Vì một tình yêu Hà Nội Không rõ

[12/09/2009 11:46 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(6541) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Ngày 31-8-2009, chúng tôi vinh dự được dự lễ trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái Vì một tình yêu Hà Nội, tại trụ sở của Thông tấn xã Việt Nam ( TTXVN ) 79 phố Lý Thường Kiệt. Sở dĩ lễ trao được tổ chức tại đây vì Báo Thể thao Văn hoá thuộc TTXVN là đơn vị đứng ta tổ chức giải thưởng này cùng với gia đình cố hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.

Highslide JS


Ban tổ chức trao giải có ông Ngô Hà Thái, Phó Tổng giám đốc TTXVN (Trưởng ban tổ chức) ; Bùi Thanh Phương (đại diện quỹ Bùi Xuân Phái ); nhà thơ Bằng Việt. Tham gia lễ trao giải có hai vị khách đặc biệt đó là người vợ và em trai của cố hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.

Tại đây chúng tôi lại được gặp lại những “ nhân vật” mà mình đã có dịp giới thiệu trên trang Web: hohoankiem.org. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc trông có vẻ khoẻ hơn so với hồi chúng tôi đến nhà bác trên phố Ngô Quyền năm 2005, và lần gặp tại báo Nhân Dân năm 2007. Nhà văn Băng Sơn đã yếu nhiều. Tay ông run run, lật dở từng trang báo cáo kết quả tuyển chọn của ban tổ chức. Ông yếu hơn so với cách đây nửa năm, khi chúng tôi gặp tại hồ Hoàn Kiếm.

Highslide JS


Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay, vẫn thế, lúc dỗi là mang chiếc máy tính xách tay ra làm việc, ít quan tâm mọi việc chung quanh.

Ngược lại PGS. TS Hà Đình Đức (bác Đức Rùa ) lúc đứng, lúc ngồi, lúc đi lên, lúc đi xuống phía hội trường để chụp ảnh làm tư liệu. Ai có dịp đến nhà bác Đức Rùa sẽ không khỏi ngạc nhiên khi cả phòng làm việc rộng chừng 20 m2 để đầy kín sách, vở từ trên giá xuống sàn nhà, chỉ để dành một lối nhỏ đi từ ngoài vào bàn làm việc. Tuy bày la liệt thế thôi, khi cần tìm ảnh, tài liệu, là bác tìm ra ngay.

Tại buổi trao giải thưởng này chúng tôi gặp lại kiến trức sư Đoàn Đức Thành, từng là phóng viên của Tạp chí Kiến trúc ( trên phố Đinh Tiên Hoàng ). Ông đến đây với tư cách là thành viên của ban giám khảo. Chúng tôi quen với kiến trúc sư Đoàn Đức Thành khi đi tìm hiểu về quyền tác giả của làng trẻ em SOS ( làng này do kiến trúc sư Vũ Hoàng Hạc thiết kế).

Ngồi gần chúng tôi là nhạc sĩ Phú Quang, thành viên ban giám khảo. Chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với nhạc sĩ cách đây hơn mười năm khi anh tổ chức một chương trình ca nhạc với những bài hát về Hà Nội tại Nhà hát Lớn. Thông qua anh Việt gốm mà chúng tôi biết nhạc sĩ Phú Quang từ thời đó. Lần này trông nhạc sĩ có vẻ trẻ ra vì tóc đã được “ đảo ngói ”.

Highslide JS


Ngồi cạnh chúng tôi là anh Tiến, phóng viên báo Hà Nội Mới, tác giả của cuốn sách mới xuất bản 5678 bước chân quanh hồ Gươm. Người mà chúng tôi có dịp giới thiệu trong trang Web: hohoankiem.org.

Tham gia lễ trao giải có rất nhiều nhà báo trẻ, họ lặng lẽ ghi hình những “ Hà Nội học ”, những người tuổi đã cao nhưng luôn say đắm “ vì tình yêu Hà Nội”.

Theo quy chế, năm nay Ban tổ chức và hội đồng xét giải đã bình chọn trên bốn bình diện: Cống hiến toàn bộ sự nghiệp của mình cho Hà Nội ( Giải thưởng lớn ); cống hiến cho Hà Nội bằng các tác phẩm, công trình; cống hiến qua ý tưởng; cống hiến cho việc làm cụ thể, thiết thực.

Highslide JS


Ban tổ chức đã trao giải thưởng lớn cho ông Nguyễn Vinh Phúc- nhà nghiên cứu về địa dư chí, lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, lối sống người Hà Nội. Ông được nhiều người tôn vinh là “ Nhà Hà Nội học ”. Ông đã có 15 cuốn sách in riêng về Hà Nội, năm cuốn làm chủ biên, nhiều sách ông tham gia với tư cách đồng tác giả. Trong thời gian gần đây ông xuất bản hai cuốn sách: “ 1000 hỏi đáp về 1000 năm Thang Long” và “ Hà Nội cõi đất, con người”.

Các giải thưởng đồng hạng còn lại: UBND thành phố Hà Nội được nhận giải về việc làm thiết thực, chuyển khu đất số 2 phố Hai Bà Trưng dự đinh xây khách sạn thành vườn hoa 19/8 (chúng tôi đã có dịp phản ánh sự kiện này trên trang Web: hohoankiem.org).

Giải ý tưởng được trao cho nhóm “ 3D Hà Nội” và “ASHUI.COM” khi thực hiện dự án: “ Phục dựng phố cổ Hà Nội bằng kỹ thuật 3D ” và “ Tái hiện di sản kiến trúc Pháp tại Hà Nội bằng công nghệ 3D”.

Giải tác phẩm được trao cho tác giải Phạm Văn Quý với 10 kịch bản về Thăng Long ( thuộc các thể loại : tuồng chèo, cải lương...). Tiêu biểu là tác phẩm “ Thái tổ Lý Công Uẩn ”, “ Trọn đời trung hiếu với Thăng Long”.

Phát biểu cảm tưởng sau khi nhận giải, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nói: Đây là lần đầu tôi được nhận một giải thưởng lớn về Hà Nội sau 55 hoạt động nghiên cứu với một “ tình yêu Hà Nội”./.

Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 207 đã được: 3.9/10 (18 Đánh giá)


Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share