Giếng nước trong phố cũ Không rõ

[25/10/2009 12:17 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(6038) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Hằng chục năm nay ăn ở quán cơm bình dân trên phố Hàng Trống ( ngã ba phố Hàng Trống- Bảo Khánh ) chúng tôi không biết rằng trong sân ngôi nhà này có một giếng nước.

Tình cờ, khi tôi cùng anh Văn Lục, trưởng ban Quốc Tế, báo Nhân Dân ngồi ăn cơm ở đây đã được bà Lê Thị Bàng (năm nay 80 tuổi), chủ quán cơm cho biết: Trong sân có một giếng nước cũ.

Highslide JS   Highslide JS


Vừa dẫn chúng tôi vào xem, bà Bàng vừa kể “ tiểu sử ” của giếng. Từ năm 1950, khi về sống ở đây bà Bàng đã thấy có chiếc giếng này. Trước kia miệng giếng nhỏ, về sau do đất dưới thành giếng sụt cho nên các hộ trong số nhà phải góp tiền ( mỗi hộ một triệu đồng ) để xây thành giếng và mở rộng chu vi giếng.

Highslide JS


Nước ở đây lúc nào cũng trong và không có mùi tanh. Thời bao cấp, giếng nước đã giúp cho các hộ dân trong số nhà cũng như các nhà lân cận có nước ăn, nước sinh hoạt khi hệ thống cấp nước của thành phố không hoạt động. Sân giếng cũng là noi các bà nội trợ vừa vo gạo, rửa rau vừa “ buôn chuyện”.

Hiện nay, tuy nguồn nước máy thành phố cấp chảy mạnh nhưng các hộ vẫn dùng nước ở giếng để dùng trong sinh hoạt. Nhiều nhà dùng máy bơm để hút nước giếng lên tầng cao, thay cho việc múc nước bằng gầu, đổ vào xô, rồi xách nước lên gác như thời bao cấp.

Highslide JS


Bà Bàng kể: Cách đây khoảng hai năm có một người từ Pháp sang tìm đến đây. Ông ta tự xưng là con bà chủ ngôi nhà này thời Pháp thuộc. Mẹ ông chính là người đã đào chiếc giếng này. Hiện nay bà còn sống, nhưng do tuổi cao sức yếu bà không sang được Việt Nam thăm lại ngôi nhà cũ, trong đó có chiếc giếng mà chính tay bà đào.

Giếng cũ, nhưng nước trong và mát cho nên vẫn được mọi người sử dụng.

Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 218 đã được: 3.8/10 (18 Đánh giá)


Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share