góp vui bằng bài hát mà đi đâu tôi cũng hát: Nhớ mùa thu Hà Nội của Trịnh Công Sơn.
Một trong những nhân vật được mọi người chú ý nhất đó là Hà Thành, Trưởng Ban truyền thông Tập đoàn Viettel, nhân vật nữ duy nhất trong đoàn từ Hà Nội sang. Nhiều người đã nhận ra Hà Thành vì trước đây cô từng là người dẫn Chương trình Hà Nội của chúng ta trên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội; cách đây một năm cô có mặt trong lễ ra mắt Công ty Movitel tại Mozambique. Biết Hà Thành sợ ma ( nhưng rất thích nghe chuyện ma ) không dám sang ngủ phòng riêng ở khách sạn bên cạnh, cho nên mọi người bố trí cho Hà Thành ngủ riêng trong một phòng ở trung tâm còn anh em ngủ “bảo vệ” bên ngoài. Đêm ấy Hà Thành cũng như chúng tôi đều nhớ nhà, nhớ Hà Nội. Hà Thành đã hát tặng những người Việt Nam đang công tác tại Mozambique bài hát Đêm Hồ Gươm. Hà Thành ở phố Vọng Hà, gần hồ Hoàn Kiếm cho nên có nhiều kỷ niệm với hồ. Khi còn nhỏ bố thường đưa hai chị em ra hồ để đi bộ, ăn kem và nhặt hoa lộc vừng. Có lần Hà Thành chỉ xuống đám bèo tấm ở đài phun nước ( tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ) và nói: Chỗ này êm lắm em thử nhẩy xuống mà xem. Cậu em vô tư làm ngay, nhẩy đánh ùm một cái, ướt lướt thướt. Thế là hôm đó về nhà Hà Thành được bố mẹ “xử lý”.
Tiếng hát tắt dần, tiếng đàn trùng xuống, ai cũng rùng mình y như vừa có dòng điện chạy qua. Từ từ rót rượu vào ly của mình, và mỗi người, Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc trung tâm tại thị trấn Mapai đứng dậy nói trong nghẹn ngào: Ngày mai các anh các chị đi rồi, còn một mình em là người Việt Nam duy nhất ở huyện Chiacualacuala, ở lại thị trấn Mapai này, em nhớ các anh, các chị lắm. Ly rượu của Dũng đã nhạt đi vì hòa với nước mắt. Dũng khóc, chúng tôi cũng khóc. Những người Việt Nam ôm nhau khóc giữa đêm lạnh đất rừng Mozambique xa xôi.
Ngày hôm sau chúng tôi bay đến thành phố Cape Town để nhận Giải thưởng “ Doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực cạnh tranh tại Châu Phi” do tổ chức nghiên cứu Toàn cầu Forst & Sullian trao cho Movitel. Các chuyên gia đánh giá một trong những nguyên nhân để Movitel đạt giải thưởng lớn đó là do đã có chiến lược phát triển mạng viễn thông đến vùng sâu, vùng xa ở Mozambique. Trong buổi lễ nhận giải chúng tôi không ai bảo ai cùng nói về, cùng nhớ về đêm ở Mapai, ở nơi có Giám đốc trung tâm Nguyễn Tiến Dũng - người đã cần mẫn, đóng góp công sức của mình vào giải thưởng lớn nói trên của Movitel.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết