Gặp người Hà Nội ở Ca-na-da
[02/08/2010 12:43 | Những người Bạn | Nhận xét(0) | Đọc(5704) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Bạn đọc yêu “hohoankiem.org” thân mến. Trong những ngày cuối tháng 7-2010, chúng tôi đang công tác tại thành phố Saint John, tỉnh New Brunswick ( Ca-na da ). Đoàn gồm 19 cán bộ lãnh đạo sở tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố trong cả nước, lãnh đạo các bộ ngành có liên quan. Hoạt động của đoàn nằm trong khuôn khổ của Đề án 165; tìm hiểu và học tập kinh nghiệm quản lý môi trường của Ca-na-da.
Đoàn chúng tôi ở khách sạn Colonial Inns. Đoàn được hai vợ chồng người Việt ( anh Thịnh và chị Hoa - bay từ CHLB Đức sang ) nấu các món ăn Việt. Đây là điều may mắn cho các đoàn đi công tác nước ngoài. Vì mấy khi được ăn cơm Việt ở nước ngoài. Đoàn chúng tôi được ăn các món quen thuộc như bắp cải, su hào luộc, dưa muối, và cả mắm tôm....
Anh Thịnh và chị Hoa luôn tươi cười với chúng tôi; luôn hỏi chúng tôi ăn có vừa miệng không; thực đơn mỗi ngày có cần điều chỉnh gì không ? Chị Hoa tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm I Hà Nội, Khoa Sinh.
Mỗi lần chúng tôi nói chuyện về Hà Nội anh Thịnh, chị Hoa tham gia nhiệt tình lắm. Trong buổi sinh nhật chị Huyền ( thành viên trong đoàn ), khi được yêu cầu, anh Thịnh hát say sưa bài hát: “ Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công/ Đường thênh thang Ba Đình lịch sử....”
Hóa ra anh Thịnh là con trai Hà Nội, nhà anh ở sát với hồ Hoàn Kiếm, 14 Hàng Bè. Trước đây anh công tác ở Nhà máy Dệt 8-3, năm 1986 đi Đức và ở nước ngoài từ đó đến nay.
Tuy xa đất nước, xa hồ Hoàn Kiếm, nhưng những kỷ niệm của anh thời nhỏ không báo giờ quên. Nhớ lắm những lần đi học bằng tầu điện. Thời nhỏ một trong những trò chơi của bọn trẻ là đánh sèng. Sèng được làm bằng nắp chai bia Hà Nội. Để đập nắp bia cho dẹt làm sèng, tụi trẻ con cạnh đường tầu thường đặt nắp bia trên đường ray, mỗi lần tầu điện đi qua ép cho phẳng.
Anh Thịnh kể, có lần cùng gần mười đứa trẻ trong phố bơi ra tháp Rùa, công an bắt được “nhốt” vào đồn ở phố Hàng Trống. Sau một hồi bị “ hỏi cung “, bọn trẻ cùng khai ra kẻ “ chủ mưu “ là tôi. Thế là tôi bị “ giam ” lâu hơn vài tiếng.
Trong quá trình công tác tại Ca-na-da, đoàn chúng tôi được gia đình anh Trung, chị Hương giúp đỡ tận tình từ việc phiên dịch, đưa đi thăm quan, siêu thị. Anh Trung và chị Hương hiện có ba đứa con nhỏ đang ở cùng với ông bà nội. Tất cả đều là người Hà Nội. Tuy ở xa quê hương, đất nước nhưng họ luôn tìm cách giúp đỡ không chỉ các đoàn Việt Nam sang công tác mà còn giúp các cơ quan, doanh nghiệp trong nước kết nối thông tin với đối tác ở Ca-na-da.
..... Mời các anh ra ăn cơm... đó là câu nói của anh Thịnh. Xin chào các bạn nhé , đã đến giờ đoàn đi ăn cơm Việt.
Hà Hồng
Đoàn chúng tôi ở khách sạn Colonial Inns. Đoàn được hai vợ chồng người Việt ( anh Thịnh và chị Hoa - bay từ CHLB Đức sang ) nấu các món ăn Việt. Đây là điều may mắn cho các đoàn đi công tác nước ngoài. Vì mấy khi được ăn cơm Việt ở nước ngoài. Đoàn chúng tôi được ăn các món quen thuộc như bắp cải, su hào luộc, dưa muối, và cả mắm tôm....
Anh Thịnh và chị Hoa luôn tươi cười với chúng tôi; luôn hỏi chúng tôi ăn có vừa miệng không; thực đơn mỗi ngày có cần điều chỉnh gì không ? Chị Hoa tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm I Hà Nội, Khoa Sinh.
Mỗi lần chúng tôi nói chuyện về Hà Nội anh Thịnh, chị Hoa tham gia nhiệt tình lắm. Trong buổi sinh nhật chị Huyền ( thành viên trong đoàn ), khi được yêu cầu, anh Thịnh hát say sưa bài hát: “ Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công/ Đường thênh thang Ba Đình lịch sử....”
Hóa ra anh Thịnh là con trai Hà Nội, nhà anh ở sát với hồ Hoàn Kiếm, 14 Hàng Bè. Trước đây anh công tác ở Nhà máy Dệt 8-3, năm 1986 đi Đức và ở nước ngoài từ đó đến nay.
Tuy xa đất nước, xa hồ Hoàn Kiếm, nhưng những kỷ niệm của anh thời nhỏ không báo giờ quên. Nhớ lắm những lần đi học bằng tầu điện. Thời nhỏ một trong những trò chơi của bọn trẻ là đánh sèng. Sèng được làm bằng nắp chai bia Hà Nội. Để đập nắp bia cho dẹt làm sèng, tụi trẻ con cạnh đường tầu thường đặt nắp bia trên đường ray, mỗi lần tầu điện đi qua ép cho phẳng.
Anh Thịnh kể, có lần cùng gần mười đứa trẻ trong phố bơi ra tháp Rùa, công an bắt được “nhốt” vào đồn ở phố Hàng Trống. Sau một hồi bị “ hỏi cung “, bọn trẻ cùng khai ra kẻ “ chủ mưu “ là tôi. Thế là tôi bị “ giam ” lâu hơn vài tiếng.
Trong quá trình công tác tại Ca-na-da, đoàn chúng tôi được gia đình anh Trung, chị Hương giúp đỡ tận tình từ việc phiên dịch, đưa đi thăm quan, siêu thị. Anh Trung và chị Hương hiện có ba đứa con nhỏ đang ở cùng với ông bà nội. Tất cả đều là người Hà Nội. Tuy ở xa quê hương, đất nước nhưng họ luôn tìm cách giúp đỡ không chỉ các đoàn Việt Nam sang công tác mà còn giúp các cơ quan, doanh nghiệp trong nước kết nối thông tin với đối tác ở Ca-na-da.
..... Mời các anh ra ăn cơm... đó là câu nói của anh Thịnh. Xin chào các bạn nhé , đã đến giờ đoàn đi ăn cơm Việt.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết