Những người bạn của 'hohoankiem.org'
[24/10/2010 10:10 | Những người Bạn | Nhận xét(0) | Đọc(7973) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Các bạn yêu hohoankiem.org thân mến ! Ngày 2-10-2010, trên báo Tuổi trẻ có bài phóng sự của tác giả Tấn Đức với đầu đề: “ Người say hồ Hoàn Kiếm”. Sau khi bài báo nói trên được đăng, chúng tôi đã nhận được nhiều thư, nhiều cuộc điện thoại gọi điện đến chúc mừng, động viên. Điều đáng mừng là chúng tôi đã được gặp nhiều người muốn có những việc làm thiết thực hơn để cho hồ Hoàn Kiếm luôn là địa chỉ sâu lắng trong tình cảm của người dân cả nước nói chung, người Hà Nội nói riêng. Một lần nữa chúng tôi xin cảm ơn tác giả Tấn Đức đã có bài viết sâu sắc động viên chúng tôi nhất là vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Tấn Đức tới bạn đọc.
Người say hồ Hoàn Kiếm
Ông “say” hồ Hoàn Kiếm đến độ thường xuyên dành cả ngày, trắng đêm để lang thang quanh hồ. Tất cả sự kiện liên quan đến hồ đều được ông ghi chép chi tiết trong mấy chục năm qua để phục vụ việc nghiên cứu và niềm đam mê của chính mình.
Ông là Hà Hồng, tên đầy đủ là Hà Huy Hồng - người dành trọn niềm đam mê của mình cho hồ Hoàn Kiếm, để rồi không biết tự bao giờ ông đã thuộc tất tần tật từng sự kiện diễn ra quanh hồ. Từ chuyện cây gạo trước đền Ngọc Sơn bị “ốm”, cây vông bị gãy mất một cành bên phải cho tới chuyện cuộc đời của cô bé ăn xin, của bà cụ bán nước chè, anh chạy xe ôm, đứa trẻ bán vé số bên bờ hồ... ông đều tường tận.
“Đi vòng để được... qua hồ đấy thôi”
Cứ ngỡ chuyện “đi vòng” chỉ có trong thơ Nguyễn Bính, bởi động lực đắm say của tình yêu nam nữ: “Cái ngày cô chưa có chồng/đường gần tôi cứ đi vòng cho xa/lối này lắm bưởi nhiều hoa/đi vòng để được qua nhà đấy thôi” (Qua nhà). Không ngờ tôi đã gặp một người “si” hồ Hoàn Kiếm không kém gì chàng trai si tình trong thi ca. Nhà ông Hồng ở phố Lý Thường Kiệt, nơi làm việc là phố Hàng Trống, nếu theo con đường ngắn nhất là xuôi phố Hỏa Lò ra Phủ Doãn - Ấu Triệu rồi qua phố Nhà Thờ là đến cơ quan.
Nhưng ông bảo: “Đi như vậy không đã vì sẽ không hít thở được không khí của hồ, không nhìn thấy mặt hồ xanh phẳng lặng, bàng bạc sương giăng”. Ấy vậy cho nên từ tháng 12-1983 đến nay, ngày qua ngày, dù mưa hay nắng, ông vẫn cứ theo hướng Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng - Lê Thái Tổ, đánh một vòng hơn nửa bờ hồ rồi mới rẽ vào phố Bảo Khánh, ngoặt ra Hàng Trống, bắt đầu ngày làm việc.
Và khi màn đêm buông xuống, xong ca trực, ông lại đánh thêm một vòng cho trọn bờ hồ mới về. Đó là thói quen bất di bất dịch, còn lại cứ cách 1-2 hôm ông lại tản bộ mấy vòng quanh bờ hồ, vừa đi vừa quan sát cảnh vật vừa trải nghiệm sự đời để rồi đêm về lao vào viết nhật ký về những gì mắt thấy tai nghe.
“Mỗi lần đi qua đền Ngọc Sơn mình đều nhìn lên cây gạo trước cổng. Điều làm mình băn khoăn là phần phía trên của cây, các nhánh đều có màu đen, trông như bị ai đốt. Mình còn thấy một đoạn cành cây mục, đã gãy nhưng chưa rời khỏi thân cây. Bây giờ là mùa thu, sao cây lại thế này, trong khi cây gạo trước vườn hoa Lý Thái Tổ vẫn xanh um. Chắc nó bị ốm rồi, mai mình phải đề nghị Công ty Công viên cây xanh TP tổ chức khám bệnh cho nó mới được...” (trích nhật ký ngày 1-8-2006).
Ở một trang khác, lại thấy ông ghi: “Sau cơn mưa lớn tối qua, sáng nay đi qua đền Ngọc Sơn mình lại thấy cây vông trước cửa đền bị gãy mất một nhánh rồi. Tự dưng nhớ lại cảm giác hồi bé mình nghịch dao bị đứt tay”.
“Dạo này chiều chiều Hà Nội hay đổ mưa, nước không kịp thoát gây ngập úng nhiều nơi, thấy lo quá. Chiều tối 16-7-2008, cây đa già trên đường Đinh Tiên Hoàng có chu vi gốc hơn 3m đã tự đổ, làm trầy xước thêm nhiều cây khác. Đây là một trong ba cây đa to nhất, trong số ba cây ở đền Bà Kiệu và trước trụ sở báo Nhân Dân. Xin chia tay bạn đường của mình nhé”... Cứ thế nhật ký về “sức khỏe” của vườn cây quanh bờ hồ được ông ghi lại với ngồn ngộn xúc cảm.
Ngày qua ngày, Hà Hồng không bỏ sót sự kiện quan trọng nào xảy ra với hồ. Đầu tháng 9-2007, khi người ta khảo sát, khoan thăm dò địa chất, dự tính xây dựng ga xe điện ngầm tương lai ở độ sâu 60m ngay dưới bờ hồ, ông đã có mặt để xin cho bằng được tí vật chất lấy lên từ lòng đất. “Lúc học chuyên ngành xây dựng tôi đã biết dưới lòng hồ Hoàn Kiếm, hay đúng ra dưới lòng sông Nhị Hà cổ xưa là một vỉa đá ngầm. Nhưng khi tận tay bóp vào những hạt sạn vỡ vụn, tôi đã run lên vì cái cảm giác chạm vào những bí ẩn của hàng triệu năm trước” - ông tự hào kể.
Ông cũng không bỏ qua sự kiện lần đầu tiên người ta tiến hành nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ của nước ngoài nhằm bảo tồn đa dạng sinh học cho hồ (tháng 11-2009). Một lần nữa, ông cất công đeo bám để xin cho bằng được một bánh bùn lấy lên từ lòng hồ. Rồi ông cẩn thận xin chữ ký của những người phụ trách nạo vét lòng hồ lên bánh bùn ấy, mang về sấy khô, đợi nó rắn lại như đất nung mới cẩn thận bọc giấy kiếng, cất giữ trong ngăn tủ như một bảo vật cho riêng mình.
Viết lại câu chuyện cho mai sau
Những gì thuộc về quá khứ mà các thế hệ trước đã ghi lại được ông lưu giữ, còn những gì thuộc về hiện tại, diễn ra hằng ngày, hằng giờ được ông cất công sưu tầm, ghi chép cẩn thận để thế hệ mai sau được tỏ tường. Ông gọi đó là trách nhiệm, là sự trả ơn tiền nhân.
Trong không khí rộn rã của những ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi được ông Hà Hồng dẫn đi dạo và kể chuyện quanh bờ hồ. Đi và nghe ông tâm sự, càng cảm nhận cuộc sống đầy ắp tình người trong nhịp sống đang diễn ra hối hả ngay bờ hồ giữa lòng thủ đô.
Đó là câu chuyện của bà cụ khiếm thị Phan Thị Yến gần 90 tuổi, hơn 50 năm ngồi bán chè cho khách qua lại cạnh nhà thủy tạ để mưu sinh. Là câu chuyện của cụ Gái ở ngõ Phất Lộc Hàng Bạc, hơn 40 năm ngày nào cũng lọ mọ khắp các con phố để xin từng mẩu bánh mì mang về thả xuống hồ nuôi các loài thủy sinh. Là câu chuyện của bà cụ Thái ở phố Hàng Tre, từ hồi chín năm đánh Pháp đến giờ vẫn gắn bó với nghề bán sữa.
Đã hơn nửa thế kỷ rồi, ngày nào bà cũng thức từ 3g-4g sáng để tự tay xay đỗ tương, mà chỉ xay đúng 600 gam, rồi đun thành sữa, mang đến số 13 Đinh Tiên Hoàng cho người cháu gái bán phục vụ những người khách đi tập thể dục sớm. Bà làm việc ấy với niềm vui được phục vụ, để những khách hàng quen của bà thưởng thức, chứ không phải để kiếm lời. Bởi ai cũng biết bà từng là một chủ hiệu cà phê nổi tiếng, có nhà ngay tại phố cổ.
Câu chuyện về một bé gái ăn xin luôn khiến ông nao lòng khi nhớ lại. Cô bé Lan mồ côi cả cha lẫn mẹ, lang thang xin ăn ở quanh bờ hồ, được vợ chồng anh Hải, chị Phượng ở phố Đội Cấn mang về làm con nuôi, thương yêu như con ruột. Rồi cô bé lớn lên, có người yêu, cha mẹ nuôi đã định ngày làm lễ cưới cho cô. Thiệp mời chưa kịp phát đi thì một vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã tìm tới cô. Một cuộc đời, một thân phận mà ông tình cờ phát hiện trong những ngày lang thang quanh hồ Hoàn Kiếm đã vụt tắt!
“Mỗi ngày đi quanh hồ, tôi lại có một kỷ niệm cho riêng mình, lại nghiệm ra một điều. Này nhé, nhìn mấy cây đa già ngả mình ôm xuống mặt hồ, tôi liên tưởng tới sự bền chặt. Phàm làm việc gì cũng phải tập trung công sức, đầu tư chiều sâu thì hiệu quả mới vững bền, chứ làm dối cho xong thì kết quả sẽ không tới đâu.
Và kia, những người già xếp vòng tròn tập thể dục, đấm lưng cho nhau, tôi nghĩ về sự công bằng. Vì sự công bằng nên các cụ mới không xếp thành hàng thẳng, vì nếu hàng thẳng thì người đứng đầu hàng chỉ có hưởng mà không có lao động, còn người ở cuối hàng thì ngược lại. Người già nghĩ sâu thật” - ông Hồng trầm tư.
TẤN ĐỨC
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Tấn Đức tới bạn đọc.
Người say hồ Hoàn Kiếm
Ông “say” hồ Hoàn Kiếm đến độ thường xuyên dành cả ngày, trắng đêm để lang thang quanh hồ. Tất cả sự kiện liên quan đến hồ đều được ông ghi chép chi tiết trong mấy chục năm qua để phục vụ việc nghiên cứu và niềm đam mê của chính mình.
Ông là Hà Hồng, tên đầy đủ là Hà Huy Hồng - người dành trọn niềm đam mê của mình cho hồ Hoàn Kiếm, để rồi không biết tự bao giờ ông đã thuộc tất tần tật từng sự kiện diễn ra quanh hồ. Từ chuyện cây gạo trước đền Ngọc Sơn bị “ốm”, cây vông bị gãy mất một cành bên phải cho tới chuyện cuộc đời của cô bé ăn xin, của bà cụ bán nước chè, anh chạy xe ôm, đứa trẻ bán vé số bên bờ hồ... ông đều tường tận.
Ông Hà Hồng ghi lại hình ảnh đáng nhớ ở hồ Hoàn Kiếm - Ảnh: T.Đ.
“Đi vòng để được... qua hồ đấy thôi”
Cứ ngỡ chuyện “đi vòng” chỉ có trong thơ Nguyễn Bính, bởi động lực đắm say của tình yêu nam nữ: “Cái ngày cô chưa có chồng/đường gần tôi cứ đi vòng cho xa/lối này lắm bưởi nhiều hoa/đi vòng để được qua nhà đấy thôi” (Qua nhà). Không ngờ tôi đã gặp một người “si” hồ Hoàn Kiếm không kém gì chàng trai si tình trong thi ca. Nhà ông Hồng ở phố Lý Thường Kiệt, nơi làm việc là phố Hàng Trống, nếu theo con đường ngắn nhất là xuôi phố Hỏa Lò ra Phủ Doãn - Ấu Triệu rồi qua phố Nhà Thờ là đến cơ quan.
Hồ Hoàn Kiếm chứa đựng cả một kho tàng câu chuyện lịch sử - văn hóa vô cùng đa dạng, mà khi càng tìm hiểu mình càng lớn thêm lên, càng hiểu, tự hào thêm về lịch sử của đất nước, của dân tộc. Hầu như mọi cuộc sống của thủ đô đều có gắn ít nhiều lắng đọng với hồ. Tôi muốn con cháu mai sau hiểu hơn về sự phát triển của dân tộc nhìn từ mặt hồ lịch sử này. Ông HÀ HỒNG |
Và khi màn đêm buông xuống, xong ca trực, ông lại đánh thêm một vòng cho trọn bờ hồ mới về. Đó là thói quen bất di bất dịch, còn lại cứ cách 1-2 hôm ông lại tản bộ mấy vòng quanh bờ hồ, vừa đi vừa quan sát cảnh vật vừa trải nghiệm sự đời để rồi đêm về lao vào viết nhật ký về những gì mắt thấy tai nghe.
“Mỗi lần đi qua đền Ngọc Sơn mình đều nhìn lên cây gạo trước cổng. Điều làm mình băn khoăn là phần phía trên của cây, các nhánh đều có màu đen, trông như bị ai đốt. Mình còn thấy một đoạn cành cây mục, đã gãy nhưng chưa rời khỏi thân cây. Bây giờ là mùa thu, sao cây lại thế này, trong khi cây gạo trước vườn hoa Lý Thái Tổ vẫn xanh um. Chắc nó bị ốm rồi, mai mình phải đề nghị Công ty Công viên cây xanh TP tổ chức khám bệnh cho nó mới được...” (trích nhật ký ngày 1-8-2006).
Ở một trang khác, lại thấy ông ghi: “Sau cơn mưa lớn tối qua, sáng nay đi qua đền Ngọc Sơn mình lại thấy cây vông trước cửa đền bị gãy mất một nhánh rồi. Tự dưng nhớ lại cảm giác hồi bé mình nghịch dao bị đứt tay”.
Ông Hà Hồng với “bảo vật” bùn khô lấy từ hồ Hoàn Kiếm - Ảnh: T.Đ.
“Dạo này chiều chiều Hà Nội hay đổ mưa, nước không kịp thoát gây ngập úng nhiều nơi, thấy lo quá. Chiều tối 16-7-2008, cây đa già trên đường Đinh Tiên Hoàng có chu vi gốc hơn 3m đã tự đổ, làm trầy xước thêm nhiều cây khác. Đây là một trong ba cây đa to nhất, trong số ba cây ở đền Bà Kiệu và trước trụ sở báo Nhân Dân. Xin chia tay bạn đường của mình nhé”... Cứ thế nhật ký về “sức khỏe” của vườn cây quanh bờ hồ được ông ghi lại với ngồn ngộn xúc cảm.
Ngày qua ngày, Hà Hồng không bỏ sót sự kiện quan trọng nào xảy ra với hồ. Đầu tháng 9-2007, khi người ta khảo sát, khoan thăm dò địa chất, dự tính xây dựng ga xe điện ngầm tương lai ở độ sâu 60m ngay dưới bờ hồ, ông đã có mặt để xin cho bằng được tí vật chất lấy lên từ lòng đất. “Lúc học chuyên ngành xây dựng tôi đã biết dưới lòng hồ Hoàn Kiếm, hay đúng ra dưới lòng sông Nhị Hà cổ xưa là một vỉa đá ngầm. Nhưng khi tận tay bóp vào những hạt sạn vỡ vụn, tôi đã run lên vì cái cảm giác chạm vào những bí ẩn của hàng triệu năm trước” - ông tự hào kể.
Ông cũng không bỏ qua sự kiện lần đầu tiên người ta tiến hành nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ của nước ngoài nhằm bảo tồn đa dạng sinh học cho hồ (tháng 11-2009). Một lần nữa, ông cất công đeo bám để xin cho bằng được một bánh bùn lấy lên từ lòng hồ. Rồi ông cẩn thận xin chữ ký của những người phụ trách nạo vét lòng hồ lên bánh bùn ấy, mang về sấy khô, đợi nó rắn lại như đất nung mới cẩn thận bọc giấy kiếng, cất giữ trong ngăn tủ như một bảo vật cho riêng mình.
Viết lại câu chuyện cho mai sau
Những gì thuộc về quá khứ mà các thế hệ trước đã ghi lại được ông lưu giữ, còn những gì thuộc về hiện tại, diễn ra hằng ngày, hằng giờ được ông cất công sưu tầm, ghi chép cẩn thận để thế hệ mai sau được tỏ tường. Ông gọi đó là trách nhiệm, là sự trả ơn tiền nhân.
Trong không khí rộn rã của những ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi được ông Hà Hồng dẫn đi dạo và kể chuyện quanh bờ hồ. Đi và nghe ông tâm sự, càng cảm nhận cuộc sống đầy ắp tình người trong nhịp sống đang diễn ra hối hả ngay bờ hồ giữa lòng thủ đô.
Đó là câu chuyện của bà cụ khiếm thị Phan Thị Yến gần 90 tuổi, hơn 50 năm ngồi bán chè cho khách qua lại cạnh nhà thủy tạ để mưu sinh. Là câu chuyện của cụ Gái ở ngõ Phất Lộc Hàng Bạc, hơn 40 năm ngày nào cũng lọ mọ khắp các con phố để xin từng mẩu bánh mì mang về thả xuống hồ nuôi các loài thủy sinh. Là câu chuyện của bà cụ Thái ở phố Hàng Tre, từ hồi chín năm đánh Pháp đến giờ vẫn gắn bó với nghề bán sữa.
Đã hơn nửa thế kỷ rồi, ngày nào bà cũng thức từ 3g-4g sáng để tự tay xay đỗ tương, mà chỉ xay đúng 600 gam, rồi đun thành sữa, mang đến số 13 Đinh Tiên Hoàng cho người cháu gái bán phục vụ những người khách đi tập thể dục sớm. Bà làm việc ấy với niềm vui được phục vụ, để những khách hàng quen của bà thưởng thức, chứ không phải để kiếm lời. Bởi ai cũng biết bà từng là một chủ hiệu cà phê nổi tiếng, có nhà ngay tại phố cổ.
Câu chuyện về một bé gái ăn xin luôn khiến ông nao lòng khi nhớ lại. Cô bé Lan mồ côi cả cha lẫn mẹ, lang thang xin ăn ở quanh bờ hồ, được vợ chồng anh Hải, chị Phượng ở phố Đội Cấn mang về làm con nuôi, thương yêu như con ruột. Rồi cô bé lớn lên, có người yêu, cha mẹ nuôi đã định ngày làm lễ cưới cho cô. Thiệp mời chưa kịp phát đi thì một vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã tìm tới cô. Một cuộc đời, một thân phận mà ông tình cờ phát hiện trong những ngày lang thang quanh hồ Hoàn Kiếm đã vụt tắt!
“Mỗi ngày đi quanh hồ, tôi lại có một kỷ niệm cho riêng mình, lại nghiệm ra một điều. Này nhé, nhìn mấy cây đa già ngả mình ôm xuống mặt hồ, tôi liên tưởng tới sự bền chặt. Phàm làm việc gì cũng phải tập trung công sức, đầu tư chiều sâu thì hiệu quả mới vững bền, chứ làm dối cho xong thì kết quả sẽ không tới đâu.
Và kia, những người già xếp vòng tròn tập thể dục, đấm lưng cho nhau, tôi nghĩ về sự công bằng. Vì sự công bằng nên các cụ mới không xếp thành hàng thẳng, vì nếu hàng thẳng thì người đứng đầu hàng chỉ có hưởng mà không có lao động, còn người ở cuối hàng thì ngược lại. Người già nghĩ sâu thật” - ông Hồng trầm tư.
TẤN ĐỨC
Lập trang web hohoankiem.org Ông Hà Huy Hồng (bút danh Hà Hồng) sinh năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1983, ông tốt nghiệp Đại học Xây dựng, về công tác tại báo Nhân Dân và hiện là phó ban khoa giáo của báo. Ông là người viết rất nhiều bài báo về tất cả sự kiện liên quan đến hồ này. Từ năm 2006, được sự hỗ trợ của chuyên viên công nghệ thông tin Phan Anh, Hà Hồng đã lập trang web hohoankiem.org. Mong muốn chia sẻ niềm đam mê hồ Hoàn Kiếm với mọi người, ông đã có hơn 600 tin, bài và hàng ngàn bức ảnh về những sự kiện liên quan tới hồ Hoàn Kiếm được đăng tải. “Người dân khắp mọi miền đất nước, có người có điều kiện đến tham quan hồ, có người không thể đến. Tôi lập trang web này để ai đam mê, ai nhớ tới hồ Hoàn Kiếm, nhớ đến Hà Nội thì vào xem cho đỡ nhớ. Đó cũng là hướng tới sự công bằng. Cả đời tôi sẽ không ngừng kể những câu chuyện liên quan đến hồ Gươm huyền diệu gắn liền văn hóa ngàn năm của Hà Nội” - ông Hồng khẳng định. |
Đánh giá bài viết