Đơn giản như chiếc đinh tán trên cầu
[12/10/2009 12:08 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(7507) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Trong hai ngày 10 và 11-10-2009, trên cây cầu Long Biên lịch sử, cách không xa hồ Hoàn Kiếm, diễn ra Lễ hội “ Ký ức cầu Long Biên”, nhân kỷ niệm 999 năm Thăng Long- Hà Nội, 55 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Lễ hội văn hoá lớn nhất trong năm 2009 này được bắt đầu bằng chuyến khởi hành của một đoàn tàu cổ chạy bằng hơi nước. Đoàn tàu này đón khách ở Ga Gia Lâm và dừng lại ở Ga Long Biên.
Hàng nghìn lượt người tham gia cuộc đi bộ “vì hoà bình” trên cầu. Khi đến giữa cầu đoàn người đi bộ đó trở thành hợp phần của một hoạt cảnh lớn, chào đón các anh “ bộ đội Cụ Hồ” trong những chiếc áo trấn thủ.
Hoạt cảnh này tái hiện cảnh quần chúng nhân dân Thủ đô đón những anh “ bộ đội Cụ Hồ ” trở về giải phóng Thủ đô sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946-1954 ), vào đúng ngày này cách đây 55 năm trước.
Trên suốt chiều dài cây cầu hơn 1600 mét, ban tổ chức đã chia 12 đoạn, tượng trưng cho sự tồn tại 12 thập kỷ của cây cầu. Trên mỗi đoạn có các hình ảnh trưng bày tương ứng với từng thời kỳ, giúp người xem hình dung được lịch sử của cây cầu.
Đi trên cây cầu lịch sử, đón những làn gió thu mát rượi, chúng ta có cảm giác khoan khoái. Đâu đó vang lên tiếng : “Ai nước chè xanh nóng nào”, “ Ai ngô luộc nào ” ... của mấy cô mặc yếm đào đỏ, da trắng ngần. Tiếng người cười nói, hoà lẫn tiếng còi tầu hoả, rồi tiếng sình sịch của đoàn tầu chạy qua... đã tạo nên khung cảnh xưa trên cầu Long Biên.
Thỉnh thoảng chúng tôi phải nép vào thành cầu để tránh cho mấy cô mặc áo dài thướt tha đi qua; phải dừng bước cho mọi người chụp kiểu ảnh cô gái thôn quê xoè váy bên cầu; nói nhẹ , đi khẽ để cô gái đứng bên cầu mơ mộng gửi hồn theo chiếc thuyền nan trôi bồng bềnh trên sông. Cô bé ơi, hôm nay bố cô cõng trên lưng đi xem cầu. Chắc sau này cô lại cõng con của mình đi trên cầu cũng trong dịp “Ký ức cầu Long Biên” như thế này.
Trên dọc chiều dài cầu Long Biên ban tổ chức treo các dải pa-nô trắng để mọi người ghi cảm tưởng của mình. Đó là những dòng tâm sự: “ Tôi sinh ra ở Hà Nội. Tôi yêu mảnh đất này. Hà Nội của tôi”; “ Yêu lắm Hà Nội ơi !”...
Mỗi người mỗi cuộc đời. Tình yêu Hà Nội đã kết nối mọi người đến đây, gắn kết với nhau, tạo nên sức mạnh trường tồn của Thăng Long – Hà Nội. Cũng như mỗi thanh thép hình trên chiếc cầu này vốn tồn tại riêng lẻ, chỉ gắn kết với nhau, tạo nên hình hài cây cầu nhờ những chiếc đinh tán.
Tình yêu Hà Nội đơn giản vậy thôi, như những chiếc đinh tán trên cầu Long Biên này!
Hà Hồng
Lễ hội văn hoá lớn nhất trong năm 2009 này được bắt đầu bằng chuyến khởi hành của một đoàn tàu cổ chạy bằng hơi nước. Đoàn tàu này đón khách ở Ga Gia Lâm và dừng lại ở Ga Long Biên.
Hàng nghìn lượt người tham gia cuộc đi bộ “vì hoà bình” trên cầu. Khi đến giữa cầu đoàn người đi bộ đó trở thành hợp phần của một hoạt cảnh lớn, chào đón các anh “ bộ đội Cụ Hồ” trong những chiếc áo trấn thủ.
Hoạt cảnh này tái hiện cảnh quần chúng nhân dân Thủ đô đón những anh “ bộ đội Cụ Hồ ” trở về giải phóng Thủ đô sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946-1954 ), vào đúng ngày này cách đây 55 năm trước.
Trên suốt chiều dài cây cầu hơn 1600 mét, ban tổ chức đã chia 12 đoạn, tượng trưng cho sự tồn tại 12 thập kỷ của cây cầu. Trên mỗi đoạn có các hình ảnh trưng bày tương ứng với từng thời kỳ, giúp người xem hình dung được lịch sử của cây cầu.
Đi trên cây cầu lịch sử, đón những làn gió thu mát rượi, chúng ta có cảm giác khoan khoái. Đâu đó vang lên tiếng : “Ai nước chè xanh nóng nào”, “ Ai ngô luộc nào ” ... của mấy cô mặc yếm đào đỏ, da trắng ngần. Tiếng người cười nói, hoà lẫn tiếng còi tầu hoả, rồi tiếng sình sịch của đoàn tầu chạy qua... đã tạo nên khung cảnh xưa trên cầu Long Biên.
Thỉnh thoảng chúng tôi phải nép vào thành cầu để tránh cho mấy cô mặc áo dài thướt tha đi qua; phải dừng bước cho mọi người chụp kiểu ảnh cô gái thôn quê xoè váy bên cầu; nói nhẹ , đi khẽ để cô gái đứng bên cầu mơ mộng gửi hồn theo chiếc thuyền nan trôi bồng bềnh trên sông. Cô bé ơi, hôm nay bố cô cõng trên lưng đi xem cầu. Chắc sau này cô lại cõng con của mình đi trên cầu cũng trong dịp “Ký ức cầu Long Biên” như thế này.
Trên dọc chiều dài cầu Long Biên ban tổ chức treo các dải pa-nô trắng để mọi người ghi cảm tưởng của mình. Đó là những dòng tâm sự: “ Tôi sinh ra ở Hà Nội. Tôi yêu mảnh đất này. Hà Nội của tôi”; “ Yêu lắm Hà Nội ơi !”...
Mỗi người mỗi cuộc đời. Tình yêu Hà Nội đã kết nối mọi người đến đây, gắn kết với nhau, tạo nên sức mạnh trường tồn của Thăng Long – Hà Nội. Cũng như mỗi thanh thép hình trên chiếc cầu này vốn tồn tại riêng lẻ, chỉ gắn kết với nhau, tạo nên hình hài cây cầu nhờ những chiếc đinh tán.
Tình yêu Hà Nội đơn giản vậy thôi, như những chiếc đinh tán trên cầu Long Biên này!
Hà Hồng
Đánh giá bài viết