Chuyên mục: Thư viện
Cây xanh Hà Nội và quanh hồ Gươm
Cập nhật: 16-5-2012 | Đã xem: 8052
(HNM) - Do nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đặc biệt miền Bắc lại có mùa đông dài tới 3 tháng với nền nhiệt độ tương đối thấp nên Việt Nam có nhiều cây bản địa khác với một số nước.
Từ bao đời nay, cây xanh được trồng ở các làng quê không chỉ lấy bóng mát, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ mà có loại cây được trồng mang tính chất tâm linh, ví như cây đa, cây gạo. Thời phong kiến, cây không chỉ trồng trong Kinh thành mà được trồng nhiều cả ở khu vực Cấm thành. Sau này Hà Nội có thời từng được xếp vào Thủ đô có diện tích cây xanh lớn trong khu vực châu Á.
Năm 1888, một số nhà thực vật người Pháp đã thành lập vườn Bách Thảo để trồng cây và nuôi chim, thú ngay sát làng Ngọc Hà. Trong bản đồ người Pháp vẽ năm 1890 ghi là Jardin d'essal (Vườn thí nghiệm thực vật). Khi mới hình thành, vườn có diện tích 33ha, đất đai không bằng phẳng, có gò, núi bởi người ta dồn đất lên cao, có ao hồ. Nhiều loại cây như tre, chuối, các cây leo được chặt phá để mở lối đi lại. Giám đốc là kỹ sư canh nông người Pháp đã mạnh dạn nhập về những cây giống nhiệt đới châu Phi, các loại rau, hoa, củ từ các nước ôn đới thuộc châu Âu. Để thích nghi với khí hậu miền Bắc, vườn chia làm 2 khu: Khu cao làm vườn Bách Thảo, khu thấp làm vườn ươm (sau tách riêng thành Vườn ươm Laforge ở đầu phố Thụy Khuê). Những luống hoa được lợp kính. Ở khu vực vườn Bách Thảo, sau vài năm cây cối đã um tùm. Dọc ngang vườn được chia thành những bồn hoa theo mùa để trồng các giống khác nhau nên bốn mùa đều có kỳ hoa dị thảo. Những chuồng chim thú nằm rải rác trong vườn. Giám đốc vườn thuê người làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp vào làm công ở Bách Thảo và Laforge.
Chính vì thế người dân hai làng này vốn có nghề trồng hoa cung cấp cho Kinh thành từ thời Lý cũng học thêm được cách trồng các loại hoa nhập từ châu Âu. Ngoài trồng hoa cung cấp cho quan chức người Pháp nhân ngày lễ, ngày tết, Laforge còn ươm các giống cây nhập từ châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. Bách Thảo có hai hồ là hồ Dài và Vị Danh, sen và súng xanh mát mắt vươn lên từ làn nước trong vắt. Giữa hồ Vị Danh có đảo Nhện. Giám đốc vườn cho dựng nhà kèn và hằng tuần vào tối thứ bảy, đội nhạc binh đến hòa nhạc. Người nghe ngồi ở bãi cỏ xung quanh hồ. Một số học sinh Trường Bưởi (Chu Văn An hiện nay) nhà ở xa, lại không có xe đạp nên thường vào Bách Thảo buổi trưa ngồi dưới bóng cây để ôn bài. Giáo sư Vũ Văn Chuyên sinh năm 1920, ông là người rành rẽ cây xanh Hà Nội nên đã được mời viết phần cây xanh trong Bách khoa thư Hà Nội. Theo giáo sư Chuyên, Hà Nội có khoảng 700 loài, trong đó có 148 loài cây bóng mát; 62 loài cây cỏ; 76 loài cây ăn quả, hoa và 217 loài cây cảnh với khoảng 30.000 cây to nhỏ các loại.
Những năm 60, TK XX, giáo sư Chuyên thường dẫn sinh viên Trường Đại học Dược đến đây khi ông giảng bài về thảo mộc. Thời kỳ đó, Bách Thảo chưa bị thu hẹp về diện tích như bây giờ. Trong một lần thả bộ qua phố Chân Cầm, ông bỗng phát hiện ra cây Quyết lá thông mọc ở nóc cổng ngõ nhà số 8 phố Chân Cầm. Đây là giống cây có từ kỷ Than đá cách đây 3 triệu năm. Loài này thường mọc trong hang hốc, những nơi có độ ẩm cao, do ngày càng mất dần nên cây Quyết lá thông đã được ghi vào ở hàng 424 trong sách đỏ thế giới. Năm 2000, ông đã công bố phát hiện này.
Do phía bắc và phía đông có độ cốt +11,5m, phía nam là +4,5m, trong khi mực nước sông Hồng thường là +6 và +9m nên phía bắc Hà Nội cao hơn nhiều so với phía nam và phía nam còn thấp hơn cả đáy sông Hồng. Chính thế, phía nam thành phố, người ta không trồng cây xà cừ vì đất trũng dễ cây sẽ thối nên chỉ trồng ở phía bắc. Người Pháp quy hoạch đến đâu thì cho trồng cây đến đó. Cây trên các phố tính đến cuối năm 2006 thì độ tuổi cao nhất cũng chỉ khoảng 100 năm. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ít sáng tác về một địa danh cụ thể nào. Nhưng ra Hà Nội đầu những năm 1980, mùa thu đã gợi cho ông cảm hứng sáng tác "Nhớ mùa thu Hà Nội":
Cây cơm nguội được trồng nhiều ở phố Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh. Thập niên 6, 7 thế kỷ trước, học sinh nhiều trường ở Hà Nội trốn học nhảy tàu điện lên hai phố này lấy quả cơm nguội để chơi súng phốc. Cũng thời kỳ này, nhảy tàu điện hay trèo cây lấy quả bị coi là hư hỏng. Có ông bố dữ đòn bắt được con trèo cây đã đánh nát đít. Tuy nhiên, sức hút từ quả cơm nguội luôn hấp dẫn đám trẻ con. Quả này nhét vào súng phốc để bắn mông những ai mình ghét thì đó là sự trả thù hoàn hảo. Phố Nguyễn Du trồng toàn hoa sữa, phố Lò Đúc toàn cây sao đen cao vút. Thập niên 60, hàng nghìn con cò về đỗ trên ngọn, phân cò trắng hè phố nên nhiều người gọi Lò Đúc là "bang cò ỉa". Phố Phan Đình Phùng lại toàn cây sấu.
Cuối năm 1885, phố Tràng Tiền (bao gồm cả Hàng Khay) đã được mở rộng, xây vỉa hè và trồng phượng. Khi các cây phượng lớn lên ra hoa đỏ ối vào mùa hè thì bi kịch xảy ra. Các cửa hàng bị thân, cành phượng rủ xuống che lấp đã yêu cầu chính quyền thành phố cho chặt bỏ. Lại thêm đám Tây sinh sống ở phố này la lối là ve bám ở cây phượng kêu nhức óc vào mùa hè. Cuối cùng hàng phượng bị chặt bỏ. Những cây phượng này là giống bản địa. Theo giáo sư Vũ Văn Chuyên, trước số nhà 71 phố Hàng Trống trước kia có cây hoa Chuông đỏ duy nhất của Hà Nội nhưng nay cây này đã bị chặt hạ.
Quanh hồ Gươm trước khi Pháp quy hoạch, mở đường không có nhiều cây xanh như sau này. Các làng ven hồ chỉ trồng cây bóng mát và cây ăn quả bản địa. Những bức ảnh chụp thập niên 8 thế kỷ XIX cho thấy điều đó. Mặc dù con đường quanh hồ Hoàn Kiếm hoàn thành vào khoảng năm 1893, nhưng mấy năm sau người ta mới cho trồng cây và phần lớn là cây từ vườn ươm Bách Thảo. Có một điều rất thú vị về 2 cây gạo phía đông hồ Gươm (một cây trước Vườn hoa Lý Thái Tổ và một cây trước đền Ngọc Sơn đã bị chết). Cây gạo có đặc điểm sinh học là vào cuối mùa xuân, lá rụng hết, trên cành khẳng khiu hoa bắt đầu nở đỏ ối khiến cho hoa càng nổi bật trên nền trời.
Tuy nhiên, cây gạo không cho bóng mát, thậm chí còn gây nguy hiểm vào mùa mưa bão vì cành rất dễ gẫy. Dân gian có câu "Thần cây đa, ma cây gạo", ban ngày ma quỷ thường trú ngụ ở cây này, do vậy để "dồn ma" ra khỏi làng nên ở các vùng quê, người ta hay trồng cây gạo ở đầu làng hay ngoài cánh đồng. Khi chính quyền Pháp xây dựng công sở, dinh thự ở phía đông hồ Gươm có người mách nên trồng cây gạo để tránh ma quỷ quấy nhiễu. Thế là chính quyền thành phố đồng ý trồng cái cây đầy gai này.
Cây cao tuổi nhất ven hồ Gươm là cây đa nằm trong khuôn viên trụ sở báo Nhân Dân. Khi Tiến sĩ Vũ Tông Phan lập Trường Hồ Đình năm 1835 thì cây đa này đã vững chắc, nghĩa là nó đã được trồng trước đó. Kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật lúc còn sống đã xếp cây đa này vào loại "số một Đông Dương". Một cây đa khác cũng có tuổi đời không thua kém cây đa "số một Đông Dương" là cây đa ở đền Ngọc Sơn. Trận bão năm 1977 đã làm cây cổ thụ này bật rễ. Nhưng ngay sau đó, Công ty Công viên cây xanh Hà Nội đã dùng tời kéo thân nó đứng dậy rồi chống cột và cho đến hôm nay, cây đa vẫn sống và tỏa bóng. Một cây đa nữa cũng vào hàng cao niên là cây đa ở 87 phố Hàng Gai. Ông Nguyễn Vinh Phúc cho rằng, đó là cây đa có tên là Cô Quyền vì cạnh cây đa có quán nước của một người đàn bà tên Quyền.
Trong cuốn "Nhớ gì ghi nấy" của Nguyễn Công Hoan, nhà văn lại gọi là cây đa Cu Quyền vì Quyền chuyên làm thuê, còn Nguyễn Văn Uẩn gọi cây đa Cửa Quyền bởi có cây đa, có quán nước lại gần Phủ Doãn (chỗ dân nghỉ ngơi khi vào cửa quan). Đối diện với siêu thị Intimex hiện nay vẫn còn một cây muỗm, khi người ta làm đường quanh hồ cuối thế kỷ XIX đã giữ lại cây này. Năm 1954, muỗm chín rụng đầy gốc cây. Song từ đó đến nay, năm nào cây cũng ra hoa nhưng không có quả. Nói đến cây, không thể không nhắc tới ông Nguyễn Văn Tạo, người nổi tiếng đã phá tan âm mưu của Quốc dân đảng năm 1945 ở phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều).
Ông làm Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp từ năm 1960 đến năm 1973, từng bị phê bình là đang đánh Mỹ mà chỉ lo chuyện trồng cây. Ông đã lý sự "không có cây thì không thắng được Mỹ". Ông là người từng góp ý kiến nên trồng cây gì quanh hồ Gươm.
Từ hàng chục năm nay, cứ sáng ngày 19-12 hằng năm, rất nhiều người được chứng kiến một ông già ngồi bên gốc cây lộc vừng thổi tiêu bài "Hồn tử sĩ", khách du lịch Trung Quốc bu lại xem. Thổi xong, ông thừ người, nét mặt buồn đăm đắm vào những cánh hoa lộc vừng bị gió thổi dồn thành từng đám đỏ như máu trên mặt hồ. 60 năm trước, đúng chỗ ông ngồi, người bạn thân của ông mới 13 tuổi đã hy sinh khi tự nguyện làm liên lạc cho Trung đoàn Thủ đô chống quân Pháp. Nhà ông trước ở phố Hàng Gai, sau chuyển xuống phố Kim Ngưu. Trước khi nghỉ hưu, ông là giáo viên dạy toán ở một trường đại học.
Có lẽ chỉ có cây lộc vừng già nua ven hồ mới hiểu được tình bạn của ông. Năm 1969, vì quanh hồ chưa kè đá nên trận bão lớn năm này làm nhiều cây ven hồ bị đổ. Sau đó, người ta cho kè bê tông xung quanh. Năm 1997, một trận bão lớn tràn qua Hà Nội làm đổ tới gần 5.000 cây lớn nhỏ các loại. Tuy nhiên, các cây lớn quanh hồ Gươm không bị đổ.
Cây xanh quanh hồ Gươm và cây xanh quanh thành phố không chỉ là lá phổi mà còn giúp giảm nhiệt vào mùa hè nóng bức khi mà mức độ bê tông hóa ngày càng dày đặc. Nếu nói theo nhà Phật "Vạn vật sinh linh" thì cây xanh Hà Nội còn là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.
Thủy Tiên
Phượng và bằng lăng nở xung quanh hồ Gươm. Ảnh: Yến Ngọc
Từ bao đời nay, cây xanh được trồng ở các làng quê không chỉ lấy bóng mát, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ mà có loại cây được trồng mang tính chất tâm linh, ví như cây đa, cây gạo. Thời phong kiến, cây không chỉ trồng trong Kinh thành mà được trồng nhiều cả ở khu vực Cấm thành. Sau này Hà Nội có thời từng được xếp vào Thủ đô có diện tích cây xanh lớn trong khu vực châu Á.
Năm 1888, một số nhà thực vật người Pháp đã thành lập vườn Bách Thảo để trồng cây và nuôi chim, thú ngay sát làng Ngọc Hà. Trong bản đồ người Pháp vẽ năm 1890 ghi là Jardin d'essal (Vườn thí nghiệm thực vật). Khi mới hình thành, vườn có diện tích 33ha, đất đai không bằng phẳng, có gò, núi bởi người ta dồn đất lên cao, có ao hồ. Nhiều loại cây như tre, chuối, các cây leo được chặt phá để mở lối đi lại. Giám đốc là kỹ sư canh nông người Pháp đã mạnh dạn nhập về những cây giống nhiệt đới châu Phi, các loại rau, hoa, củ từ các nước ôn đới thuộc châu Âu. Để thích nghi với khí hậu miền Bắc, vườn chia làm 2 khu: Khu cao làm vườn Bách Thảo, khu thấp làm vườn ươm (sau tách riêng thành Vườn ươm Laforge ở đầu phố Thụy Khuê). Những luống hoa được lợp kính. Ở khu vực vườn Bách Thảo, sau vài năm cây cối đã um tùm. Dọc ngang vườn được chia thành những bồn hoa theo mùa để trồng các giống khác nhau nên bốn mùa đều có kỳ hoa dị thảo. Những chuồng chim thú nằm rải rác trong vườn. Giám đốc vườn thuê người làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp vào làm công ở Bách Thảo và Laforge.
Chính vì thế người dân hai làng này vốn có nghề trồng hoa cung cấp cho Kinh thành từ thời Lý cũng học thêm được cách trồng các loại hoa nhập từ châu Âu. Ngoài trồng hoa cung cấp cho quan chức người Pháp nhân ngày lễ, ngày tết, Laforge còn ươm các giống cây nhập từ châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. Bách Thảo có hai hồ là hồ Dài và Vị Danh, sen và súng xanh mát mắt vươn lên từ làn nước trong vắt. Giữa hồ Vị Danh có đảo Nhện. Giám đốc vườn cho dựng nhà kèn và hằng tuần vào tối thứ bảy, đội nhạc binh đến hòa nhạc. Người nghe ngồi ở bãi cỏ xung quanh hồ. Một số học sinh Trường Bưởi (Chu Văn An hiện nay) nhà ở xa, lại không có xe đạp nên thường vào Bách Thảo buổi trưa ngồi dưới bóng cây để ôn bài. Giáo sư Vũ Văn Chuyên sinh năm 1920, ông là người rành rẽ cây xanh Hà Nội nên đã được mời viết phần cây xanh trong Bách khoa thư Hà Nội. Theo giáo sư Chuyên, Hà Nội có khoảng 700 loài, trong đó có 148 loài cây bóng mát; 62 loài cây cỏ; 76 loài cây ăn quả, hoa và 217 loài cây cảnh với khoảng 30.000 cây to nhỏ các loại.
Những năm 60, TK XX, giáo sư Chuyên thường dẫn sinh viên Trường Đại học Dược đến đây khi ông giảng bài về thảo mộc. Thời kỳ đó, Bách Thảo chưa bị thu hẹp về diện tích như bây giờ. Trong một lần thả bộ qua phố Chân Cầm, ông bỗng phát hiện ra cây Quyết lá thông mọc ở nóc cổng ngõ nhà số 8 phố Chân Cầm. Đây là giống cây có từ kỷ Than đá cách đây 3 triệu năm. Loài này thường mọc trong hang hốc, những nơi có độ ẩm cao, do ngày càng mất dần nên cây Quyết lá thông đã được ghi vào ở hàng 424 trong sách đỏ thế giới. Năm 2000, ông đã công bố phát hiện này.
Do phía bắc và phía đông có độ cốt +11,5m, phía nam là +4,5m, trong khi mực nước sông Hồng thường là +6 và +9m nên phía bắc Hà Nội cao hơn nhiều so với phía nam và phía nam còn thấp hơn cả đáy sông Hồng. Chính thế, phía nam thành phố, người ta không trồng cây xà cừ vì đất trũng dễ cây sẽ thối nên chỉ trồng ở phía bắc. Người Pháp quy hoạch đến đâu thì cho trồng cây đến đó. Cây trên các phố tính đến cuối năm 2006 thì độ tuổi cao nhất cũng chỉ khoảng 100 năm. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ít sáng tác về một địa danh cụ thể nào. Nhưng ra Hà Nội đầu những năm 1980, mùa thu đã gợi cho ông cảm hứng sáng tác "Nhớ mùa thu Hà Nội":
Hà Nội mùa thu
Cây cơm nguội vàng
Cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau
Phố xưa nhà cổ
Mái ngói thâm nâu
Hà Nội mùa thu
Mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về
Thơm lừng góc phố…
Cây cơm nguội vàng
Cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau
Phố xưa nhà cổ
Mái ngói thâm nâu
Hà Nội mùa thu
Mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về
Thơm lừng góc phố…
Cây cơm nguội được trồng nhiều ở phố Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh. Thập niên 6, 7 thế kỷ trước, học sinh nhiều trường ở Hà Nội trốn học nhảy tàu điện lên hai phố này lấy quả cơm nguội để chơi súng phốc. Cũng thời kỳ này, nhảy tàu điện hay trèo cây lấy quả bị coi là hư hỏng. Có ông bố dữ đòn bắt được con trèo cây đã đánh nát đít. Tuy nhiên, sức hút từ quả cơm nguội luôn hấp dẫn đám trẻ con. Quả này nhét vào súng phốc để bắn mông những ai mình ghét thì đó là sự trả thù hoàn hảo. Phố Nguyễn Du trồng toàn hoa sữa, phố Lò Đúc toàn cây sao đen cao vút. Thập niên 60, hàng nghìn con cò về đỗ trên ngọn, phân cò trắng hè phố nên nhiều người gọi Lò Đúc là "bang cò ỉa". Phố Phan Đình Phùng lại toàn cây sấu.
Cuối năm 1885, phố Tràng Tiền (bao gồm cả Hàng Khay) đã được mở rộng, xây vỉa hè và trồng phượng. Khi các cây phượng lớn lên ra hoa đỏ ối vào mùa hè thì bi kịch xảy ra. Các cửa hàng bị thân, cành phượng rủ xuống che lấp đã yêu cầu chính quyền thành phố cho chặt bỏ. Lại thêm đám Tây sinh sống ở phố này la lối là ve bám ở cây phượng kêu nhức óc vào mùa hè. Cuối cùng hàng phượng bị chặt bỏ. Những cây phượng này là giống bản địa. Theo giáo sư Vũ Văn Chuyên, trước số nhà 71 phố Hàng Trống trước kia có cây hoa Chuông đỏ duy nhất của Hà Nội nhưng nay cây này đã bị chặt hạ.
Quanh hồ Gươm trước khi Pháp quy hoạch, mở đường không có nhiều cây xanh như sau này. Các làng ven hồ chỉ trồng cây bóng mát và cây ăn quả bản địa. Những bức ảnh chụp thập niên 8 thế kỷ XIX cho thấy điều đó. Mặc dù con đường quanh hồ Hoàn Kiếm hoàn thành vào khoảng năm 1893, nhưng mấy năm sau người ta mới cho trồng cây và phần lớn là cây từ vườn ươm Bách Thảo. Có một điều rất thú vị về 2 cây gạo phía đông hồ Gươm (một cây trước Vườn hoa Lý Thái Tổ và một cây trước đền Ngọc Sơn đã bị chết). Cây gạo có đặc điểm sinh học là vào cuối mùa xuân, lá rụng hết, trên cành khẳng khiu hoa bắt đầu nở đỏ ối khiến cho hoa càng nổi bật trên nền trời.
Tuy nhiên, cây gạo không cho bóng mát, thậm chí còn gây nguy hiểm vào mùa mưa bão vì cành rất dễ gẫy. Dân gian có câu "Thần cây đa, ma cây gạo", ban ngày ma quỷ thường trú ngụ ở cây này, do vậy để "dồn ma" ra khỏi làng nên ở các vùng quê, người ta hay trồng cây gạo ở đầu làng hay ngoài cánh đồng. Khi chính quyền Pháp xây dựng công sở, dinh thự ở phía đông hồ Gươm có người mách nên trồng cây gạo để tránh ma quỷ quấy nhiễu. Thế là chính quyền thành phố đồng ý trồng cái cây đầy gai này.
Cây cao tuổi nhất ven hồ Gươm là cây đa nằm trong khuôn viên trụ sở báo Nhân Dân. Khi Tiến sĩ Vũ Tông Phan lập Trường Hồ Đình năm 1835 thì cây đa này đã vững chắc, nghĩa là nó đã được trồng trước đó. Kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật lúc còn sống đã xếp cây đa này vào loại "số một Đông Dương". Một cây đa khác cũng có tuổi đời không thua kém cây đa "số một Đông Dương" là cây đa ở đền Ngọc Sơn. Trận bão năm 1977 đã làm cây cổ thụ này bật rễ. Nhưng ngay sau đó, Công ty Công viên cây xanh Hà Nội đã dùng tời kéo thân nó đứng dậy rồi chống cột và cho đến hôm nay, cây đa vẫn sống và tỏa bóng. Một cây đa nữa cũng vào hàng cao niên là cây đa ở 87 phố Hàng Gai. Ông Nguyễn Vinh Phúc cho rằng, đó là cây đa có tên là Cô Quyền vì cạnh cây đa có quán nước của một người đàn bà tên Quyền.
Trong cuốn "Nhớ gì ghi nấy" của Nguyễn Công Hoan, nhà văn lại gọi là cây đa Cu Quyền vì Quyền chuyên làm thuê, còn Nguyễn Văn Uẩn gọi cây đa Cửa Quyền bởi có cây đa, có quán nước lại gần Phủ Doãn (chỗ dân nghỉ ngơi khi vào cửa quan). Đối diện với siêu thị Intimex hiện nay vẫn còn một cây muỗm, khi người ta làm đường quanh hồ cuối thế kỷ XIX đã giữ lại cây này. Năm 1954, muỗm chín rụng đầy gốc cây. Song từ đó đến nay, năm nào cây cũng ra hoa nhưng không có quả. Nói đến cây, không thể không nhắc tới ông Nguyễn Văn Tạo, người nổi tiếng đã phá tan âm mưu của Quốc dân đảng năm 1945 ở phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều).
Ông làm Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp từ năm 1960 đến năm 1973, từng bị phê bình là đang đánh Mỹ mà chỉ lo chuyện trồng cây. Ông đã lý sự "không có cây thì không thắng được Mỹ". Ông là người từng góp ý kiến nên trồng cây gì quanh hồ Gươm.
Từ hàng chục năm nay, cứ sáng ngày 19-12 hằng năm, rất nhiều người được chứng kiến một ông già ngồi bên gốc cây lộc vừng thổi tiêu bài "Hồn tử sĩ", khách du lịch Trung Quốc bu lại xem. Thổi xong, ông thừ người, nét mặt buồn đăm đắm vào những cánh hoa lộc vừng bị gió thổi dồn thành từng đám đỏ như máu trên mặt hồ. 60 năm trước, đúng chỗ ông ngồi, người bạn thân của ông mới 13 tuổi đã hy sinh khi tự nguyện làm liên lạc cho Trung đoàn Thủ đô chống quân Pháp. Nhà ông trước ở phố Hàng Gai, sau chuyển xuống phố Kim Ngưu. Trước khi nghỉ hưu, ông là giáo viên dạy toán ở một trường đại học.
Có lẽ chỉ có cây lộc vừng già nua ven hồ mới hiểu được tình bạn của ông. Năm 1969, vì quanh hồ chưa kè đá nên trận bão lớn năm này làm nhiều cây ven hồ bị đổ. Sau đó, người ta cho kè bê tông xung quanh. Năm 1997, một trận bão lớn tràn qua Hà Nội làm đổ tới gần 5.000 cây lớn nhỏ các loại. Tuy nhiên, các cây lớn quanh hồ Gươm không bị đổ.
Cây xanh quanh hồ Gươm và cây xanh quanh thành phố không chỉ là lá phổi mà còn giúp giảm nhiệt vào mùa hè nóng bức khi mà mức độ bê tông hóa ngày càng dày đặc. Nếu nói theo nhà Phật "Vạn vật sinh linh" thì cây xanh Hà Nội còn là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.
Thủy Tiên
TIN MỚI NHẤT
1. Ảnh viện: Thu về (Cập nhật: 18-8-2014 | Đã xem: 5473)
2. Nhà hát Lớn Hà Nội - Kiến trúc và lịch sử (Cập nhật: 14-5-2013 | Đã xem: 11486)
3. Đài Nghiên rơi lệ (Cập nhật: 2-5-2013 | Đã xem: 8878)
4. Vì sao 'Thăng Long tứ quán' còn im tiếng? (Cập nhật: 30-4-2013 | Đã xem: 6110)
5. Cây đa - Nét dân dã giữa Hà Thành (Cập nhật: 18-12-2012 | Đã xem: 8193)
6. Chơi hoa - Nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội (Cập nhật: 13-12-2012 | Đã xem: 7607)
7. Gió mùa đông bắc về... (Cập nhật: 15-11-2012 | Đã xem: 6396)
8. Xẩm Bờ Hồ (Cập nhật: 11-11-2012 | Đã xem: 8163)
9. Hà thành cà phê (Cập nhật: 9-11-2012 | Đã xem: 5693)
10. Người Hà Nội tình cảm lắm (Cập nhật: 5-11-2012 | Đã xem: 5641)
11. Ốc tháng mười, người Hà Nội (Cập nhật: 5-11-2012 | Đã xem: 5216)
CÁC TIN KHÁC
1. Nhà hát Lớn Hà Nội - Kiến trúc và lịch sử (Cập nhật: 14-5-2013 | Đã xem: 11486)
2. Một người Hà Nội (Cập nhật: 3-6-2012 | Đã xem: 5820)
3. Thư Hà Nội (Cập nhật: 30-5-2012 | Đã xem: 5753)
4. Vị nhân sĩ đặt tên cho các phố Hà Nội (Cập nhật: 27-6-2012 | Đã xem: 5895)
5. Phường bán yếm lụa Hàng Đào xưa (Cập nhật: 1-8-2012 | Đã xem: 6280)
6. Góc Hà Nội: Leng keng leng keng... Tàu điện ơi! (Cập nhật: 5-5-2012 | Đã xem: 5661)
7. Cà phê Giảng - Hàng Gai: ...như không hề có cuộc chia ly (Cập nhật: 8-5-2012 | Đã xem: 6658)
8. Con số 4 nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội (Cập nhật: 9-6-2012 | Đã xem: 6990)
9. Gió mùa đông bắc về... (Cập nhật: 15-11-2012 | Đã xem: 6396)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .