Chuyên mục: Những người Bạn
Xác định vị trí đặt mốc Km số 0
Cập nhật: 26-2-2017 | Đã xem: 4047
Ngày 26-2-2017, tại hồ Hoàn Kiếm, theo đề nghị của Thanh - phóng viên Truyền hình TTXVN tôi đã trả lời một số câu hỏi chung quanh việc xác định vị trí đặt mốc Km số 0. PGS Hà Đình Đức người nêu ý tưởng về đặt cột mốc tại đầu đường Đinh Tiên Hoàng- phố Hàng Khay từ năm 2010 cũng trả lời phỏng vấn của Truyền hình TTXVN.
- Câu hỏi thứ nhất về vị trí đặt mốc Km số 0
- Trả lời: Những ngày gần đây trên các cơ quan truyền thông đại chúng đã đưa tin việc UBND TP Hà Nội dự định đặt vị trí mốc Km số 0 tại nơi đang đặt đồng hồ Thụy Sĩ (bằng kính) tại ngã tư Đinh Tiên Hoàng- Hàng Khay. Đây là vị trí PGS Hà Đình Đức kiến nghị đặt từ năm 2010, nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chúng tôi được biết cùng với PGS Hà Đình Đức nhiều nhà văn hóa lớn, nhiều người yêu hồ Hoàn Kiếm đã nêu ý kiến của mình về vị trí đặt mốc Km số 0. Đó là trước cửa UBND TP Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Tháp Rùa, Tháp Hòa Phong, đồng hồ Thụy Sĩ (đồng hồ kính tại ngã tư đầu Đinh Tiên Hoàng- Hàng Khay …). Tôi cũng kiến nghị vị trí đặt mốc Km số 0 ở Bưu điện Hà Nội, tuy vậy không phải chính cửa bưu điện mà gần chỗ cổng ra vào của Bưu điện Hà Nội hiện nay. Vì sao lại đặt ở gần cổng bởi đầu thế kỷ XX tại vị trí này (theo các bức ảnh tư liệu) có nhà Bưu điện Bờ Hồ hai tầng do Pháp xây (sau này đã bị phá). Như vậy đa phần các ý kiến về vị trí đặt mốc Km 0 đều ở vị trí chung quanh chu vi hồ Hoàn Kiếm Vị trí nào cũng có lý thuyết phục. Riêng cá nhân tôi cho rằng, nếu chúng ta muốn xác định chính xác (định lượng) tọa độ mốc km số 0 mà người Pháp đã đặt ra thì TP Hà Nội cần giao nhiệm vụ nghiên cứu cho các nhà khoa học, thậm trí có thể sang Pháp vào các kho lưu trữ để tìm hiểu. Nếu ta quyết định ngay bây giờ, ngộ nhỡ sau này ai đó tìm ra vị trí gốc của Km số 0 ở nơi khác thì không thể chuyển cột mốc đi được.
Nếu đứng từ trên cao nhìn xuống, từ xa nhìn vào thì hồ Hoàn Kiếm có hình tròn- số 0, chính là vị trí Km số 0. Nhiều người đều cho rằng từ Hà Nội đi các tỉnh, đi các nước trên thế giới đều tính cự ly xuất phát từ hồ Hoàn Kiếm. Thí dụ khoảng cách từ Hà Nội đến Nghệ An là 300km, tức là tính từ hồ Hoàn Kiếm đến trung tâm TP Nghệ An. Như vậy nếu chúng ta nói ước lượng (định tính) thì mốc Km số 0 chính là hồ Hoàn Kiếm. Vị trí đặt mốc Km số 0 (chung quanh hồ) do chính quyền và người dân thống nhất, không cần phải là vị trí chính xác (định lượng) tới đơn vị mét (về cự ly). Nếu ai đó tìm ra vị trí gốc mà người Pháp đã xác định cũng không quan trọng nữa, bởi vì lúc đó chúng ta đã thống nhất (định tính) hồ Hoàn Kiếm là vị trí Km số 0.
Câu hỏi thứ hai về vật liệu làm mốc, vị trí mốc Km số 0
Trả lời: Theo tôi vật liệu làm mốc phải là vật liệu quý, chịu được mưa, nắng, có thể tồn tại hằng trăm năm. Trên đó có các hình vẽ, thông tin mang dấu ấn của văn hóa đương đại. Vị trí đặt mốc nên rộng rãi để mọi người dễ tiếp cận.
Theo tôi vị trí tại đầu ngã tư Đinh Tiên Hoàng- Hàng Khay có “ duyên “ với đường tròn, đường cong. Đầu thế kỷ XX tại đây có một đài phun nước hai tầng bằng đá mầu trắng rất đẹp. Sau này nó bị phá đi. Thay vào đó là một dãy nhà bán hoa hình cung tròn được xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ trước. Sau khi dãy nhà này không còn, Công ty Công viên cây xanh xây một đảo tròn để trồng hoa. Vào dịp Tết nơi đây là một vườn hoa đào và quất. Vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội nơi đây đặt chiếc đồng hồ tròn bằng thủy tinh do nhân dân Thụy sĩ tặng. Và bây giờ nếu vị trí mốc đặt tại đây, giả sử có hình dáng mốc vị trí Km số 0 đặt tại Nhà thờ Đức Bà –Pa-ri ( Pháp) thì tốt quá.
Câu thứ ba ý nghĩa việc đặt mốc Km số 0
Trả lời: Hồ Hoàn Kiếm là một bảo tàng sống đang sống trong cuộc sống đương đại cho nên việc đặt mốc Km số 0 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ làm tăng thêm giá trị văn hóa - du lịch cho hồ Hoàn Kiếm. Tôi đã có dịp đến Pháp ba lần, cả ba lần đều đến nhà thờ Đức Bà ở Pa-ri và đứng bên cạnh cột mốc Km số 0. Mọi người bảo ai đã đến Pháp thì cố gắng đứng cạnh cột mốc này để có thể trở lại Pháp lần nữa. Cũng vậy chúng tôi mong khi có mốc Km số 0 được đặt tại hồ Hoàn Kiếm, nhiều người sẽ đến đây và cùng chung mong muốn được trở lại thăm thủ đô, hồ Hoàn Kiếm nhiều lần nữa!
Hà HồngTIN MỚI NHẤT
1. Một kỷ niệm làm báo của bố tôi (Cập nhật: 2-6-2024 | Đã xem: 23)
2. Nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng xuất thân từ đứa trẻ bán khoai lang, vé số (Cập nhật: 22-5-2024 | Đã xem: 83)
3. Người gắn bó với Hồ Gươm nhiều năm (Cập nhật: 24-1-2024 | Đã xem: 300)
4. Món quà đầu năm (Cập nhật: 2-1-2024 | Đã xem: 284)
5. Hai niềm vui trong một buổi chiều. (Cập nhật: 13-10-2023 | Đã xem: 393)
6. Dịp tổng hợp lại các tri thức về Hồ Gươm (Cập nhật: 21-9-2023 | Đã xem: 293)
7. Chú Đức Lượng (Cập nhật: 16-9-2023 | Đã xem: 311)
8. Buổi sinh nhật ấm cúng và vui vẻ (Cập nhật: 11-9-2023 | Đã xem: 323)
9. Đại tá, nhà báo, NSNA Trần Hồng (Cập nhật: 7-9-2023 | Đã xem: 282)
10. Dự án: "Không gian sáng tạo nghệ thuật phố đi bộ kết nối Công viên Thống nhất" (Cập nhật: 3-9-2023 | Đã xem: 306)
11. Gặp người Hà Nội ở Stockholm (Cập nhật: 7-8-2023 | Đã xem: 212)
CÁC TIN KHÁC
1. Phần thưởng cho tác giả (Cập nhật: 15-5-2021 | Đã xem: 1344)
2. Bảo vệ Rùa Hồ Gươm: Cách nào và bao giờ? (Cập nhật: 18-2-2011 | Đã xem: 6914)
3. Thăm Không gian Văn hoá của nhà báo Hà Hồng (Cập nhật: 29-4-2023 | Đã xem: 500)
4. Những người bạn của 'hohoankiem.org' (Cập nhật: 24-10-2010 | Đã xem: 7974)
5. Những vết thương của cụ Rùa ngày càng nghiêm trọng (Cập nhật: 23-2-2011 | Đã xem: 4866)
6. Gã khùng bên hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 13-5-2010 | Đã xem: 8847)
7. Tặng ảnh Tháp Rùa (Cập nhật: 5-5-2023 | Đã xem: 464)
8. Nồi bánh chưng trong ngõ phố (Cập nhật: 16-2-2015 | Đã xem: 5107)
9. Không để cụ rùa bị vướng víu đường ống khi di chuyển (Cập nhật: 14-1-2011 | Đã xem: 4888)
10. Gặp người Hà Nội ở Ca-na-da (Cập nhật: 2-8-2010 | Đã xem: 5706)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .