Mực nước hồ Hoàn Kiếm giảm 1mm khi hút bùn bằng công nghệ của CHLB Đức
[28/11/2009 12:41 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(8264) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, phối hợp các cơ quan chức năng, tổ chức việc hút thí điểm hút bùn trên diện tích khoảng 1000 m2 tại hồ Hoàn Kiếm, bằng công nghệ của CHLB Đức, trong thời gian từ ngày 16 đến 23-11. Kết quả của đợt hút bùn sẽ được các nhà khoa học công bố trong thời gian tới, tuy vậy bằng mắt thường chúng tôi không thấy có sự khác biệt nào giữa khu vực hút và không hút bùn, mặt nước hồ vẫn trong xanh.
Trong những năm gần đây, Hồ Hoàn Kiếm đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nặng, chất lượng nước hồ suy giảm biểu hiện ở nồng độ phôt- pho, ni-tơ cao, nồng độ thực vật nổi cao, kể cả các loài sinh độc tố. Ngoài ra, lớp bùn ngày càng dày, diện tích hồ bị thu hẹp, mực nước cạn. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị và nông thôn năm 1998-1999, lớp bùn lắng đo được có chỗ từ 1,3 đến 1,86m. Đến tháng 9-2006, nhóm chuyên gia Đức đã phối hợp với các nhà khoa học khoa Hóa - Trường Đại học Khoa học tự nhiên tiếp tục đo đạc và lấy mẫu bùn nước của hồ. Kết quả phân tích cho thấy lớp bùn lắng đã tăng từ 0,3 đến 0,5m so với kết quả năm 1998-1999.
CHLB Đức đã rất thành công trong việc cải tạo các hồ nội đô. Trong khuôn khổ hợp tác Đức-Việt lĩnh vực nước và môi trường, ngày 11-5-2005, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt nam và Bộ Liên bang về Nghiên cứu và Đào tạo CHLB Đức (BMBF) đã ký một số văn kiện hợp tác, trong đó có Dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hút bùn của CHLB Đức để phục hồi và ổn định bền vững Hồ Hoàn Kiếm”. Theo đó, phía Đức sẽ đưa vào áp dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ khảo sát địa chất, thủy văn, hút bùn và xử lý bùn. Đặc biệt là công nghệ hút bùn ngầm Sedituttle với đặc tính nổi trội là vẫn giữ nguyên nước trong khi thao tác hút và không gây nguy hại đến hệ sinh thái trong hồ. Cơ quan chủ trì phía Việt Nam là Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Chủ nhiệm nhiệm vụ là GS.TS. Hà Đình Đức. Kinh phí: Phía CHLB Đức tài trợ: một triệu ơ- rô, phía Việt Nam tham gia đối ứng 1.590 triệu đồng. Dự án quy tụ 40 chuyên gia có chuyên ngành khác nhau đến từ các viện và trường đại học của Việt Nam và CHLB Đức. Trong vòng hai năm qua các nhà sinh học, hóa học, hồ học, địa chất học và các kỹ sư đã hợp tác để nghiên cứu về sinh thái hồ, xác định các nguồn nguy cơ chính và phát triển các chiến lược để cải tạo bền vững và ổn định hồ Hoàn Kiếm. Các nhóm tham gia dự án đã thể hiện khối lượng công việc khá lớn với phương pháp nghiên cứu khoa học và số liệu tin cậy.
Trong quá trình thực hiện dự án, Ao cá Bác Hồ đã được chọn để trình diễn công nghệ hút bùn ngầm Sediturtle của CHLB Đức. Việc trình diễn diễn ra trong hai ngày 11/6 (Hệ thống Sediturtle 1) và ngày 12/6 (Hệ thống Sediturtle 2). Sau khi trình diễn công nghệ hút bùn tại Ao cá Bác Hồ, những nghiên cứu đánh giá diễn biến hệ sinh thái của Ao trước và sau khi hút bùn đã được tiến hành trong tháng 6-2009. Kết quả khảo sát chất lượng nước và hệ sinh thái rất đáng khích lệ:Trong vòng ba ngày, gần như toàn bộ bùn đáy đã được hút bỏ. Tại thời điểm thực hiện hút vét bùn với công nghệ Đức, đàn cá và cá thể Rùa trong Ao vẫn sinh sống bình thường mà không phải vận chuyển sang Viện Nuôi trồng Thủy sản tại Bắc Ninh như những lần cải tạo Ao trước đây; sau khi xử lý bùn, hệ sinh vật trong ao không có sự thay đổi lớn, trong khi mật độ vi sinh vật gây bệnh (E. coli) giảm xuống rõ rệt.
Dựa trên kết quả nói trên các cấp có thẩm quyền đã đồng ý triển khai dự án tại hồ Hoàn Kiếm ở mức độ hút bùn thí điểm trên diện tích 1000 m2. Địa điểm hút bùn nằm ở phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, gần Thuỷ Tạ, khoảng giữa đền Ngọc Sơn và phố Lê Thái Tổ và cách bờ 10 m.
Quan sát việc triển khai hút bùn thí điểm tại hồ Hoàn Kiếm từ ngày 16 đến 23-11, chúng tôi nhận thấy nước bùn hút lên đen đặc. Sau khi qua bể khuấy phần rác vô cơ ( túi ni –lông, vật liệu cứng được tách riêng. Phần bùn và nước cũng được tách riêng. Bùn được bơm lên máy ép. Sản phẩm là những “ bánh ” bùn diện tích khoảng 5-10 cm2, dày khoảng 0,5 cm, cứng có thể bẻ được. Trong tám ngày hút thí đểm, có khoảng 30 m3 bùn được đóng bánh.
Nước bùn được đưa qua hệ thống lọc, có bổ sung chất tụ keo. Trước khi nước được đổ vào hệ thống cống thải của thành phố chúng tôi nhìn thấy nước trong vắt, không khác mấy nước sạch được Công ty TNHH nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội cấp nước chuyển đến để pha chất tụ keo. Theo công nghệ của CHLB Đức, nước tách ra từ bùn sẽ được xử lý thành nước sạch trước khi trả lại hồ ( xem ảnh ). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nước sạch đến mức độ nào sẽ là tốt nhất cho “Cụ Rùa”. Môi trường nước tốt nhất cho các hồ khác chưa chắc đã là môi trường tốt nhất cho Hồ Hoàn Kiếm. Hiện nay, dự án chưa trả lời được câu trả lời thức ăn của “ Cụ Rùa” Hoàn Kiếm là gì? Nước xử lý sạch đến mức nào là tốt nhất cho Rùa? Do vậy phương án thực hiện trong lần hút thí điểm này là nước bùn sau khi được xử lý ( khoảng 300 m3 ) được dẫn qua đường ống đổ xuống hệ thống thoát nước của thành phố. Như vậy mực nước hồ Hoàn Kiếm sẽ giảm 1 mm do không hoàn trả 300m 3 nước nói trên.
Thiết bị hút bùn hoạt động tốt không có hiện tượng bùn sục lên tại vị trí hút. Mặt nước hồ chỗ hút và không hút không có gì khác biệt. Máy hoạt động tự động theo sự điều khiển của một chuyên gia ở trên bờ. Hệ thống máy trên bờ chạy êm.
Để bảo đảm an toàn cho các “ Cụ Rùa ”, khu vực hút bùn 1000 m2 được vây kín bằng lưới sắt. Trước khi vây kín một tốp công nhân đã xuống kiểm tra để xác định trong khu vực hút không có “ Cụ Rùa ” nào. Có hai lưới bảo vệ “ Cụ Rùa”. Lưới thứ nhất để bảo vệ “Cụ Rùa” khỏi va chạm cơ học khi “Cụ Rùa” ngẫu nhiên tiến về khu vực đang tiến hành hút bùn. Lưới thứ hai bảo đảm “ Cụ Rùa” được an toàn nếu có sự cố về điện xảy ra.
Theo kế hoạch, vào tháng 12, khi dự án kết thúc, các nhà khoa học Đức sẽ có báo cáo tổng hợp gửi UBND TP Hà Nội và Chính phủ CHLB Đức. Trên cơ sở khả thi của công nghệ, sự chấp nhận của TP Hà Nội, tổng kinh phí đầu tư, phía Đức sẽ quyết định tài trợ cho giai đoạn sau.
Chiều 23-11, các đồng chí lãnh đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành có liên quan đã đến khu vực hút bùn thí điểm để kiểm tra và bàn kế hoạch triển khai trong thời gian tới. Buổi chiều cùng ngày, “Cụ Rùa” lại nổi tại khu vực đối diện tượng đài Vua Lê Thái Tổ, trong thời gian khoảng một giờ. Đây là buổi chiều kết thúc việc thí điểm hút bùn hồ Hoàn Kiếm./.
Hà Hồng
Trong những năm gần đây, Hồ Hoàn Kiếm đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nặng, chất lượng nước hồ suy giảm biểu hiện ở nồng độ phôt- pho, ni-tơ cao, nồng độ thực vật nổi cao, kể cả các loài sinh độc tố. Ngoài ra, lớp bùn ngày càng dày, diện tích hồ bị thu hẹp, mực nước cạn. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị và nông thôn năm 1998-1999, lớp bùn lắng đo được có chỗ từ 1,3 đến 1,86m. Đến tháng 9-2006, nhóm chuyên gia Đức đã phối hợp với các nhà khoa học khoa Hóa - Trường Đại học Khoa học tự nhiên tiếp tục đo đạc và lấy mẫu bùn nước của hồ. Kết quả phân tích cho thấy lớp bùn lắng đã tăng từ 0,3 đến 0,5m so với kết quả năm 1998-1999.
CHLB Đức đã rất thành công trong việc cải tạo các hồ nội đô. Trong khuôn khổ hợp tác Đức-Việt lĩnh vực nước và môi trường, ngày 11-5-2005, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt nam và Bộ Liên bang về Nghiên cứu và Đào tạo CHLB Đức (BMBF) đã ký một số văn kiện hợp tác, trong đó có Dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hút bùn của CHLB Đức để phục hồi và ổn định bền vững Hồ Hoàn Kiếm”. Theo đó, phía Đức sẽ đưa vào áp dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ khảo sát địa chất, thủy văn, hút bùn và xử lý bùn. Đặc biệt là công nghệ hút bùn ngầm Sedituttle với đặc tính nổi trội là vẫn giữ nguyên nước trong khi thao tác hút và không gây nguy hại đến hệ sinh thái trong hồ. Cơ quan chủ trì phía Việt Nam là Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Chủ nhiệm nhiệm vụ là GS.TS. Hà Đình Đức. Kinh phí: Phía CHLB Đức tài trợ: một triệu ơ- rô, phía Việt Nam tham gia đối ứng 1.590 triệu đồng. Dự án quy tụ 40 chuyên gia có chuyên ngành khác nhau đến từ các viện và trường đại học của Việt Nam và CHLB Đức. Trong vòng hai năm qua các nhà sinh học, hóa học, hồ học, địa chất học và các kỹ sư đã hợp tác để nghiên cứu về sinh thái hồ, xác định các nguồn nguy cơ chính và phát triển các chiến lược để cải tạo bền vững và ổn định hồ Hoàn Kiếm. Các nhóm tham gia dự án đã thể hiện khối lượng công việc khá lớn với phương pháp nghiên cứu khoa học và số liệu tin cậy.
Trong quá trình thực hiện dự án, Ao cá Bác Hồ đã được chọn để trình diễn công nghệ hút bùn ngầm Sediturtle của CHLB Đức. Việc trình diễn diễn ra trong hai ngày 11/6 (Hệ thống Sediturtle 1) và ngày 12/6 (Hệ thống Sediturtle 2). Sau khi trình diễn công nghệ hút bùn tại Ao cá Bác Hồ, những nghiên cứu đánh giá diễn biến hệ sinh thái của Ao trước và sau khi hút bùn đã được tiến hành trong tháng 6-2009. Kết quả khảo sát chất lượng nước và hệ sinh thái rất đáng khích lệ:Trong vòng ba ngày, gần như toàn bộ bùn đáy đã được hút bỏ. Tại thời điểm thực hiện hút vét bùn với công nghệ Đức, đàn cá và cá thể Rùa trong Ao vẫn sinh sống bình thường mà không phải vận chuyển sang Viện Nuôi trồng Thủy sản tại Bắc Ninh như những lần cải tạo Ao trước đây; sau khi xử lý bùn, hệ sinh vật trong ao không có sự thay đổi lớn, trong khi mật độ vi sinh vật gây bệnh (E. coli) giảm xuống rõ rệt.
Dựa trên kết quả nói trên các cấp có thẩm quyền đã đồng ý triển khai dự án tại hồ Hoàn Kiếm ở mức độ hút bùn thí điểm trên diện tích 1000 m2. Địa điểm hút bùn nằm ở phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, gần Thuỷ Tạ, khoảng giữa đền Ngọc Sơn và phố Lê Thái Tổ và cách bờ 10 m.
Quan sát việc triển khai hút bùn thí điểm tại hồ Hoàn Kiếm từ ngày 16 đến 23-11, chúng tôi nhận thấy nước bùn hút lên đen đặc. Sau khi qua bể khuấy phần rác vô cơ ( túi ni –lông, vật liệu cứng được tách riêng. Phần bùn và nước cũng được tách riêng. Bùn được bơm lên máy ép. Sản phẩm là những “ bánh ” bùn diện tích khoảng 5-10 cm2, dày khoảng 0,5 cm, cứng có thể bẻ được. Trong tám ngày hút thí đểm, có khoảng 30 m3 bùn được đóng bánh.
Nước bùn được đưa qua hệ thống lọc, có bổ sung chất tụ keo. Trước khi nước được đổ vào hệ thống cống thải của thành phố chúng tôi nhìn thấy nước trong vắt, không khác mấy nước sạch được Công ty TNHH nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội cấp nước chuyển đến để pha chất tụ keo. Theo công nghệ của CHLB Đức, nước tách ra từ bùn sẽ được xử lý thành nước sạch trước khi trả lại hồ ( xem ảnh ). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nước sạch đến mức độ nào sẽ là tốt nhất cho “Cụ Rùa”. Môi trường nước tốt nhất cho các hồ khác chưa chắc đã là môi trường tốt nhất cho Hồ Hoàn Kiếm. Hiện nay, dự án chưa trả lời được câu trả lời thức ăn của “ Cụ Rùa” Hoàn Kiếm là gì? Nước xử lý sạch đến mức nào là tốt nhất cho Rùa? Do vậy phương án thực hiện trong lần hút thí điểm này là nước bùn sau khi được xử lý ( khoảng 300 m3 ) được dẫn qua đường ống đổ xuống hệ thống thoát nước của thành phố. Như vậy mực nước hồ Hoàn Kiếm sẽ giảm 1 mm do không hoàn trả 300m 3 nước nói trên.
Thiết bị hút bùn hoạt động tốt không có hiện tượng bùn sục lên tại vị trí hút. Mặt nước hồ chỗ hút và không hút không có gì khác biệt. Máy hoạt động tự động theo sự điều khiển của một chuyên gia ở trên bờ. Hệ thống máy trên bờ chạy êm.
Để bảo đảm an toàn cho các “ Cụ Rùa ”, khu vực hút bùn 1000 m2 được vây kín bằng lưới sắt. Trước khi vây kín một tốp công nhân đã xuống kiểm tra để xác định trong khu vực hút không có “ Cụ Rùa ” nào. Có hai lưới bảo vệ “ Cụ Rùa”. Lưới thứ nhất để bảo vệ “Cụ Rùa” khỏi va chạm cơ học khi “Cụ Rùa” ngẫu nhiên tiến về khu vực đang tiến hành hút bùn. Lưới thứ hai bảo đảm “ Cụ Rùa” được an toàn nếu có sự cố về điện xảy ra.
Theo kế hoạch, vào tháng 12, khi dự án kết thúc, các nhà khoa học Đức sẽ có báo cáo tổng hợp gửi UBND TP Hà Nội và Chính phủ CHLB Đức. Trên cơ sở khả thi của công nghệ, sự chấp nhận của TP Hà Nội, tổng kinh phí đầu tư, phía Đức sẽ quyết định tài trợ cho giai đoạn sau.
Chiều 23-11, các đồng chí lãnh đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành có liên quan đã đến khu vực hút bùn thí điểm để kiểm tra và bàn kế hoạch triển khai trong thời gian tới. Buổi chiều cùng ngày, “Cụ Rùa” lại nổi tại khu vực đối diện tượng đài Vua Lê Thái Tổ, trong thời gian khoảng một giờ. Đây là buổi chiều kết thúc việc thí điểm hút bùn hồ Hoàn Kiếm./.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết