Đi hai vòng hồ, phổ nhạc hai bài hát
[20/04/2009 09:40 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(6147) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Chủ nhật, ngày 19-4-2009, đi đến điểm bán vé du lịch, đối diện đài phun nước ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, chúng tôi thấy một người đàn ông cao, gầy, tầm 55 tuổi, có râu dài và trắng, ngồi đánh đàn ghi ta gỗ và hát say xưa những bài hát tân nhạc thời những năm 40 của thế kỷ trước, trong đó có bài hát Cô gái hái mơ của nhạc sỹ Phạm Duy.
Tiếng đàn gỗ ấm trầm, cộng với dọng hát da diết ấy cứ lan man theo lớp sóng bên hồ....Bất chợt chúng tôi nhớ đến câu chuyện của nhạc sỹ Phạm Duy, cách đây hơn 65 năm về trước, xảy ra cũng tại khu vực này.
Năm 1942, hai nhạc sỹ trẻ đa tài của trào lưu Tân nhạc Phạm Duy và Nguyễn Đình Phúc đến Nhà sách Ngoạn ở cuối phố Cầu Gỗ, “ nhìn thẳng ra đài phun nước bên Hồ Gươm ”. Hiện nay Nhà sách Ngoạn không còn nữa cho nên không ai nhớ chính xác nó nằm ở đâu? Qua những tấm bản đồ cũ thời đó, chúng tôi cho rằng nhà sách này nằm trong khu vực ngã tư Đinh Liệt - Cầu Gỗ . Thời đó phố Đinh Liệt còn đâm thẳng ra hồ Hoàn Kiếm, nay đã bị “ lấp ”, bởi nhà “ Hàm cá mập”.
Chủ Nhà Sách Ngoạn là một nghệ sỹ kéo vi-ô-lông, do vậy nhà sách luôn có tác phẩm thơ, ca mới. Thấy hai nhạc sỹ trẻ đến, ông chủ nhà sách giới thiệu tập thơ mới “ Lỡ bước sang ngang ”của nhà thơ Nguyễn Bính. Hai nhạc sỹ trẻ bỗng nẩy ra ý tưởng phổ nhạc cho những bài thơ đậm chất quê mộc mạc của nguyễn Bính với điều kiện, mỗi người tự chọn cho mình một bài thơ trong tập thơ “ Lỡ bước sang ngang” để phổ nhạc trong thời gian đi hai vòng hồ Hoàn Kiếm. Nguyễn Đình Phúc ( sinh năm 1919, hơn nhạc sỹ phạm duy hai tuổi ) chọn bài thơ Cô lái đò, còn Phạm Duy chọn bài thơ Cô hái mơ để phổ nhạc. Hai bài hát “để đời” đã ra đời trong bối cảnh như vậy.
Bài hát Cô lái đò do Nguyễn đình Phúc phổ nhạc đã được nhiều ca sĩ thời đó trình bày với nhiều giọng và phong cách khác nhau. Nghệ sỹ nhân dân Tào Mạt đi đâu cũng hát bài Cô lái đò:
Trong những năm 1943 – 1945, nhạc sỹ Phạm Duy thường đi khắp mọi nơi hát ca khúc Cô hái mơ do mình phổ nhạc từ bài thơ của Nguyễn Bính, để quảng bá dòng Tân nhạc mới mẻ và hấp dẫn:
Theo Nguyễn Quang Long: “Nếu như Cô lái đò vương vất một nỗi buồn chia ly của một mối tình đã nặng lời thề thì Cô hái mơ lại là phút lãng mạn của chàng nghệ sĩ trước cảnh đẹp của buổi chiều hoàng hôn miền sơn cước, chàng nghệ sĩ “trót si tình” cô gái hái mơ.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã đưa vào nét giai điệu bay bổng, mềm mại và điều đặc biệt, cũng phảng phất chất dân gian Bắc Bộ nhưng lại rất khó nhận biết được chất liệu của loại hình âm nhạc cụ thể nào”.
Đi quanh hồ vào những ngày này, chúng tôi ao ước một điều, lại gặp hai nhạc sỹ nào đó đang đi bộ quanh hồ và cược nhau sáng tác những bài hát hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –Hà Nội./.
Hà Hồng
Tiếng đàn gỗ ấm trầm, cộng với dọng hát da diết ấy cứ lan man theo lớp sóng bên hồ....Bất chợt chúng tôi nhớ đến câu chuyện của nhạc sỹ Phạm Duy, cách đây hơn 65 năm về trước, xảy ra cũng tại khu vực này.
Năm 1942, hai nhạc sỹ trẻ đa tài của trào lưu Tân nhạc Phạm Duy và Nguyễn Đình Phúc đến Nhà sách Ngoạn ở cuối phố Cầu Gỗ, “ nhìn thẳng ra đài phun nước bên Hồ Gươm ”. Hiện nay Nhà sách Ngoạn không còn nữa cho nên không ai nhớ chính xác nó nằm ở đâu? Qua những tấm bản đồ cũ thời đó, chúng tôi cho rằng nhà sách này nằm trong khu vực ngã tư Đinh Liệt - Cầu Gỗ . Thời đó phố Đinh Liệt còn đâm thẳng ra hồ Hoàn Kiếm, nay đã bị “ lấp ”, bởi nhà “ Hàm cá mập”.
Chủ Nhà Sách Ngoạn là một nghệ sỹ kéo vi-ô-lông, do vậy nhà sách luôn có tác phẩm thơ, ca mới. Thấy hai nhạc sỹ trẻ đến, ông chủ nhà sách giới thiệu tập thơ mới “ Lỡ bước sang ngang ”của nhà thơ Nguyễn Bính. Hai nhạc sỹ trẻ bỗng nẩy ra ý tưởng phổ nhạc cho những bài thơ đậm chất quê mộc mạc của nguyễn Bính với điều kiện, mỗi người tự chọn cho mình một bài thơ trong tập thơ “ Lỡ bước sang ngang” để phổ nhạc trong thời gian đi hai vòng hồ Hoàn Kiếm. Nguyễn Đình Phúc ( sinh năm 1919, hơn nhạc sỹ phạm duy hai tuổi ) chọn bài thơ Cô lái đò, còn Phạm Duy chọn bài thơ Cô hái mơ để phổ nhạc. Hai bài hát “để đời” đã ra đời trong bối cảnh như vậy.
Bài hát Cô lái đò do Nguyễn đình Phúc phổ nhạc đã được nhiều ca sĩ thời đó trình bày với nhiều giọng và phong cách khác nhau. Nghệ sỹ nhân dân Tào Mạt đi đâu cũng hát bài Cô lái đò:
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến này ai đã nặng lời thề
Nhưng rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Cô đành lỗi ước với tình quân
Bỏ thuyền bỏ lái bỏ dòng sông
Cô lái đò kia đi lấy chồng...
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến này ai đã nặng lời thề
Nhưng rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Cô đành lỗi ước với tình quân
Bỏ thuyền bỏ lái bỏ dòng sông
Cô lái đò kia đi lấy chồng...
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông
Trong những năm 1943 – 1945, nhạc sỹ Phạm Duy thường đi khắp mọi nơi hát ca khúc Cô hái mơ do mình phổ nhạc từ bài thơ của Nguyễn Bính, để quảng bá dòng Tân nhạc mới mẻ và hấp dẫn:
Thơ thẩn đường chiều
Một khách thơ say nhìn
Xa rặng núi xanh mờ
Khí trời trong sáng và êm ái
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ
Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư? Đường còn xa
Mà ánh chiều hôm dần sắp tắt
Hay cô ở lại về cùng ta...
Cô hái mơ ơi!
Không giả lời tôi lấy một lời
Cứ lặng mà đi rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.
Một khách thơ say nhìn
Xa rặng núi xanh mờ
Khí trời trong sáng và êm ái
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ
Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư? Đường còn xa
Mà ánh chiều hôm dần sắp tắt
Hay cô ở lại về cùng ta...
Cô hái mơ ơi!
Không giả lời tôi lấy một lời
Cứ lặng mà đi rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.
Theo Nguyễn Quang Long: “Nếu như Cô lái đò vương vất một nỗi buồn chia ly của một mối tình đã nặng lời thề thì Cô hái mơ lại là phút lãng mạn của chàng nghệ sĩ trước cảnh đẹp của buổi chiều hoàng hôn miền sơn cước, chàng nghệ sĩ “trót si tình” cô gái hái mơ.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã đưa vào nét giai điệu bay bổng, mềm mại và điều đặc biệt, cũng phảng phất chất dân gian Bắc Bộ nhưng lại rất khó nhận biết được chất liệu của loại hình âm nhạc cụ thể nào”.
Đi quanh hồ vào những ngày này, chúng tôi ao ước một điều, lại gặp hai nhạc sỹ nào đó đang đi bộ quanh hồ và cược nhau sáng tác những bài hát hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –Hà Nội./.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan | Bài viết ngẫu nhiên |
Không tìm thấy bài viết liên quan | Một trong chín cây lộc vừ... Phóng sự ảnh - 'Cún ... Tiết kiệm Gặp người Hà Nội ở Stockh... Trẻ em thời chiến Phun thuốc định kỳ cho câ... Cần hành động thực chất h... Góc phố Nhà báo Hà Hồng và "... Đổ cây đa bên cạnh đầu cầ... |